Cỏ mực: Tiên dược chữa hàng tá bệnh nan y mọc dại ven đường không phải ai cũng biết
Là loại thảo mộc mọc dại ven đường, cỏ mực khiến nhiều người bất ngờ vì công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.
Được gọi là “thuốc cầm máu nổi tiếng”, cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, rất hiệu quả trong việc cầm máu cho người bị chảy máu dữ dội. Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ mực
Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi rửa sạch giã lấy nước để uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml.
Tiêu ra máu: Dùng một nắm cỏ mực rửa sạch, đem nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) pha với nước cơm rồi uống.
Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau rửa sạch, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói. Ngoài ra có thể nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng để ăn.
Trĩ ra máu: Dùng một nắm cỏ mực để nguyên rễ, rửa sạch giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài.
Chảy máu dạ dày: Cỏ mực 50 g rửa sạch, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g tất cả cho vao nồi, đổ 500ml nước sắc lấy 200ml uống, ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, nấu cho đặc lại lần nữa. Cho tất cả vào lọ. Khi uống thì lấy 1-2 thìa nhỏ hòa với nước ấm hoặc rượu để uống.
Chữa di mộng tinh: Cỏ mực rửa sạch sấy khô, rồi tán thành bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống 30g hàng ngày.
Rong kinh: Lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm cây huyết dụ.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu: Cỏ mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Ngoài ra cỏ mực còn được kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị các bệnh như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Để chữa ung thư họng, chỉ cần dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống, kiên trì như vậy sẽ cho kết quả tốt.
Theo VTC New
Vỗ lõm khuỷu tay, cách cứu người lên cơn đau tim trong 5 giây ai cũng nên thuộc để cứu mình cứu người
Không chỉ cứu sống người đang bị lên cơn đau tim, vỗ vào lõm khuỷu tay còn là cách phòng bệnh tim mạch và huyết áp hiệu quả..
Vào cuối năm 2011, dư luận Trung Quốc không khỏi xôn xao về trường hợp một cụ ông 70 tuổi bị lên cơn đau tim trong đám cưới của con gái..
Theo lời kể của các nhân chứng, khi cơ thể cụ ông cứng ngắc, thở rất khó thì một vị khách mời trong đám cưới đã nhanh chóng vỗ mạnh vào phần lõm xuống ở khuỷu tay nạn nhân.
Vài phút sau đó, cụ ông mới dần tỉnh lại và lập tức được đưa vào bệnh viện.
Tại phòng hồi sức cấp cứu, bác sĩ có hỏi người nhà: “Ai đã vỗ vào lõm khuỷu tay của bệnh nhân?”
Sau khi được người nhà thuật lại tình hình lúc đó, vị bác sĩ này nói: “Vỗ vào đây là đúng, vừa có thể ngăn chặn tắc mạch máu, lại vừa có tác dụng khai thông huyết mạch. Nếu không, chỉ e rằng xe cứu thương chưa kịp tới, tình huống xấu đã xảy ra”.
Câu chuyện cụ ông may mắn được cứu sống nhờ phương pháp vỗ vào chỗ lõm khuỷu tay đã nhanh chóng trở thành chủ đề xôn xao trong giới y học và dư luận nước này.
Kỳ thực, đây là cách cấp cứu đã được cổ nhân Trung Hoa vận dụng từ ngàn đời xưa. Trung y có câu: “Hàn ngưng trí ứ, huyết đi chịu trở”, đại ý là “lạnh khiến cho máu huyết ứ đọng và khó lưu thông”.
Theo đó, máu huyết của con người có tính chất tương tự như dầu đậu phộng, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại, gặp nóng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái lưu thông bình thường.
Trong khi đó, chỗ lõm ở khuỷu tay là nơi có màng ngoài tim và kinh tâm nối thẳng với tim.
Vỗ mạnh vào bộ phận này sẽ tác động vào hai kinh lạc kể trên, giúp cho khí huyết lưu thông, kích thích cơ thể ấm lên và đổ mồ hôi nhằm bài tiết chất độc, đồng thời làm “tăng dương khí”, khai thông mạch máu ứ tắc, đồng thời ngăn ngừa tắc động mạch.
Bởi vậy, việc vỗ mạnh vào khuỷu tay để sơ cứu cho người trụy tim như trường hợp cụ ông kể trên không phải là việc làm thiếu căn cứ, thậm chí còn đúng với nhiều nguyên lý y khoa.
Các bác sĩ cũng lưu ý trong lúc dùng biện pháp cấp cứu này, nếu thấy xuất hiện vết bầm tím ở chỗ lõm vùng khuỷu tay nạn nhân, chúng ta cần tiếp tục vỗ cho tới khi chuyển sang màu đỏ mới ngừng lại.
Mặc dù chỉ là động tác đơn giản, nhưng hành động vỗ vào chỗ lõm ở khuỷu tay rất dễ áp dụng trong các trường hợp nguy cấp, không cần học qua trường lớp đào tạo, thậm chí còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch và cao huyết áp, giảm nguy cơ phát sinh đột quỵ.
Theo Trithuctre