Cảnh giác: gọi điện thoại báo người thân bị tai nạn, hình thức lừa đảo mới mọi người cẩn trọng.

Đây là một bài chia sẻ mình vừa xem được trên Facebook, thiết nghĩ nên cảnh báo tới mọi người để mọi người cùng cẩn thận. Đây là một hình thức lừa đảo hoàn toàn mới, mọi người đừng để bị dính bẫy..

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Cách đây vài hôm có 1 số đt lạ gọi cho T. khoảng hơn 1h sáng nc vs giọng rất là gấp rút , nói vs T. : ” Chị ơi chồng của chị đang bị tai nạn bên quận 2 ” . Úi xời tui ngạc nhiên nói , e chưa có chồng mà chị , bắt đầu thấy nó đổi giọng nó nói vậy chắc là bạn trai của chị , T. mới nói , bạn trai em hiện đang ở nước ngoài , nó lật đật xin lỗi rồi cúp máy. Cứ nghĩ là chuyện người ta gọi nhầm thôi T. cũng ko quan tâm lắm. .

Sáng bồng bé ra phơi nắng sớm thì nghe ở xóm kể lại…Khuya nay trong xóm T. có 1 bác gái ở trọ 1 mình vs hoàn cảnh neo đơn , con trai thì đi làm xa ở Bình dương , lúc 2h sáng nay có người con gái cũng gọi đt cho bác nói với bác là con trai bác hiện đag bị tai nạn ở Ngã 3 giồng Hóc Môn , bác nghe vậy rồi cúp máy xong gọi cho con trai bác nhưng vì a ngủ mê hay để đt chế độ im lặng gì đó mà bác gọi mãi ko nghe . Bác linh tính có chuyện chẳng lành sợ con trai mình bị tai nạn thật nên 1 mình chạy xe lên đó , mà từ khúc nhà mình lên tới đó đoạn đường rất vắng hầu như là đồng trống ít người ở . Trên đường đi cô gái đó có gọi cho bác liên tục 2 – 3 cuộc đt hỏi bác đi đường nào thì bác cũng nói rõ lộ trình của mình cho người đó nghe .

Tới đoạn đường Quách Điêu chạy qua chợ tới chỗ đồng vắng ko 1 ngôi nhà thì có 2 thanh niên từ trong bụi nhảy ra chặn xe của bác kề dao vô cổ bảo bác móc hết tiền , điện thoại và đạp bác xuống xe lấy luôn chiếc xe . Tài sản mà bác bị mất gồm 1 chiếc xe Vison – 6 triệu tiền mặt – 1 đtdđ và 1 số giấy tờ tuỳ thân để trong cốp xe v.v… Vẫn lo cho con mình nên bác quyết đi bộ đến nơi cô gái đó gọi vì cũng cách ko bao xa khi tới nơi ko có bất cứ tai nạn nào xảy ra ở đó , ko 1 dấu vết gì . Lúc này bác mới chợt tỉnh ra là mình bị lừa .

Vừa đi vừa khóc về đến nhà thì hơn 5h sáng , anh con trai bác gọi đt lại cho bác ko đc nên cứ sợ mẹ mình có chuyện a từ bình dương chạy về và đc kể lại sự việc hiện giờ a tạm đón bác về sống chung chỗ a làm .

Sau sự việc đau lòng này thì mình thấy thủ đoạn của các tên tội phạm ngày càng tinh vi , xảo trá . Trog trường hợp này ít ai có thể bình tĩnh đc , nếu như nó nói đúng với hoàn cảnh như trên thì mình mắc bẫy nó , còn nếu nó vô tình nói ko đúng thì nó có thể nói gọi nhầm số . Nhất là ba mẹ chúng ta khi ở xa con cái ko biết ntn thì dù ngta nói j cũng sẽ dễ tin vì quá lo cho con .

Mình mong các bạn hãy gửi thông tin này đến những lớn tuổi như ba mẹ , ông bà để họ kịp cảnh giác – ngay cả các bạn cũng vậy vì có thể nếu chúng ta lo cho bạn thân hay người thân của chúng ta thì chúng ta cũng có thể mất bình tĩnh , bác ấy ko nhớ đc số của nhỏ con gái mà đã gọi cho bác vì bị mất luôn đt . Nếu ko biết thật hư thế nào thì các bạn nên rủ thêm người thân đi cùng , càng đông càng tốt nhất là những lúc giữa khuya , tuyệt đối ko nên đi 1 mình . Mình hi vọng thông tin này sẽ giúp đc các bạn cảnh giác cao độ trong xã hội đầy nhá nhem này !!!

Đây là một bài học kinh nghiệm của một người trải qua và viết lại, xin trích nguyên văn, mục đích duy nhất của stt này là cung cấp một trường hợp ví dụ để nâng cao cảnh giác của mọi người trong cái xã hội đầy rẫy vấn đề hiện nay.

Bắt 4 nghi phạm lập website lừa đảo hàng chục tỉ đồng

Ngày 23.12, tin từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đơn vị này vừa khởi tố vụ án và đang tạm giữ hình sự 4 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi sử dụng công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gồm: Đặng Ngọc Duy (39 tuổi) và Phạm Đình Tuyên (28 tuổi, cùng ngụ Hải Dương), Đặng Văn Thiết (34 tuổi, ngụ TP.Hải Phòng), Đinh Ngọc Quang (27 tuổi, ngụ Thái Bình).

Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự và Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa, phối hợp bắt giữ 4 nghi phạm trên tại một khách sạn ở TP.Thanh Hóa.

Theo kết quả điều tra, Duy đã câu kết với Thiết, Quang, Tuyên và nhiều đối tượng ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.Hà Nội lập website Calitivest.top để kêu gọi nhiều người góp vốn đầu tư, với lãi suất từ 8 – 12%/ngày; ai giới thiệu thêm được một nhà đầu tư mới thì được hưởng 8% tổng giá trị đầu tư vào hệ thống.

Chỉ tính từ tháng 4.2017 đến khi nhóm Duy bị bắt, đã có hơn 100 người tham gia đầu tư với số vốn lên tới 15 tỉ đồng. Số tiền trên các đối tượng dùng một phần để chi trả cho nhà đầu tư nhằm giữ chân họ và chia nhau tiêu xài cá nhân.Sở TT-TT TP.

Đà Nẵng cũng công bố 25 trang web lừa đảo và khuyến cáo người dân cảnh giác. Danh sách gồm: hotrotraogiaifbviet.com, capnhathoso24h.com, trianvangfb24h.com, letriangiai.com, cskhvietnam.com, hethongtapdoan.com, traoquathang10.com, traogiaifb68.com, nhanquathang11.com, trangchuthang10.com, quaythuongfb79.com, hosofb212.com, hosofb722.com, kianovotrian.com, quasukienthang11.com, trianvang365.com, dangkyhoso.com, giaithuongtructuyenvn.com, quavang77.com, capnhatthongtin.com, tinsukien2017.com, tinsukien24h.com, nhansukien24h.com, noiquygiainhat.com, traothuongtructuyen2017.com.

Làm giả sổ đỏ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bị cáo Nguyễn Đức Thái tại phiên tòa xét xửNgày 22/12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Đức Thái (SN 1970, ở Long Biên, Hà Nội), cựu Giám đốc Công ty CP May Công nghiệp Hà Nội về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả tài liệu con dấu.

Theo hồ sơ vụ án, đầu năm 2015, do thua lỗ trong làm ăn, dẫn đến nợ nần cá nhân chồng chất, Nguyễn Đức Thái đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền, giấy nhận góp vốn và nhiều hình thức khác nhằm chiếm đoạt tiền của các bị hại.

Trong thời gian nêu trên, biết việc vợ chồng em trai trước khi đi công tác có nhờ bố đẻ giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mảnh đất (ở quận Long Biên, Hà Nội). Thái nói dối người nhà mượn sổ đỏ của em để đáo hạn ngân hàng.

Theo đó, Thái đã lên mạng internet thuê làm giả 2 bìa sổ đỏ trên với giá 10 triệu đồng, rồi Thái liên hệ tiếp với Văn phòng công chứng Hưng Vượng, do ông Lê Đình Lợi làm trưởng phòng lập hợp đồng ủy quyền, với nội dung là chủ tài sản ủy quyền cho Thái toàn quyền định đoạt mảnh đất trên.

Để việc công chứng được thuận lợi, Thái đã “chịu chi” 50 ngàn đồng thuê một người phụ nữ lạ mặt giả mạo chủ tài sản. Việc công chứng diễn ra nhanh chóng ở quán cafe.

Khi đã cầm hợp đồng ủy quyền giả, Thái gặp ông Phan Quốc Tuấn hỏi vay số tiền 1 tỷ đồng, thế chấp mảnh đất (ở Long Biên). Trong lần giao dịch này hai bên tìm đến một văn phòng công chứng khác.

Thấy công chứng viên nghi ngờ sổ đỏ là giả nên cựu giám đốc này đã xuất trình quyền sổ đỏ thật. Tin tưởng nên ông Tuấn giao tiền cho Thái.

Chưa dừng lại ở đó, Thái còn làm giả hợp đồng góp vốn để chiếm đoạt tiền của anh Nguyễn Việt Dũng (giữa Thái và anh Dũng có quen biết từ nhỏ và nhiều lần vay mượn tiền).

Tháng 9/2014, Thái tiếp tục vay anh Dũng số tiền 950 triệu đồng. Tuy nhiên, do khoản vay trước đó Thái vẫn chưa thanh toán hết, do đó bị hại không đồng ý cho Thái vay tiền.

Để anh Dũng tin tưởng, Thái làm giả giấy nhận góp vốn với nội dung Thái chuyển nhượng cổ phần công ty cho anh Dũng số tiền 950 triệu đồng và Thái lấy mẫu chữ ký của CT HĐQT công ty, làm giả con dấu, chữ ký để đóng vào giấy nhận góp vốn.

Tuy nhiên, khi đã nhận tiền vay nhưng đối tượng không trả như cam kết. Khi bị thúc nợ, Thái tiếp tục cầm hợp đồng ủy quyền và sổ đỏ giả để giao cho anh này.

Đến khoảng tháng 8/2015, anh Dũng đến dọn dẹp mảnh đất trên đã phát hiện mình bị lừa.

Ngay sau đó, anh Dũng đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Nguyễn Đức Thái tới cơ quan chức năng.

Với hành vi phạm tội nêu trên, HĐXX cấp sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Thái 13 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2 năm tù về tội Làm giả tài liệu con dấu.

Tổng hợp hình phạt bản án cũ, bị cáo Thái phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù.

*****
*****

Những ai đang hàng ngày sử dụng hạt nêm để nấu ăn nhất định phải đọc bài viết này nếu không muốn chết sớm

Nhiều bà nội trợ đang coi hạt nêm như gia vị không thể thiếu cho các món ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng.

1. Không gây hại cho sức khỏe

 Ảnh internet
Ảnh internet

Theo giáo sư Phạm Văn Khôi (Viện Hóa học Việt Nam), hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu. Trong đó thành phần không thể thiếu là mì chính (chất điều vị 621) và hai chất điều vị 627, 631

Theo các tài liệu khoa học, chất điều vị 627 và 631 có độ ngọt gấp 10-15 lần mì chính thông thường. Một thời gian, người tiêu dùng e ngại chất này có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, mì chính có thể gây nên “hội chứng nhà hàng Trung Quốc” với biểu hiện bủn rủn tay chân, chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, hiện nay cả 3 chất điều vị 621, 627, 631 đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

Theo giải thích của GS Khôi, mì chính hay bột nêm đều giúp tạo vị ngọt dễ chịu và ít độc hại nếu sử dụng ở mức độ vừa phải.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, tác hại của mì chính và hạt nêm chỉ là giả thiết khi các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu. Hiện nay, những chất này vẫn được cấp phép sử dụng của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. Điều đó chứng tỏ chúng hoàn toàn an toàn cho người sử dụng.

2. Không chứa nhiều dinh dưỡng

“Cũng có thể trong hạt nêm có một số thành phần từ nước ninh xương, bột tôm, gà, nấm rơm… để có hương vị khác nhau, nhưng không đáng kể, chỉ dưới 5%. Hạt nêm được sử dụng để tạo vị ngon cho món ăn, không thể thay thế các sản phẩm dinh dưỡng”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết.
GS Khôi nhấn mạnh: “Hạt nêm cũng như mì chính chỉ tạo độ ngon ngọt nhân tạo cho món ăn, không phải 100% từ thịt hay xương như quảng cáo. Chúng cũng không chứa nhiều dinh dưỡng”.

Ông phân tích bột thịt có trong hạt nêm thường được nhà sản xuất nghiền ra từ thịt sấy khô, không phải chiết xuất nước hầm xương ống và thịt thăn như quảng cáo. Nếu dùng thịt, cá nguyên chất, khi cô đặc lại rất dễ bị ôi thiu, tuyệt đối không thể để lâu, nhất là trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời.

3. Không tốt hơn mì chính

Rất nhiều người kỳ thị mì chính và dùng hạt nêm vì nghĩ gia vị này tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, theo GS Khôi, trong hạt nêm, ngoài một số thành phần như đường, muối, còn có mì chính và chất siêu ngọt (chất điều vị 627 và 631). Chất này về cơ bản cùng vị, thuộc nhóm bột ngọt, giúp làm tăng độ hiệu quả khi sử dụng.

Do đó, những người bị dị ứng, phải kiêng mì chính cũng cần thận trọng khi sử dụng hạt nêm. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai (3 tháng đầu), trẻ sơ sinh cần lưu ý điều này.

4. Không nên ăn nhiều

Do tính tiện dụng, nhiều gia đình đã sử dụng hạt nêm thường xuyên, không bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm tươi sống hàng ngày cho các bữa ăn dẫn tới thiếu chất, đặc biệt với trẻ nhỏ.

 Ảnh internet

Ảnh internet

“Mặc dù hạt nêm được kiểm nghiệm không gây hại, nhưng chúng ta nên dùng có giới hạn nhất định. Lạm dụng loại gia vị này có thể gây tác dụng phụ khó lường”, GS Khôi nói.

Theo đó, muốn đảm bảo dinh dưỡng cho thành viên trong gia đình, các bà nội trợ nên chú ý bổ sung lượng thực phẩm đa dạng, đầy đủ, cân đối. Tốt nhất nên hạn chế sử dụng bột ngọt, hạt nêm và thay bằng các thực phẩm có độ ngọt tự nhiên. Tuyệt đối không dùng hạt nêm cho trẻ ăn dặm.

5. Không thể thay thế muối iot

Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, một người không nên ăn quá 6 gram muối mỗi ngày, bao gồm cả bột canh, hạt nêm trong thức ăn, rau củ quả, dưa cà… Bởi vậy, bạn cần lưu ý, khi dùng hạt nêm nên bớt lượng muối, bột canh để bữa ăn của gia đình cân bằng hơn.

Trong thành phần hạt nêm không phải muối iot. Dùng nhiều loại gia vị này sẽ kéo theo lượng iot cần thiết cho cơ thể bị thiếu hụt. Vì vậy, nếu muốn sử dụng hạt nêm, bạn nên kết hợp liều lượng phù hợp với muối iot.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.