Phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo. Các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A, nhưng nhược điểm chủ yếu của các loại phủ tạng là chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và bầu dục.
Khi ăn tim, gan, thận có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu thiếu sắt, rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.
Nhưng vì các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân – béo phì…
Cho nên người cao tuổi thì nên ăn hạn chế, còn người mắc các bệnh kể trên không nên ăn các loại phủ tạng này.
Có phải “ăn gì bổ nấy”?
Đây là quan niệm không đúng vì không có cơ sở khoa học. Có người cho rằng ăn óc bổ óc cho nên khi bị đau đầu thì mua óc heo về ăn, hoặc cho trẻ em ăn óc để thông minh.
Trong óc lợn, hàm lượng chất đạm thấp chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá, nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao. Chỉ cần ăn 100g óc lợn lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày. Do đó, những người đau đầu nguyên nhân là do tăng huyết áp thì cực kì nguy hiểm.
Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì còn ảnh hưởng đến phát triển trí não.
Một số quan niệm ăn thận bổ thận cũng hoàn toàn không đúng, nhất là những người bị suy thận.
Những người này cần ăn giảm chất đạm, đặc biệt bệnh thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hóa lipid, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận thì lại càng làm cho bệnh nặng thêm.
Cạnh đó, quan niệm ăn tim bổ tim cũng vậy. Khi bị bệnh tim mạch : tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao rất nguy hiểm.
Ăn gan có thực sự độc hay không?
Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng. Như vậy ăn gan là tốt chứ không phải là độc.
Có điều cần lưu ý khi mua nên chọn mua gan của những động vật không bị bệnh. Nên chọn gan màu đỏ sẫm, còn tươi, không có nốt sần trên bề mặt.
Khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh, dùng giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan, như vậy các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ, chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Tốt cho người này nhưng lại không tốt cho người khác
Ăn phủ tạng động vật tốt với người này nhưng lại có thể không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiêu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng.
Tuy nhiên cũng chỉ ăn vừa phải mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 – 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 – 50g/bữa.
Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan, tim còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn không có nốt sần cục, màu đỏ tươi sẫm.
Không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tốt nhất biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh. Nên ăn gan lợn, gà, vịt, tim, thận lợn, bò.
Những đối tượng không nên ăn các loại phủ tạng:
Những người cao tuổi
Người thừa cân – béo phì nên ăn hạn chế
Người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp , đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim thì không nên ăn các loại phủ tạng.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thông tin hữu ích mỗi ngày!
Những đối tượng tuyệt đối không được ăn trứng gà nếu không muốn ân hận cả 1 đời
Trứng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu mắc phải những bệnh dưới đây thì tuyệt đối không được ăn.
Người đang cảm sốt
Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”.
Những người bị sốt (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
Bệnh tiểu đường
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn.
Người bị tiêu chảy
Lúc này, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những bạn làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh nặng thêm.
Người bị sỏi mật
Nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa…
Người mắc bệnh thận
Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu
Quy tắc an toàn khi ăn trứng
Vỏ trứng là nơi vi khuẩn salmonela – loại vi khuẩn gây độc cho thức ăn – có thể trú ngụ và sinh sôi. Thực phẩm nhiễm độc khuẩn salmonela vào cơ thể có thể gây ngộ độc hoặc là mầm mống của nhiều loại bệnh. Vì thế, trứng cần được cất giữ và sử dụng đúng cách an toàn:
– Giữ trứng trong tủ lạnh suốt trong thời gian từ lúc mới lấy ở trang trại ra cho đến khi đưa vào chế biến.
– Nấu trứng ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi lòng đỏ cứng lại.
– Những loại thực phẩm nấu chung với trứng cần được nấu cho đến chín.
– Hỗn hợp trứng và các loại thực phẩm khác sau khi nấu chín cần được giữ ở nhiệt độ lạnh thích hợp cho đến khi ăn.
– Luôn bảo đảm mua loại trứng đã được diệt khuẩn, kiểm dịch.