Rối loạn tiền đình thường gặp ở những người từ lứa tuổi trung niên hay người già. Bệnh xảy ra thường không có dấu hiệu báo trước.
Dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi sáng sớm sau khi tỉnh dậy, người bệnh đột ngột choáng váng mọi vật chao đảo, kèm theo rối loạn thần kinh thực vật làm cho toàn thân vã mồ hôi hoặc có thể da mặt bị tím tái, tim đập nhanh, buồn nôn hay nôn mửa liên tục…
Theo Đông y thường thấy biểu hiện bởi hai thể loại đó là “thực chứng” và “hư chứng”.
Đối với thực chứng:
Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa cảm thấy như đảo lộn, nghiêng ngửa buộc người bệnh phải luôn nhắm nghiền mắt và nằm xuống không sẽ bị ngã. Đây là trường hợp theo Đông y là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh bệnh là chủ yếu. Cũng có thể do đờm thấp đình trệ, mà làm khí thanh dương không đưa lên được khiến phát ra bệnh. Trong trường hợp thực chứng này người ta sử dụng phương “Thiên ma câu đằng ẩm” trích trong Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa.
Phương gồm các vị:
Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g, hà thủ ô trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày. Uống 3 – 5 thang liền.
Phương “Nhị căn thang” (Phúc kiến Trung y dược). Tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lợi thấp, khử đờm, trị rối loạn tiền đình, gồm: Cát căn 20g, hải đới căn 30g, xuyên khung 12g, bán hạ 10g, thạch xương bồ 16g, đại giả thạch 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 6 thang liền.
Đối với hư chứng:
Triệu chứng cũng xảy ra đột ngột bị ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Đây là bệnh chứng xảy ra chủ yếu do can, thận, tâm, tỳ suy, thận kém nên không nuôi dưỡng được can huyết mà làm cho can dương vượng lên khiến phát sinh bệnh.
Với bệnh chứng này người ta thường sử dụng phương “Kỷ cúc địa hoàng hoàn” trích trong Y cấp. Gồm các vị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đơn bì 120g, phục linh 120g, trạch tả 120g, sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 – 16g, chiêu với nước muối nhạt.
Định huyễn thang (trích trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn). Tác dụng hóa đờm tức phong, kiện tỳ khử thấp, trị rối loạn tiền đình, gồm: Bạch tật lê 20g, trạch tả 20g, thiên ma 16g, bán hạ 16g, đạm trúc diệp 12g, phục thần 12g, cát nhân 12g, long cốt 30g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 10 thang liền. Rất hiệu nghiệm.
Chỉ huyễn trừ vựng thang (trong Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn). Tác dụng hóa đờm, lợi thấp, khử ứ, trị rối loạn tiền đình, gồm bán hạ 12g, ngưu tất 12g, sinh khương 12g, xa tiền tử 30g, trạch lan 16g, quế chi 16g, bạch truật 20g, hổ phách 6g, đan sâm 24g, phục linh 24g, mẫu lệ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 thang liền sẽ hiệu nghiệm.
Lương y Khương Sinh
Rối loạn tiền đình có thể chữa trị có hiệu quả và an toàn bằng các món ăn từ óc lợn:
– Óc lợn: Óc lợn 1 bộ, dùng nước sôi để nguội rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong 30 phút rồi ăn trong ngày, một liệu trình kéo dài 7 ngày. Hoặc: Óc lợn 100g, hành 20g, gừng tươi 10g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, tỏi 20g, xì dầu vừa đủ. Óc lợn rửa sạch và loại bỏ gân máu. Đặt óc lợn lên một đĩa cùng gừng và hành, vẩy rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thủy chừng 30 phút, sau đó chế thêm dầu vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều ăn trong ngày.
– Óc lợn, trứng gà: Óc lợn 1 bộ, trứng gà 1 – 2 quả. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đánh đều với trứng gà rồi tráng chín ăn trong ngày. Hoặc: Óc lợn 1 bộ, nhục dung 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, kỷ tử 15g. Các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
– Óc lợn, thiên ma, kỷ tử: Óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g (thái lát), kỷ tử 15g, óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hấp cách thủy cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị ăn trong ngày. Hoặc óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
– Óc lợn, mộc nhĩ đen: Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g, não lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu. Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm 1 thìa rượu vang, muối, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm 1 bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác.
– Óc lợn, đông trùng hạ thảo: Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đông trùng hạ thảo 10g rửa sạch, để ráo nước. Hai thứ đặt lên đĩa, cho thêm một thìa rượu vang, 2 thìa nước lạnh và một chút muối ăn rồi hấp cách thủy, ăn trong ngày.
Hoặc: Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, đại táo 1 quả. Cho tiểu mạch vào 2 bát nước to, sắc kỹ tiểu mạch bằng lửa nhỏ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước. Cho đại táo và óc lợn (đã ngâm kỹ bằng nước ấm) vào cùng với 2 thìa đường trắng, nửa thìa rượu vang, hầm kỹ trong 30 – 60 phút là được. Chia ăn 2 lần trong ngày.
– Óc lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hoài sơn 15, kỷ tử 15g. Tất cả đem hấp cách thủy rồi chế thêm gia vị ăn trong ngày.
Tiểu đường, bốc hỏa, háo nước, đường ruột đầy “rác”: Hãy uống cốc nước có sẵn trong bếp
Đông y đánh giá rất cao nước trà mướp đắng gừng bởi sự kết hợp cân bằng, hoàn hảo. Sau khi uống, cơ thể sẽ nhanh chóng hạ nhiệt, mát mẻ, hết khát, đường ruột thông thoáng, sạch sẽ.
Đông y cho rằng, bệnh từ miệng mà ra, chữa bệnh bắt đầu từ miệng. Nhà bếp chăm sóc sức khỏe tốt hơn bệnh viện. Điều này thực sự quan trọng khi bạn biết chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh từ những cách cơ bản nhất.
Có một món đồ uống được Đông y ghi chép lại trong nhiều thư tịch, sử sách nổi tiếng, đó là Trà mướp đắng gừng tươi. Cách làm đơn giản, tác dụng hiệu quả, bạn có thể tham khảo để tận dụng những lợi ích đến từ thực phẩm tự nhiên trước khi phải dùng thuốc.
Vì sao nên uống trà mướp đắng gừng tươi?
Nguyên liệu:
Mướp đắng (khổ qua) 250 gram
10 gram gừng tươi
Cách làm:
Rửa sạch mướp đắng, cắt nhỏ, xay nhuyễn, thêm gừng trong khi xay cùng với 1 lít nước.
Nấu hỗn hợp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống thay trà. Mỗi lần uống khoảng 300ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Tác dụng:
Trong sách Đông y nổi tiếng “Bản thảo cương mục” từ thời nhà Minh được danh y Lý Thời Trân viết rằng, mướp đắng có tác dụng loại bỏ chứng nóng trong, giảm mệt mỏi, làm thanh tâm sáng mắt, ích khí tráng dương…
Trong cuốn sách hướng dẫn cách ăn uống thời nhà Thanh, tác giả Vương Mạnh Anh ghi rằng, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ lạnh, giảm sốt, sáng mắt, làm cho tim khỏe mạnh. Là loại trái cây có vị ngọt đắng, tính bình, nhuận tì, bổ thận.
Khi mướp đắng chín chuyển sang màu vàng đỏ, có vị đắng, tính hàn, giúp cơ thể hạ nhiệt, bổ dưỡng. Mướp đắng còn xanh có tác dụng tốt hơn nhiều so với mướp đã chín, tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất cao.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng vitamin C của mướp đắng đứng đầu trong số những loại trái cây họ dưa. Các chất khác như serotonin, glutamate, alanin, vitamin B1 và các thành phần khác rất phong phú.
Hoạt chất đắng dồi dào có thể thúc đẩy sự phân hủy các thành phần sinh vật hoạt tính trong cơ thể, tương tự như tác dụng của insulin, cơ thể có thể chuyển đổi và phân hủy lượng đường dư thừa thành năng lượng, giống như các loại thuốc hóa học.
Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng làm hạ lượng đường trong cơ thể mà không làm tổn hại đến gan và thận, không có tác dụng phụ từ đó có tác dụng kiểm soát tiểu đường tốt. Đông y gọi mướp đắng là “insulin thực vật”.
Cần lưu ý rằng, món mướp đắng sau khi nấu chín thì tác dụng làm hạ đường huyết sẽ giảm. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên ăn sống thì sẽ có tác dụng tốt hơn.
Ngoài ra, nếu khó ăn sống hay chế biến như trên, bạn có thể thái mỏng mướp đắng, phơi khô rồi dùng để pha trà uống hàng ngày cũng có tác dụng tương tự.
Mướp đắng sau khi phơi khô thì có cảm giác sẽ đắng hơn, tính lạnh nên đun nước trà uống thì nên cho vào một lượng gừng thích hợp để nóng lạnh (âm dương) cân bằng, sẽ tốt hơn. Món đồ uống này có thể thúc đẩy đường ruột hoạt động thuận lợi hơn, phòng tránh các bệnh đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… do nhiễm lạnh gây ra.
Lưu ý: Mướp đắng có chứa quinine, nó sẽ kích thích co bóp tử cung, gây sẩy thai, phụ nữ mang thai nên tránh.
*Theo Health/Lifetimes
Theo Trí Thức Trẻ