Cứ tưởng chỉ để ăn vặt cho “vui miệng”, không ai ngờ thứ quả mùa hè nào cũng bán đầy đường này lại chữa được bách bệnh thế này

Mận là loại quả đặc trưng cho mùa hè của miền Bắc, chỉ cho quả vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm. Quả mận khi xanh có vị chua mát, khi chín đỏ sẽ có vị ngọt thanh. Món ăn vặt này không thể thiếu đối với chị em phụ nữ vào những dịp tháng 4, tháng 5. Và không chỉ là những món ăn vặt khoái khẩu, quả mận còn có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), quả mận vị ngọt, chua, tính bình, đi vào hai kinh can và thận có tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy, chữa được các chứng lao, nóng trong xương, chữa đái đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng.

Trong Đông y, rễ mận có vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Lá mận có vị chua, tính bình, chuyên được sử dụng để điều trị các vết thương do sang chấn, nhân hạt mận có vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thủy, nhuận tràng… Do đó, không chỉ có quả mận, rất nhiều bộ phận khác của loại cây này cũng được sử dụng để chữa bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, quả mận chứa nhiều axit amin như asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C, giàu chất xơ, không có chất béo cũng như cholesterol xấu. Mỗi quả mận chỉ chứa 30 calo, 0,5 g đường, 0,5 g protein và 1 g chất xơ nên cũng rất tốt cho người muốn giảm cân. Ăn mận rất tốt cho xương khớp, cải thiện trí nhớ, kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, giảm cân, cải thiện thị lực, giàu chất chống oxy hóa có thể sử dụng để phòng chống ung thư.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dưới đây là các tác dụng của quả mận.

Trị côn trùng cắn

Ăn mận sau đó để lại hạt, đem rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vết thương bị côn trùng cắn. Để 5 phút sau đó đem rửa sạch vết thương. Thực hiện ngày 2 lần.

Hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường

Mận tươi 5 lạng, chọn loại vẫn còn hơi xanh, chưa chín đỏ, đem rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng theo cách này sẽ giúp giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh việc dùng để ăn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại quả này để tạo thành những bài thuốc chữa những bệnh thường gặp

Giảm đau, hạ sốt, chữa ho

Lấy 8-12g lá mận khô đem sắc uống.

Sưng đau ngoài da

Lấy lá mận tươi giã lấy nước cốt thấm vào những chỗ sưng đau hoặc đun nước lá mận tắm.

Đái buốt, đái rắt, lỵ ra máu

Lấy 12g rễ mận đem sắc rồi uống. Trẻ em bị mụn nhọt có thể sử dụng rễ mận được nghiền thành bột, rắc vào mụn nhọt sẽ phát huy tác dụng rất tốt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đau nhức răng

Rễ mận 30 g, đem sắc đặc với 100ml nước rồi ngậm khoảng 5 phút mỗi sáng sẽ giúp cải thiện đau nhức răng hiệu quả.

Nhuận tràng

Nhân hạt mận, đào nhân, hạnh nhân – mỗi thức 10g, sau đó đem đổ vào cùng 700ml nước, sắc còn 250ml, rồi chia làm 2 lần, uống trong ngày.

Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết

50g lá mận, thài lài, lá đào, lá si, dâm bụt mỗi thứ 30g. Đem tất cả rửa sạch, giã nhỏ, sao vàng rồi đem ngâm với rượu để xoa bóp chỗ xương khớp bị đau nhức.

Sạm da, nám da

Nhân hạt mận nghiền thành bột mịn trộn với lòng trắng trứng, đem đắp mỗi ngày 1-2 lần sẽ có hiệu quả sau khoảng 1 tuần sử dụng.

Làm đẹp da

Mận tươi 250g, đem rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, sau đó đem hòa với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ bịt kín nắp. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là nếu ăn quá nhiều mận một lúc, sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm. “Mận có nhiều chất chua có khả năng phân giải Ca-P, protein trong cơ thể, ăn quá nhiều sẽ không tốt. Ngoài ra, ăn quá nhiều mận cũng có thể khiến bạn bị mụn nhọt, phát ban, nhất là những người có cơ địa nóng. Ăn khi đói sẽ khiến bụng cồn cào, khó chịu, do đó bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến dạ dày tốt nhất không nên ăn mận. Ăn mận quá chín cũng ảnh hưởng đến đường huyết, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

*****

Cầm trên tay cây chữa bệnh ung thư mà không hề hay biết

Có thể trong vườn nhà của mỗi gia đình có rất nhiều cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh thần kỳ nhưng rất ít người biết đến.

Trong số này có cây núc nác, tên khoa học là Oroxylum indicum (L) Vent. Đây vừa là cây thực phẩm, vừa là cây thuốc vô cùng quý trong văn hóa chữa bệnh của người Việt. Lá, hoa và quả khi còn non có thể làm món xào, luộc hay nộm. Hoa và quả thường được thu hoạch vào mùa hè.

Trên thế giới, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu và xác minh thực nghiệm về tác dụng chữa bệnh của cây núc nác, trong đó nổi bật là điều trị các bệnh như: dạ dày, viêm gan, dị ứng, viêm phế quản, mụn nhọt, lị và đặc biệt là ung thư.

Theo lương y Phùng Tuấn Giang, trong hạt và vỏ cây núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng histamin, chất đắng kết tinh Oroxylin, Alcaloid, tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mề đay và mẩn ngứa. Hạt núc nác phơi khô sắc uống hoặc tán bột uống có thể giúp điều trị viêm họng cấp và mãn tính, viêm phế quản, ho gà, đau dạ dày, đau mạng sườn…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vỏ núc nác thường được đẽo trên vỏ cây còn sống, khi phơi, sấy khô thường gọi là hoàng bá nam có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tiêu thũng, giải độc. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chữa viêm gan vàng da, viêm bàng quang, tiêu chảy, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, ho khan tiếng, sởi, mề đay… Dùng vỏ núc nác lượng 9 – 15g sắc hoặc nấu thành cao uống, kết hợp bôi ngoài hoặc rửa giúp điều trị dị ứng, mề đay.

Đặc biệt, hoàng bá nam có hiệu quả rất tốt trong điều trị ung thư. Hoàng bá nam là vị thuốc chính dùng kết hợp với những vị thuốc nam khác để giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ dị vật (khối u, tế bào lạ…).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số bài thuốc khác từ vỏ cây núc nác:

– Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết): Vỏ cây núc nác (hoàng bá nam) 16g, bạch thược 12g, hạt dành dành (chi tử) 12g, đan bì 12g, nhân trần 12g, sài hồ 16g, xa tiền 12g, cỏ nhọ nồi16g, rau má 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây núc nác 16g, chó đẻ răng cưa 16g, cối xay 16g, sài hồ 12g, đương quy 16g, tam thất 10g, thanh bì 12g, cơm rượu 16g, xa tiền 12g, rễ cỏ tranh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

– Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa: Vỏ cây núc nác sao qua16g, kim ngân hoa 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, hạt dành dành 10g, sài hồ 16g, đinh lăng 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, sài đất 16g, cơm rượi 16g, uất kim 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây núc nác 16g, lá đơn Đỏ 14g, ké đầu ngựa 14g, kim ngân hoa 16g, tô mộc 10g, trần bì 10g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

– Chữa đau dạ dày: Vỏ cây núc nác, bồ hoàng, ngũ linh chi, ô tặc cốt sắc nước uống.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

– Thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ: Vỏ cây núc nác 50g, lá kinh giới 30g, lá đinh lăng 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày 2 lần.

– Chữa bệnh sởi cho trẻ em: Vỏ cây núc nác 6g, kinh giới 6g, kim ngân hoa 4g, liên kiều 6g, lá diếp cá 5g, mã đề 4g, sài đất 5g, hoa hồng bạch 4g, huyền sâm 8g, sài hồ 4g, cam thảo 2g, đương quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.

– Chữa lị: Vỏ cây núc nác 20g, hoàng liên 12g, cỏ sữa 20g, khổ sâm 16g, lá nhót 20g, củ mài 16g, hạt sen 16g, bạch truật 12g, chích cam thảo 12g, cỏ nhọ nồi sao đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây núc nác 16g, búp ổi 12g, đinh lăng 20g, khổ sâm 16g, rau sam 20g, hoa hòe (sao đen) 16g, cỏ sữa 20g, bạch truật 12g, Cỏ ngũ sắc 16g, ngũ gia bì 16g, hoàng đằng 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

 Chữa vú có cục rắn, đau: Vỏ cây núc nác 16g, hương nhu 16g, cát căn 16g, trinh nữ hoàng cung 6g, uất kim 10g, táo nhân (sao đen) 16g, đinh lăng 16g, hòe hoa (sao vàng) 20g, đương quy 12g, hoàng kỳ 2g, xuyên khung 12g, tam thất 12g, huyền sâm 16g, xương bồ 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 – 30 ngày 1 liệu trình.

Lưu ý: Người mắc chứng hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy cẩn thận khi dùng núc nác.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.