Cỏ mực: ‘Thần dược’ mọc dại ven đường không phải ai cũng biết
Là loại thảo mộc mọc dại ven đường, cỏ mực khiến nhiều người bất ngờ vì công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.
Được gọi là “thuốc cầm máu nổi tiếng”, cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, rất hiệu quả tron việc cầm máu cho người bị chảy máu dữ dội. Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ mực
Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi rửa sạch giã lấy nước để uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml.
Tiêu ra máu: Dùng một nắm cỏ mực rửa sạch, đem nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) pha với nước cơm rồi uống.
Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau rửa sạch, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói. Ngoài ra có thể nấu cháo cỏ mực (100g) với 3 lát gừng để ăn.
Trĩ ra máu: Dùng một nắm cỏ mực để nguyên rễ, rửa sạch giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài.
Chảy máu dạ dày: Cỏ mực 50g rửa sạch, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g tất cả cho vao nồi, đổ 500ml nước sắc lấy 200ml uống, ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, nấu cho đặc lại lần nữa. Cho tất cả vào lọ. Khi uống thì lấy 1-2 thìa nhỏ hòa với nước ấm hoặc rượu để uống.
Chữa di mộng tinh: Cỏ mực rửa sạch sấy khô, rồi tán thành bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống 30g hàng ngày.
Rong kinh: Lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm cây huyết dụ.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu: Cỏ mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, làm sạch, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Ngoài ra cỏ mực còn được kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị các bệnh như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Để chữa ung thư họng, chỉ cần dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống, kiên trì như vậy sẽ cho kết quả tốt.
“Dạ dày lợn hầm sen” món ăn trị huyết áp, viêm đại tràng không thể bỏ qua
Không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, dạ dày hầm hạt sen còn là bài thuốc trị nhiều bệnh như huyết áp, đau dạ dày, đại tràng, bổ khí huyết, an thai… ai cũng nên thử qua một lần.
Theo y học cổ truyền, hạt sen (liên nhục) vị ngọt, sáp (làm cho chặt lại, kín lại), tính bình (không nóng, không lạnh), có tác dụng chữa di tinh, mộng tinh, ỉa chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.
Dạ dày lợn vị ngọt, tính ấm, có công dụng kiện tỳ ích vị, bổ hư nhược, ngoài các bệnh lý dạ dày còn được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh khác như suy nhược cơ thể, thiếu máu, viêm gan vàng da, xơ gan, đái đường, rối loạn tiểu tiện, sa tử cung, di tinh, trẻ em suy dinh dưỡng, chứng ra mồ hôi nhiều ban đêm…
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, dạ dày lợn rất giàu chất đạm, đường, mỡ, các nguyên tố vi lượng và các vitamin A, B1 và B2. Ngoài ra, còn có một số men như pepsin, gastrin và gastric mucoitin. Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng, là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ… phối hợp với dạ dày lợn càng nâng cao giá trị của món ăn và tác dụng trị bệnh.
Cách làm Dạ dày lợn hầm sen
Huyết áp thấp:
Dạ dày lợn 1 cái, hạt sen tươi 40 hạt. Dạ dày làm sạch, hạt sen bỏ tâm rồi cho vào trong dạ dày lợn, dùng chỉ buộc kín miệng, đem hầm nhừ, khi chín vớt dạ dày ra, thái miếng, trộn đều với hạt sen rồi chế thêm gừng tươi, hạt tiêu và gia vị vừa đủ, dùng làm thức ăn.
Công dụng dạ dày lợn hầm sen: kiện tỳ ích vị, ích khí bổ hư tốt cho người bệnh huyết áp thấp thuộc thể “Tâm tỳ lưỡng hư”, thường có biểu hiện: mệt mỏi nhiều, hay có cảm giác khó thở, chân tay rã rời, đầu choáng mắt hoa, dễ có cảm giác hồi hộp trống ngực, hay vã mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, đại tiện lỏng nát, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược…
Viêm loét dạ dày tá tràng
Dạ dày lợn 1 cái, hạt sen bỏ tâm 40 hạt, gia vị và dầu thực vật vừa đủ. Dạ dày làm sạch rồi cho hạt sen vào trong khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó thái chỉ, chế thêm gia vị, trộn lẫn hạt sen rồi ăn.
Món dạ dày lợn hầm sen này tốt cho người bệnh bị viêm loét dạ dày, tá tràng thể tỳ vị hư hàn với biểu hiện: Vùng thượng vị đau âm ỉ suốt ngày. Bệnh nhân thích chườm nóng và xoa nắn, có cảm giác lạnh bụng, đầy hơi, ăn kém, chậm tiêu, có thể buồn nôn và nôn ra nước trong, gầy sút, mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, đại tiện lỏng nát, tay chân lạnh, lưỡi nhợt bệu, mạch trầm tế.
Bổ huyết, an thai
Hạt sen 50g, dạ dày lợn 1 cái. Dạ dày rửa sạch, thái miếng vừa ăn,rồi cho cùng hạt sen hầm chín, nêm đủ gia vị dùng làm canh ăn. Tác dụng bổ khí huyết, an thai.
Viêm đại tràng mạn tính
Dạ dày lợn 1 cái, hạt sen 40 hạt, gừng tươi 10g, gia vị vừa đủ. Dạ dày làm sạch rồi cho hạt sen và gừng tươi vào trong, dùng chỉ khâu kín miệng rồi đem hầm thật nhừ, khi được chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ ích vị, an thần chỉ tả, dùng rất tốt cho những người bị viêm đại tràng mạn tính.
SHARE cho bạn bè, người thân cùng biết nhé!
Nước gừng nóng có thể trị đến 8 bệnh thường gặp: Đơn giản nhưng ít người biết
Hãy khoan đến nhà thuốc hay bệnh viện, thử tận dụng nước gừng nóng khi mắc phải những bệnh sau đây, có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của nó đấy!
1. Lở miệng: Dùng nước gừng tươi uống và súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, những vết lở loét sẽ biến mất nhanh chóng.
2. Cao huyết áp: Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.
3. Hôi chân: Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
4. Đau lưng và đau vai: Dùng nước gừng nóng cho thêm chút mật ong và giấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau, làm nhiều lần giúp giảm đau hiệu quả.
5. Trị gàu: Thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.
6. Sắc mặt nhợt nhạt: Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối trong 60 ngày liên tiếp có tác dụng làm cho da mặt hồng hào. Sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến.
7. Đau một bên đầu: Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
8. Phòng ngừa và trị sâu răng: Mỗi buối sáng và tối nên kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày để bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
Tuy có tác dụng tuyệt vời nhưng nước gừng nóng chống chỉ định với người bệnh dạ dày, tá tràng; người bị cảm nắng; người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt; phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai; người bị sỏi mật; người có bệnh liên quan đến gan và người cao huyết áp. Đặc biệt, không nên dùng gừng vào ban đêm.
Chỉ cần 2 muỗng này mỗi ngày, đau nhức xương khớp nặng đến cỡ nào cũng khỏi trong vòng 7 ngày
Theo y học cổ truyền thì đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào gân cơ gây đau nhức.
Các thành phần chính trong gelatin là collagen, glycine và các axit amin không chỉ tốt cho xương khớp mà còn bảo vệ bạn khỏi những tổn thương ở não.
Gelantin là gì?
Gelatin là chất tiết ra trong nước hầm xương. Nó sẽ trở nên sền sệt khi nguội. Gelatin có giá trị nhất thường đến từ nước ninh xương gà.
Gelantin có tác dụng ra sao?
Các thành phần chính của gelatin là collagen, glycine, các axit amin và chất béo.
+ Collagen là một loại protein cực tốt cho mô, dây chằng, gân, xương và da.
+ Glycine và các axit amin giúp phòng chống các cơn co giật và ngăn ngừa những tổn thương ở não.
Nhìn chung, gelatin có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ não. Bổ sung gelatin đầy đủ, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hấp thụ các protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc dễ dàng hơn. Cụ thể, chế độ ăn có chứa gelatin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm dịu các cơn đau dạ dày, điều trị hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu chảy, bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp và viêm khớp dạng thấp.
Như ở bài viết trước đã trình bày, bạn sẽ không còn đau khớp sau 7 ngày chỉ với 2 muỗng canh gelatin. Bài viết kì này của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một phương pháp tự chế thạch gelatin tại nhà vừa tiện lợi vừa tiết kiệm.
Chuẩn bị:
+ 2 kilogram xương động vật (có thể chọn xương gà, xương heo hoặc xương bò).
+ 5 lít nước lọc.
+ 1 muỗng canh muối biển.
Thực hiện:
+ Xương mua về rửa sạch.
+ Cho xương đã làm sạch vào nồi hầm (dạng nồi slow-cooker), đổ 5 lít nước và 1 muỗng canh muối biển vào.
+ Đặt nồi ở chế độ nấu chậm, để qua đêm hoặc 48 giờ.
+ Lọc phần nước thu được qua một rây lưới thép để loại bỏ phần xương.
+ Cho phần nước dùng ấy vào hộp không có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi đông lại.
+ Lấy hộp ra, cạo bỏ đi lớp chất béo đông ở mặt trên (có thể giữ lại dùng để nấu ăn sau này).
+ Phần còn lại chính là gelatin.
Ghi chú:
+ Gelatin tự làm này có thể bảo quản 1 tuần trong tủ lạnh hoặc 1 năm trong tủ đá.
+ Nếu muốn có thêm hương vị thì bạn có thể đun chảy gelatin và cho trái cây hoặc chất tạo ngọt vào, sau đó để trong tủ lạnh làm đông một lần nữa.
Có thể phần thực hiện hơi mất thời gian, nhưng đây là là hỗn hợp rất hiệu quả cho người bị đau xương khớp.
Chúc mọi người thành công.
Theo Tri Thức Trẻ