Cảnh báo: Đừng bao giờ kết hợp “cá” với những thứ này nếu không muốn cả nhà phải đi cấp cứu, nhập viện
Cá là thực phẩm bổ dưỡng và quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn kèm với cá, bởi việc kết hợp chúng với nhau có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, lại dễ ăn khi có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon và cũng dễ tiêu hóa nên cá rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng cách lại có thể gây ra tác dụng ngược lại cho sức khỏe. Đặc biệt là khi bạn vô tình kết hợp cá với một số thực phẩm “khắc tinh”.Cá khi kết hợp với thực phẩm khắc tinh sẽ gây ngộ độcViệc kết hợp các loại thực phẩm với nhau để có được món ăn thơm ngon, bắt mắt là điều thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc kết hợp này cần có sự hiểu biết. Bởi, có những loại thực phẩm là khắc tinh của nhau, việc dùng chúng trong cùng một món ăn là một điều cấm kỵ. Và hậu quả khi ăn phải những món ăn chứa những thực phẩm kỵ nhau này là có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các tài liệu y học cổ truyền đã cung cấp rất nhiều thông tin về những thực phẩm không được phép kết hợp với nhau cũng như hậu quả mà chúng có thể gây ra với sức khỏe. Ngoài ra, những thông tin này còn được ông cha ta truyền nhau qua các kinh nghiệm dân gian, bài thuốc dân gian…
Và cá cũng là một trong những thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu kết hợp sai cách với thực phẩm khắc tinh. Có thể kể đến một số sự kết hợp vô cùng nguy hiểm như: cá trắm với tỏi, cá chép và thịt cầy, cá chạch với gan trâu bò…
Đặc biệt, những người có cơ địa đặc biệt cần hết sức cẩn thận khi ăn các loại cá biển để tránh bị dị ứng. Triệu chứng thường xuất hiện khi bị dị ứng cá biển là nhức đầu, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, khó thở, mặt và người đỏ bừng…
Những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn kèm với cá
Khi chế biến các món ăn từ cá, cần chú ý những thực phẩm kiêng kỵ dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân:
– Cá trắm kỵ tỏi: Không nên ăn chung tỏi với cá trắm vì sẽ dễ bị chướng bụng, đầy hơi, sinh ra sán.
– Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học và thịt cầy cũng có thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú. Vậy nên, hai loại thực phẩm này khi ăn cùng với nhau sẽ xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể.
– Cam thảo là khắc tinh của cá chép: Ăn cá chép tuyệt đối không được ăn cam thảo bởi cả hai đều tính vị ngọt bình, nhưng theo Đông Y cam thảo có tính lạnh, dùng chung với cá chép sẽ dễ khiến cơ thể ngộ độc.
– Cá chạch kỵ gan trâu, bò: Thịt cá chạch khi kết hợp với gan trâu, gan bò sẽ sinh chứng phong rất nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, không nên kết hợp cá chạch với quả mai khô hay cá chạch với giấm để tránh sinh độc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
– Cá chép kỵ thịt gà, lá tía tô: Khi ăn chung cá chép với hai loại thực phẩm này sẽ gây ngộ độc và nóng trong, sinh mụn nhọt.
– Cá diếc tối kỵ gan heo: Nếu ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ sinh độc.
– Cá mực kỵ hồng, thị và đường đen: Khi kết hợp cá mực với một trong 3 loại thực phẩm này sẽ sinh ra độc tố và gây ngộ độc cho cơ thể.
– Thịt cá thu và thịt lươn rất kị nấu bằng củi gỗ dâu: Không chỉ kết hợp với một số thực phẩm mới nguy hiểm mà thịt cá thu và lươn cũng rất dễ sinh ra các độc tố nếu được nấu bằng củi gỗ dâu.
Ngoài ra, các loại cá biển khác như cá ngừ đại dương, cá hồi, cá thu… đều dễ gây bị ứng đối với những người có cơ địa dị ứng, mặc dù giá trị dinh dưỡng và giá thành các loại cá này rất cao. Khi bị dị ứng cá, cơ thể sẽ có những biểu hiện khó thở, nổi mẩn đỏ, khó tiêu hóa, thậm chí là sốc phản vệ… ngay sau khi ăn. Do vậy, để tránh bị dị ứng khi ăn cá, những người có cơ địa dị ứng nên chọn ăn các loại cá sạch nước ngọt thay vì ăn các loại cá biển.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn để tránh gặp nguy hiểm cho sức khỏe khi ăn uống. Chúc bạn sống vui khỏe.
Theo Feedy.vn
Giám đốc BV Ung bướu “tiết lộ” vị thuốc gối đầu giường cho bệnh nhân ung thư
Các bác sĩ tại Bệnh viện Phổi trung ương đã chứng kiến nhiều bệnh nhân sống khoẻ sau ung thư phổi nhờ phẫu thuật kết hợp với sử dụng tam thất.
Hỗ trợ nhiều phương pháp
TS, BS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cũng không nhớ được đã chữa trị cho bao nhiêu người. 30 năm trong nghề phẫu thuật lồng ngực, những bệnh phổi tại Bệnh viện Phổi trung ương và Bệnh viện K trung ương, TS Chân cho biết, với bệnh nhân ung thư nếu điều trị tốt và kết hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác cũng rất tốt.
TS Chân nhớ ngày còn làm ở Bệnh viện Phổi trung ương, ông đã tiếp xúc và trực tiếp mổ, điều trị cho rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi, nhìn họ sống khoẻ sau phẫu thuật ông cũng thấy vui.
TS Chân tâm sự, bình thường ông thấy cuộc sống của người bệnh bị ung thư phổi ngắn quá. Tuy nhiên, những bệnh nhân ung thư sống 5 năm sau mổ do chính tay bác sĩ Chân trực tiếp mổ cũng khá nhiều.
Bác sĩ Chân từng trực tiếp mổ cho ông Đặng Đình Hưng – cha của NSND Đặng Thái Sơn nổi tiếng thế giới với cây đàn piano. Ông Hưng đã kéo dài cuộc sống tới 14 năm sau mổ.
Hay ca mổ của anh trai của một nhà báo được bác sĩ Chân thực hiện hơn 20 năm nay vẫn rất khoẻ, hỏi ra thì vị này thường xuyên sử dụng thêm các bài thuốc trong dân gian như tam thất.
TS Chân kể, bí quyết của ông Hưng đơn giản chỉ là sống khoẻ và ăn tam thất hàng ngày. Với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu như TS Chân thì việc kết hợp các loại thuốc đông y để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân trong điều trị ung thư là điều cần thiết.
TS Chân kể, có nhiều bệnh nhân bị ung thư họ kể họ dùng tam thất và sống không bệnh lâu năm, sau này họ mất vì các bệnh khác mà không phải là bệnh ung thư.
TS Tạ Chi Phương – trưởng khoa Hoá chất Bệnh viện Hưng Việt tâm sự, đừng nói bệnh nhân ung thư không được sử dụng các thuốc đông y, nói như vậy cũng không tốt.
Với bệnh nhân ung thư ngoài những thuốc đặc trị, có thể sử dụng tam thất để tăng tính nhạy cảm của mô ung thư, từ đó có thể sử dụng ít thuốc đặc trị hơn, như vậy sẽ ít gây độc hại hơn cho người bệnh. Nhưng nhấn mạnh rằng tam thất cũng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị ung thư.
Ngoài ra, trong đông y có nhiều bài thuốc như tam thất, xạ đen… rất tốt để bổ trợ cho sức khoẻ trong quá trình điều trị. Quan trọng, TS Phương nhấn mạnh là thuốc có nguồn gốc rõ ràng, không có tạp chất, cũng không nên lệ thuộc chủ yếu vào nó mà chỉ coi đó là hỗ trợ.
Tam thất tiêu u
Nói về tam thất, lương y Bùi Hồng Minh – Nguyên chủ tịch hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết,tam thất trong đông y rất tốt, nó có tác dụng tiêu u nên được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư.
Có thể cho vào các món ăn hoặc uống nước tam thất pha mật ong cũng tốt.
Theo lương y Minh, quan niệm của Đông y, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Có 2 loại công dụng chủ yếu một là chỉ huyết, tán ứ giảm sưng, giảm đau.
Vị này thường được dùng trong các loại xuất huyết ví dụ như phối hợp với các vị sa sâm, sao sơn chi, hoàng cầm, bạch cập, hạnh nhân, tù bà diệp, ngẫu tiết có thể sử dụng trong khái huyết. Phối hợp với các vị sinh bạch, trúc nhự, hoàng cầm than, bạch cập, tiêu thần khúc, ô tặc cốt, tiên hạc thảo, sa tâm thổ được dung trong chứng thổ huyết.
Phối hợp với các vị bạch mai căn, đại tiểu sao chi tử, bạc hà than, huyết dư than, ngân hoa than được dung trong chứng nục huyết. Tiểu kế than, đằng tâm than, dịa địa hoàng được dung trong niệu huyết phối hợp với các vị phòng phong, địa du than, cù mạch, mao căn than, xích thạc chi, hoè hoa, tiểu ké, đằng tấc.
Tam thất vừa có tác dụng chỉ huyết lại vừa có tác dụng ứ huyết, tiêu sưng mà giảm đau thường dùng phối hợp với các vị nhũ hương, một dược, cốt toái bổ, xuyên tục đoạn, huyết kiệt, dùng trong chứng vấp ngã, tổn thương ứ huyết sung tím vừa có thể uống lại có thể dùng bên ngoài.
Dùng tam thất tán bột rắc vào miệng vết thương hoặc trộn đều đắp lên miệng vết thương vừa chỉ huyết, giảm sưng, giảm đau rất tốt.
Theo Tri thức trẻ