Giám đốc BV Ung bướu “tiết lộ” vị thuốc gối đầu giường cho bệnh nhân ung thư
Các bác sĩ tại Bệnh viện Phổi trung ương đã chứng kiến nhiều bệnh nhân sống khoẻ sau ung thư phổi nhờ phẫu thuật kết hợp với sử dụng tam thất.
Hỗ trợ nhiều phương pháp
TS, BS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cũng không nhớ được đã chữa trị cho bao nhiêu người. 30 năm trong nghề phẫu thuật lồng ngực, những bệnh phổi tại Bệnh viện Phổi trung ương và Bệnh viện K trung ương, TS Chân cho biết, với bệnh nhân ung thư nếu điều trị tốt và kết hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác cũng rất tốt.
TS Chân nhớ ngày còn làm ở Bệnh viện Phổi trung ương, ông đã tiếp xúc và trực tiếp mổ, điều trị cho rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi, nhìn họ sống khoẻ sau phẫu thuật ông cũng thấy vui.
TS Chân tâm sự, bình thường ông thấy cuộc sống của người bệnh bị ung thư phổi ngắn quá. Tuy nhiên, những bệnh nhân ung thư sống 5 năm sau mổ do chính tay bác sĩ Chân trực tiếp mổ cũng khá nhiều.
Bác sĩ Chân từng trực tiếp mổ cho ông Đặng Đình Hưng – cha của NSND Đặng Thái Sơn nổi tiếng thế giới với cây đàn piano. Ông Hưng đã kéo dài cuộc sống tới 14 năm sau mổ.
Hay ca mổ của anh trai của một nhà báo được bác sĩ Chân thực hiện hơn 20 năm nay vẫn rất khoẻ, hỏi ra thì vị này thường xuyên sử dụng thêm các bài thuốc trong dân gian như tam thất.
TS Chân kể, bí quyết của ông Hưng đơn giản chỉ là sống khoẻ và ăn tam thất hàng ngày. Với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu như TS Chân thì việc kết hợp các loại thuốc đông y để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân trong điều trị ung thư là điều cần thiết.
TS Chân kể, có nhiều bệnh nhân bị ung thư họ kể họ dùng tam thất và sống không bệnh lâu năm, sau này họ mất vì các bệnh khác mà không phải là bệnh ung thư.
TS Tạ Chi Phương – trưởng khoa Hoá chất Bệnh viện Hưng Việt tâm sự, đừng nói bệnh nhân ung thư không được sử dụng các thuốc đông y, nói như vậy cũng không tốt.
Với bệnh nhân ung thư ngoài những thuốc đặc trị, có thể sử dụng tam thất để tăng tính nhạy cảm của mô ung thư, từ đó có thể sử dụng ít thuốc đặc trị hơn, như vậy sẽ ít gây độc hại hơn cho người bệnh. Nhưng nhấn mạnh rằng tam thất cũng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị ung thư.
Ngoài ra, trong đông y có nhiều bài thuốc như tam thất, xạ đen… rất tốt để bổ trợ cho sức khoẻ trong quá trình điều trị. Quan trọng, TS Phương nhấn mạnh là thuốc có nguồn gốc rõ ràng, không có tạp chất, cũng không nên lệ thuộc chủ yếu vào nó mà chỉ coi đó là hỗ trợ.
Tam thất tiêu u
Nói về tam thất, lương y Bùi Hồng Minh – Nguyên chủ tịch hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết,tam thất trong đông y rất tốt, nó có tác dụng tiêu u nên được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư.
Có thể cho vào các món ăn hoặc uống nước tam thất pha mật ong cũng tốt.
Theo lương y Minh, quan niệm của Đông y, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Có 2 loại công dụng chủ yếu một là chỉ huyết, tán ứ giảm sưng, giảm đau.
Vị này thường được dùng trong các loại xuất huyết ví dụ như phối hợp với các vị sa sâm, sao sơn chi, hoàng cầm, bạch cập, hạnh nhân, tù bà diệp, ngẫu tiết có thể sử dụng trong khái huyết. Phối hợp với các vị sinh bạch, trúc nhự, hoàng cầm than, bạch cập, tiêu thần khúc, ô tặc cốt, tiên hạc thảo, sa tâm thổ được dung trong chứng thổ huyết.
Phối hợp với các vị bạch mai căn, đại tiểu sao chi tử, bạc hà than, huyết dư than, ngân hoa than được dung trong chứng nục huyết. Tiểu kế than, đằng tâm than, dịa địa hoàng được dung trong niệu huyết phối hợp với các vị phòng phong, địa du than, cù mạch, mao căn than, xích thạc chi, hoè hoa, tiểu ké, đằng tấc.
Tam thất vừa có tác dụng chỉ huyết lại vừa có tác dụng ứ huyết, tiêu sưng mà giảm đau thường dùng phối hợp với các vị nhũ hương, một dược, cốt toái bổ, xuyên tục đoạn, huyết kiệt, dùng trong chứng vấp ngã, tổn thương ứ huyết sung tím vừa có thể uống lại có thể dùng bên ngoài.
Dùng tam thất tán bột rắc vào miệng vết thương hoặc trộn đều đắp lên miệng vết thương vừa chỉ huyết, giảm sưng, giảm đau rất tốt.
Theo Tri thức trẻ
Nếu mang nhóm máu O, bạn nhất định phải biết điều này để giữ mạng sống
Những kiến thức cần thiết dành cho những người mang nhóm máu O dưới đây thực sự hữu dụng. Bạn nên đọc và ghi nhớ để luôn sống thật khỏe mạnh nhé.
Đặc điểm của những người mang nhóm máu O
Nhóm máu đặc biệt này chỉ có thể tiếp máu cho tất cả các nhóm máu khác nhưng lại chỉ có thể nhận lại máu từ những người chung nhóm máu. Nhờ thế, những người mang nhóm máu O luôn được quan niệm là những người có tính cách độc đáo, điều này đặc biệt phổ biến ở đất nước Nhật Bản. Trong các cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng luôn thủ sẵn câu hỏi về nhóm máu cho các ứng viên.
Những người nhóm máu O còn nổi bật với những ưu điểm như tinh thần trách nhiệm cao, làm việc có tổ chức, luôn tập trung và tận tụy với công việc được giao phó. Ngoài ra, người nhóm máu O được tin tưởng là người có định hướng và lí luận tốt.
Bên cạnh đó, những người mang nhóm máu “rộng rãi” này có tố chất trở thành lãnh đạo tiềm ẩn sẵn trong cơ thể, chính vì thế họ thường có xu hướng không nhân nhượng bất cứ điều gì trên con đường chinh phục mục đích của mình.
Các bệnh những người nhóm máu O dễ mắc phải
Những bệnh mà người nhóm máu O dễ mắc phải là bệnh viêm loét phát triển, rối loạn hormone tuyến giáp, thiếu iot hay thậm chí rối loạn chức năng tuyến giáp. Chính vì những rối loạn chức năng này mà những người nhóm máu O luôn phải đối mặt với những nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe như thừa cân, béo phì hay giữ nước trong cơ thể. Đó là lí do vì sao bạn cần đề phòng đến những dấu hiệu để tránh hậu quả khó lường.
Hiếu động và bốc đồng
Khuyết điểm dễ thấy nhất ở những người mang nhóm máu O là sự hiếu động và tính khí bốc đồng mỗi khi gặp phải những tình huống khó khăn hay căng thẳng cực độ. Gặp phải những tình huống đó, những người nhóm máu O cũng dễ bị kích động và khó kiểm soát được hành động của mình.
Bên cạnh đó, độ nhạy cảm trong tính cách khá cao dẫn đến việc thay đổi quá trình hoạt động bài tiết mỗi khi bạn kết hợp môt chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Từ đó, bạn sẽ dễ bị mắc một số vấn đề như kháng insulin, tuyến giáp hoạt động chậm, dẫn đến tình trạng tăng cân béo phì.
Để tránh xảy ra tình trạng đó, bạn nên tránh xa các chất kích thích như caffein và rượu vì caffein có thể làm tăng mức adrenaline – vốn dĩ đã cao ở những người mang nhóm máu này. Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn từ 3-4 lần/ngày và ăn những thực phẩm tốt cho cơ thể sẽ luôn giúp bạn có sức khỏe và khả năng đề kháng tốt.
Ung thư dạ dày – “sát thủ thầm lặng”: 4 dấu hiệu nhận biết bệnh ai cũng cần cảnh giác
Ung thư dạ dày cũng được ví như “sát thủ thầm lặng”, là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới, nguy cơ tử vong cao, vì vậy phải luôn cảnh giác trước các biểu hiện của bệnh.
Những người từ độ tuổi 40 trở lên bị bệnh loét dạ dày (gastric ulcer) có những thay đổi như thường xuyên xuất hiện các triệu chứng không rõ ràng, ban đầu sử dụng thuốc điều trị còn hiệu quả, đột nhiên không còn tác dụng, hay sốt nhẹ (khoảng dưới 38 độ C), đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh biến chứng nguy hiểm. Thông thường có 4 dấu hiệu sau:
Dấu hiệu 1: Thay đổi triệu chứng của bệnh
Người bị loét dạ dày thông thường chỉ đau bụng sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, sau đó hết đau. Tuy nhiên, khi phát sinh biến chứng, các cơn đau ở vùng bụng xảy ra thường xuyên, không theo quy luật nhất định, cần phải hết sức cảnh giác.
Dấu hiệu 2: Sụt cân nhanh
Người bệnh trong thời gian ngắn xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, đặc biệt sau khi ăn các loại thịt thì bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn, kèm theo triệu chứng nôn mửa.
Cơ thể người bệnh không hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, thể trạng giảm sút nhanh chóng trong thời gian ngắn, cơ thể gầy yếu và đặc biệt sụt cân nhanh.
Ung thư dạ dày – sát thủ thầm lặng: 4 dấu hiệu nhận biết bệnh ai cũng cần cảnh giác – Ảnh 1.
Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng thiếu máu, nôn mửa điều trị không dứt, công dụng của các loại thuốc bị giảm rõ rệt.
Dấu hiệu 3: Nổi hạch cứng ở bụng và các khu vực khác
Bệnh loét dạ dày thông thường sẽ không hình thành các hạch cứng ở vùng bụng, nếu xuất hiện thêm hạch cứng ở vùng ngực trái, bề mặt không nhẵn, tốc độ lớn nhanh, ấn tay vào thấy đau, sau đó tiếp tục nổi ở sau lưng, thắt lưng bên trái, vùng rốn, ngực, thậm chí là sau xương ức.
Cùng với sự phát triển nhanh của khối u, tình trạng nôn mửa ngày càng nghiêm trọng hơn, dấu hiệu trên cũng có thể cho thấy bệnh đang biến chứng
Dấu hiệu 4: Phân có màu đen
Người bệnh viêm loét dạ dày đi ngoài phân có màu đen trong thời gian dài không rõ nguyên nhân, hoặc kết quả xét nghiệm trong phân có lẫn máu và tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn.
Ung thư dạ dày – sát thủ thầm lặng: 4 dấu hiệu nhận biết bệnh ai cũng cần cảnh giác – Ảnh 2.
– Khi bạn phát hiện mình bị bệnh loét dạ dày, nên và không nên sử dụng 5 loại thực phẩm sau:
1. Nên uống mật ong: Trong mật ong chứa các thành phần như đường glucose, fructose, axít hữu cơ, nhiều loại vitamin có thể bảo vệ nơi bị viêm loét trong niêm mạc dạ dày.
2. Nên ăn củ sen: Củ sen chứa tinh bột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày, tăng khả năng làm liền các vết loét, đồng thời có khả năng giải rượu.
3. Nên ăn trứng gà: Lòng đỏ trứng gà chứa một lượng lớn lecithin và cephalin, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương.
4. Nên ăn Đại táo (táo tàu): Táo tàu có tác dụng bổ tỳ vị, thường ăn đại táo hoặc cháo gạo nếp nấu với táo tàu, sẽ phòng trừ được bệnh viêm loét dạ dày ở mức độ nhất định.
5. Không nên uống sữa bò. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, người bị bệnh loét dạ dày thường uống sữa bò sẽ không có lợi cho việc làm lành các vết loét.
Trong sữa bò chứa một lượng lớn protein và canxi, thúc đẩy sự bài tiết axít dạ dày.
Sau khi uống sữa bò, lượng axít trong dạ dày sẽ tăng lên 30%, không có lợi cho việc làm lành các vết loét.
*Theo Sina