Tại sao nhà nào cũng nên cần có ít nhất 1 cây đinh lăng?
Tại sao nhà nào cũng cần có ít nhất 1 cây đinh lăng, bạn có biết nguyên nhân hay không?
Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m.
Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại.
Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe.
Chỉ nghe đến cái tên gỏi cá mà dân gian thường gọi thì dù người chưa từng nếm vị lá đinh lăng cũng sẽ liên tưởng ngay đến món gỏi cá hấp dẫn. Quả thật, lá đinh lăng non mà ăn kèm gỏi cá hay bánh xèo, bánh tráng phơi sương thì ngon tuyệt. Dùng như một loại rau, vị nhẫn nhẫn, chua chua, bùi bùi của lá hợp lạ lùng với vị đậm đà của cá, thịt. Cá kho vốn dĩ đã là “món thương món nhớ” trong tâm thức của nhiều người Việt, thêm hương đinh lăng vào càng khiến người thưởng thức lưu luyến khó quên.
Trồng cây đinh lăng thích nhất là có thể dùng cả 2 phần, lá để ăn, rễ dùng làm thuốc. Thường, những cây trồng từ 3 năm trở lên mới mang đến những bài thuốc hữu hiệu. Người ta sẽ đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, sau đó phơi hay sấy khô, dùng sắc thuốc uống.
Công dụng của cây đinh lăng:
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.
– Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là “cây sâm của người nghèo”. Người Ấn Ðộ còn Dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.
Theo maivui
Lão nông tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm của mình, rồi chữa cho nhiều người khác bằng 2 cây NGẢI SẬY
“Ông tôi truyền lại rằng, cây ô nắc xa sẽ làm lành vết rạn nứt trong xương khớp, cây tia nặc sậy sẽ làm xương chắc khỏe, cứng cáp hơn. Ngày trước ông nội tôi dùng thuốc này bằng cách phơi khô thân, lá rồi sao để dùng dần. Khi dùng thì cũng đun nấu như thuốc bình thường”, ông Tâm tiết lộ.
Bài thuốc được ông nội để lại
Ông Lý Công Tâm (57 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vốn là nông dân cố cựu với nghề nuôi cá tra mấy chục năm qua. Cuộc sống gia đình ông khá ổn định với huê lợi từ những hầm cá đủ loại được nuôi quanh năm. Khoảng 1 năm trước, ông Tâm bất ngờ bị những cơn đau từ vùng thắt lưng lan ra.
Ông Tâm kể: “Buổi sáng hôm đó, tôi đang đánh răng thì tự nhiên hắt xì một cái rồi tôi… sụm lưng luôn. Cả nhà hốt hoảng xúm nhau khiêng tôi vào giường nằm. Thắt lưng tôi mỗi lúc mỗi đau nặng. Biết bệnh mình nặng, tôi mới đi bệnh viện khám. Bác sĩ nói tôi bị thoát vị đĩa đệm rồi kêu tôi mổ. Lúc đó nhà cửa lu bu nhiều việc, với lại đụng dao kéo tôi cũng ngán lắm nên tôi chỉ lấy 2 tuần thuốc về uống”.
Về nhà, ông Tâm không dám cầm nắm vật nặng, không khom lưng, không chạy được xe máy. Công việc gia đình ông Tâm đều bị đảo lộn. Trong lúc bị bệnh tình hành hạ, ông Tâm chợt nhớ ngày xưa ông nội mình có một bài thuốc trị bệnh sụm lưng, đau nhức xương sống cho người già rất hay.
Ông Tâm nhớ lại: “Ông nội tôi trước sống ở núi Cấm, nơi đó có nhiều người dân Khơme sống cùng lắm. Tôi nhớ ông có một bài thuốc trị bệnh xương khớp của người Khơme từ 2 loại ngải rất hay. Hồi trước, ông nội tôi thường dùng bài thuốc này để chữa cho những người trong gia đình bị đau nhức lưng, xương sống. Tôi suy tính, nghĩ kỹ về bài thuốc rồi quyết định đi lên núi Cấm, nhờ người tìm 2 loại ngải này”.
Ông Tâm nhờ người dân tìm 2 loại ngải với cái tên ô nắc xa và tia nặc sậy theo trí nhớ của ông về bài thuốc của ông nội mình. Ông Tâm cho biết, cây ngải ô nắc xa gần giống cây cỏ mực. Còn cây tia nặc sậy cũng là loại ngải thân gỗ, cao khoảng 1m, có nhiều nhánh, được dùng trị các bệnh vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau nhức về xương khớp.
“Ông tôi truyền lại rằng, cây ô nắc xa sẽ làm lành vết rạn nứt trong xương khớp, cây tia nặc sậy sẽ làm xương chắc khỏe, cứng cáp hơn. Ngày trước ông nội tôi dùng thuốc này bằng cách phơi khô thân, lá rồi sao để dùng dần. Khi dùng thì cũng đun nấu như thuốc bình thường”, ông Tâm tiết lộ.
Tìm được thuốc, ông Tâm nhờ người bào chế thuốc thành dạng bột và viên. Với loại ngải ô nắc xa, ông cho thêm mật ong rồi vo thành viên nhỏ màu đen. Với ngải tia nặc sậy, ông sao khô tán nhuyễn thành bột. Thuốc được bào chế xong, ông uống thử.
Ông Tâm hồ hởi nói: “Tôi uống thuốc gia truyền rồi cũng uống thêm thuốc Tây nữa, nhưng đó chỉ là những loại thuốc kháng viêm đơn giản thôi. Mấy ngày đầu, tôi chưa thấy thay đổi gì. Đến gần 10 ngày sau, tôi mới thấy bớt đau nhức.
Tôi khấp khởi mừng thầm, không ngờ phương thuốc gia truyền của mình có hiệu quả thật. Uống thuốc, tôi dần trở lại cuộc sống bình thường nhưng vẫn tránh làm việc nặng. Dù vậy, tôi cũng đã bắt đầu khiêng, vác những đồ nặng 2 – 3 chục ký, cả chạy xe máy nữa”.
Sau khi trở lại cuộc sống bình thường, một lần trong đám tiệc, ông Tâm gặp lại người bạn cũ hiện đang sống ở Campuchia cũng bị bệnh thoát vị đĩa đệm hành hạ.
Ông Tâm cho biết: “Tôi nghe bạn tâm tình thì nảy ra ý định đưa thuốc của mình cho bạn uống. Ông bạn tôi cầm thuốc về bển uống thử. Tầm chục ngày sau, ông bạn gọi điện báo tin vui là đã hết những cơn đau. Tôi mừng lắm, đó là niềm vui giúp đỡ được mọi người. Cũng từ đó, tôi nghĩ đến việc dùng phương thuốc gia truyền của mình để giúp đỡ mọi người miễn phí”.
Tính đến nay, đã hơn 1 năm ông Tâm dùng bài thuốc gia truyền của mình để giúp đỡ mọi người, hàng chục người đã uống thuốc của ông và đã có hiệu quả. Theo thông tin ông cung cấp, hiện chưa có người nào tái phát lại những cơn đau. Bản thân ông là một minh chứng khi sau hơn 1 năm dùng thuốc, ông chưa bị tái phát những cơn đau.
Chuyên gia Đông y nói gì?
Ông Tâm chia sẻ, vì đây là bài thuốc của cha ông để lại, bản thân ông phải có trách nhiệm gìn giữ. “Tôi sẵn sàng giúp đỡ bà con miễn phí, coi như đây là một việc làm từ thiện giúp đời. Tuy nhiên tôi không thể công bố tường tận các vị thuốc này, việc gìn giữ nó là trách nhiệm của tôi với cha ông”, ông nói.
Lương y Nguyễn Văn Thông (Hội viên Hội Đông y huyện Tịnh Biên) cho biết, các loài cây ngải ở vùng núi An Giang rất nhiều, có đến hàng chục, hàng trăm loại. Hơn nữa, cách gọi tên của những loại cây này cũng rất khác nhau. Nhất là đối với người dân Khơme, người dân lại có cách gọi rất khác, các lương y rất khó để tìm ra.
Theo lương y Thông, loại ngải ô nắc xa và tia nặc sậy ông chưa từng nghe qua. Tuy nhiên, với các thầy thuốc Đông y, có một loại ngải thường được gọi là ngải sậy thường được dùng cho các bệnh xương khớp cũng rất hiệu quả.
“Ngải sậy cũng có rất nhiều loại, trong Đông y người ta thường dùng củ để làm thuốc. Các loại như sậy trắng, vàng, tím đều có tác dụng chữa các bệnh xương khớp. Đối với các trường hợp đau nhức xương, khớp, người ta thường dùng các loại ngải này để đắp, bó vào chỗ đau.
Đối với các bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thầy thuốc cũng thêm vào đó các loại ngải sậy này. Ngải sậy có tính mát, có tác dụng khá mạnh trong việc điều trị bệnh xương, khớp”, lương y Thông cho biết.
Ông Thông cũng lưu ý, vì ngải sậy có tính dược khá mạnh nên khi sử dụng phải lưu ý để tránh gây tác dụng phụ. “Trong những bài thuốc của tôi, ít khi tôi sử dụng ngải sậy. Một phần vì loại ngải này khá hiếm, giá cao trong khi cũng có nhiều cây thuốc khác có dược tính tương tự có thể thay thế được”, vị lương y thông tin thêm.
Qua tìm hiểu, các loại ngải sậy ngày nay ở vùng núi An Giang khá khan hiếm. Bản thân của ông Tâm khi bào chế thuốc phải thuê người dân địa phương vào sâu trong núi mới tìm được, nhiều lúc ông phải lấy nguyên liệu ở Phú Quốc, Campuchia… Bài thuốc gia truyền của ông Tâm có hiệu quả trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tới đâu thì chưa ai vội khẳng định.
Nhưng đến nay đã có hàng chục người uống bài thuốc này và tình hình đã ổn thì có thể kiểm chứng. Ông Tâm hy vọng, bài thuốc này có thể nhân rộng để những người bị thoát vị đĩa đệm có thêm hi vọng trong chữa trị bệnh.
Mọi người có nhu cầu thực sự xin liên hệ với ông Tâm theo địa chỉ trên, ông sẵn sàng cung cấp thuốc miễn phí. Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp số điện thoại vì bản thân ông còn nhiều việc riêng, không có thời gian nghe và trả lời điện thoại, mong bạn đọc thông cảm.