Câu chuyện về 3 con khỉ này bất cứ ai cũng nên đọc

Ba con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng là hình tượng khá phổ biến nhưng về ý nghĩa của nó, không phải ai cũng hiểu cặn kẽ.

Ở một số ngôi chùa ở Việt Nam, Ấn Độ và cả Nhật Bản hiện nay, tượng ba con khỉ vẫn được trưng bày trong sân chùa. Ba con khỉ này, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng.

Thoạt nhìn, có lẽ nhiều người sẽ ngay lập tức suy luận rằng, hình ảnh trên có nghĩa là “không thấy, không nghe và không nói”.

Nói cách khác, bức tượng này muốn dạy con người rằng, trong cuộc sống, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh.

Tuy nhiên nếu hiểu theo cách này, sẽ là rất thiếu chính xác. Vậy, ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng này là gì?

Ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Từ vài ngàn năm về trước, bức tượng này đã xuất hiện tại Ấn Độ. Lúc đầu, đó là bức tượng về vị thần Vajrakilaya. Đây là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng.

Bức tượng được khắc nhằm răn dạy mỗi người không được nói điều xấu, không nhìn điều xấu và không nghe điều xấu.

Không rõ tư tưởng “ba không” nói trên theo các nhà tu hành Phật giáo vào Trung Quốc vào thời kì nào nhưng vào khoảng thế kỷ thứ 9, một thiền sư người Nhật Bản trong chuyến đi làm việc ở Trung Quốc đã mang theo về xứ sở phù tang tư tưởng này.

Tại Nhật Bản, trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru, nghĩa là: không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu và không nói điều xấu bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng từ thế kỉ 17.

>>> Gợi ý những cửa hàng bán Hồng Sâm Hàn Quốc chất lượng tốt nhất, được nhiều người tin dùng nhất hiện nay

Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này.

Sâu xa hơn, người Nhật còn muốn thể hiện triết lý của riêng mình vào trong ba bức tượng, đó là: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”.

Đền Toshogu nơi có “bộ khỉ tam không” của nghệ nhân Hidari Jingoro.
Đền Toshogu nơi có “bộ khỉ tam không” của nghệ nhân Hidari Jingoro.

Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện. Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Bản chất của con người vốn là sự tò mò và trên thực tế, không ít người dành quá nhiều thời gian để nghe, nhìn, soi mói tất cả mọi chuyện, dù không liên quan đến mình và sau đó nói lại cho người khác, nói những điều không nên nói.

Đây là một tật xấu, làm cho cái tâm trở nên “động”. Và với những người mắc tật xấu này, hình tượng “bộ khỉ tam không” là một bài học có giá trị to lớn.

* Theo Thế giới trẻ

*****
*****

4 câu chuyện ngắn vô cùng sâu sắc khiến ai cũng phải tự nhìn lại chính mình, nên đọc

Cuộc sống luôn là một chuỗi triết lí để ta suy ngẫm. Bốn mẫu chuyện dưới đây thức tỉnh sâu tới lương tâm người đọc.

Câu chuyện thứ hai: Tấm lòng trẻ thơ.

Có một bà mẹ đơn thân nọ vừa mới chuyển nhà, bà ta phát hiện hàng xóm là một gia đình nghèo khó, gia đình đó có một bà mẹ góa chồng và hai đứa con. Có một hôm mất điện, bà ta đành phải thắp nến lên cho sáng. Một lúc sau, có tiếng người gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm.

Đứa bé nghiêm túc hỏi: “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Bà ta thầm nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao? Tốt nhất không cho, cứ như thế họ sẽ ỷ lại mất”.

Nghĩ rồi, bà liền nói to một tiếng: “Không có!”. Đúng lúc bà ta đang chuẩn bị đóng cửa, đứa bé đó liền cười rạng rỡ và nói: “Con thừa biết là nhà dì không có nến mà!”. Nói xong, đứa bé liền lấy ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang tặng dì hai cái để thắp sáng ạ!”. Lúc này, bà ta vừa tự trách bản thân, vừa cảm động rơi nước mắt, sau đó liền ôm chặt đứa bé vào lòng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Câu chuyện thứ nhất: Duyên nợ đời người.

Ngày xưa, có một chàng trai tên Thư Sinh, anh và bạn gái đã đính ước và chuẩn bị cử hành hôn lễ. Thế nhưng trước đó ít ngày, cô gái ấy lại đi lấy người khác.Thư Sinh bị đả kích mạnh và lâm bệnh nặng. Vừa hay, có một du khách qua đường đưa cho Thư Sinh một chiếc gương soi.Thư Sinh nhìn thấy xác của một cô gái trôi dạt vào bờ biển, trên người cô ta không một mảnh vải che thân.

Người đầu tiên đi qua cũng chỉ thoáng nhìn, lắc đầu rồi đi. Người thứ hai đi qua cởi chiếc áo khoác và đắp lên người cô gái. Người thứ ba đi qua bèn đào hố và xây mộ cẩn thận cho cô gái. Vị du khách cho biết, người con gái xấu số đó chính là bạn gái của anh ta ở kiếp trước.

“Anh là người qua đường thứ hai, đã từng đắp cái áo cho cô gái. Đến nay, cô gái gặp và yêu anh chỉ là để trả nợ tình cho anh thôi. Còn người mà cô ấy phải báo đáp cả đời đó chính là người đã chôn cất cô cẩn thận, người đó chính là người chồng hiện tại của cô gái“.Thư Sinh nghe xong liền tỉnh ngộ ra mọi chuyện.

Câu chuyện thứ ba: Chúng ta chỉ bất tiện có ba tiếng thôi.

Ngày hôm đó, tôi may mắn đặt được vé về quê ngoại cùng với chồng, nhưng sau khi lên xe thì nhìn thấy có một quý cô đang ngồi ở vị trí đã đặt trước của chúng tôi. Chồng tôi bảo tôi ngồi ở cạnh vị nữ sĩ đó nhưng lại không mời bà ấy nhường chỗ. Tôi phát hiện ra chân phải của bà ấy hình như đang có chút vấn đề, lúc đó tôi mới hiểu tại sao chồng tôi lại làm như thế. Chồng tôi cứ đứng như thế suốt dọc đường từ Gia Nghĩa đến Bắc Kinh mà không hề có ý định lấy lại chỗ ngồi.

Sau khi xuống xe, tôi nói với giọng điệu của một bà vợ xót chồng: “Nhường chỗ là việc nên làm, thế nhưng từ Gia Nghĩa đến Bắc Kinh xa như thế sao không nói bà ấy đổi vị trí cho mình chứ”. Chồng tôi đáp: “Người ta bất tiện cả đời rồi, còn mình chỉ bất tiện có ba tiếng thôi mà”.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nghe chồng nói vậy, tôi vô cùng xúc động. Có được một người chồng vừa tốt bụng vừa lương thiện như thế, tôi thấy rằng cả thế giới này đều trở nên ấm áp hơn nhiều. Tâm niệm thay đổi, thế giới hình như cũng vì thế mà thay đổi theo. Trong cuộc sống, mỗi một câu chuyện đều có khả năng xoay chuyển, cứ lấy chúng tôi làm ví dụ là rõ nhất.

Có thể chúng ta sẽ không thành công trong ba phút nhưng đôi lúc chỉ cần mất đi một phút, số mệnh con người sẽ hoàn toàn khác nhau.

Câu chuyện thứ tư: Câu chuyện về luật nhân quả.

Vào một đêm muộn đầu xuân, mọi người đều đã ngủ say, có một đôi vợ chồng tuổi đã cao bước vào một khách sạn, đáng buồn thay khách sạn đó đã hết phòng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nhân viên lễ tân không đành lòng để cho cặp vợ chồng đó lại đi tìm khách sạn, anh ta liền dẫn họ vào một căn phòng: “Có thể đây không phải là căn phòng tốt nhất nhưng ít nhất hai bác cũng không phải chạy đi tìm phòng nửa đêm nữa”. Cặp vợ chồng thấy căn phòng được dọn dẹp sạch sẽ nên quyết định ở lại đó.

Ngày thứ hai, khi họ thanh toán, nhân viên lễ tân đó liền nói: “Hai bác không cần thanh toán đâu ạ, vì căn phòng hai bác ở đó là phòng của cháu. Chúc hai bác có một hành trình du lịch vui vẻ ạ!”.

Thì ra, nhân viên lễ tân đó đã ngủ một đêm tại quầy bàn để nhường phòng cho họ. Cặp vợ chồng hết sức cảm động và nói: “Chàng trai trẻ à, cậu là nhân viên lễ tân khách sạn tốt nhất mà chúng tôi từng gặp đấy. Cậu nhất định sẽ được đền đáp”. Chàng trai liền cười rồi tiễn cặp vợ chồng ra cửa và rồi nhanh chóng quên đi chuyện hôm đó.

Bỗng có một ngày, anh ta nhận được một bức thư, trong đó có một tấm vé đi du lịch New York một mình, chàng trai đi đến một căn biệt thự trang hoàng theo như chỉ dẫn trong thư. Thì ra, hai người mà anh ta tiếp đón trong đêm muộn hôm đó chính là một nhà tỷ phú cùng với vợ của ông ấy. Ông ấy đã mua tặng chàng trai một tiệm rượu lớn sau đó giao cho anh quản lý.

Thực ra nhân quả đều do mỗi người nắm giữ, khi chưa xác định được mục tiêu vĩ đại của đời người thì hãy dùng tấm lòng của mình để làm việc gì đó. Mỗi một cá nhân đều là một nhân viên phục vụ, những điều lớn lao đều bắt nguồn từ việc chúng ta phục vụ cho người khác, khả năng một người phục vụ cho người khác lớn bao nhiêu thì kết quả chúng ta có được càng lớn bấy nhiêu.

Sống trong đời cần phải trải nghiệm nhiều. Trên đường đời, chúng ta có thể có tiếng cười sảng khoái, nhưng cũng có thể có cả những giọt nước mắt khổ đau; trên đường đời, có niềm tin từ sự thành công, cũng có thức tỉnh từ sự thất bại, nhưng chúng ta đều phải biết quý trọng.

Sự giàu có của đời người đến từ một trái tim vô tư, không ích kỉ; cái tốt đẹp của cuộc đời đến từ một trái tim giản dị. Trên đường đời không cần điều gì cao quý, chỉ cần làm việc bằng một trái tim chân thực là đủ.

Nếu muốn có được những người bạn tốt, trước tiên bạn phải đối tốt với người khác.

Nếu muốn được vui vẻ, hạnh phúc, trước tiên bạn hãy mang hạnh phúc đến cho người khác, không lâu sau bạn sẽ nhận thấy bản thân càng ngày càng hạnh phúc.

Chúng ta có khả năng làm việc tốt cho bản thân mình mới có khả năng đi làm việc tốt cho người khác.

Yêu người, yêu cuộc đời, cho yêu thương, nhận yêu thương và rồi…trưởng thành trong tình yêu thương!.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.