Nếu bạn đang có những đôi dép nhựa này, hãy vứt chúng đi!
Trong một nghiên cứu tại Đức, người ta đã phát hiện một số lượng đáng sợ các chất gây ung thư trong những chiếc dép nhựa bắt mắt và tiện lợi này. Tại Hồng Kông cũng vậy, và Việt Nam có thể không có ngoại lệ.
Một báo cáo của Đài truyền hình Đức WDR vào năm 2013 sau khi phân tích mẫu 20 chiếc dép nhựa loại này (còn gọi là dép Crocs) trong phòng thí nghiệm đã cho hay: tất cả các dép mang đi phân tích, bao gồm cả những thương hiệu Mỹ như Crocs và Skechers đều có vấn đề.
Báo cáo kêu gọi những người vẫn còn muốn đi giày dép nhựa cần mang tất để bảo vệ sức khỏe khỏi các chất độc nguy hiểm có thể được hấp thụ qua da khi tiếp xúc trực tiếp với vật liệu được sử dụng để làm dép. Viện liên bang Đức đánh giá rủi ro (BFR) cũng khuyên người tiêu dùng là tránh dép crocs nhựa có mùi khó chịu. Các mùi khó chịu, hoặc mùi ngọt phát ra từ dép nhựa là do các dung môi hóa học, chúng không tốt cho sức khỏe.
Loại chất đặc biệt có vấn đề là polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), đã được xác định là chất gây ung thư, gây đột biến, hoặc gây quái thai. PAHs được tìm thấy trong 6 trong 10 đôi dép, với dép đen có hàm lượng cao nhất. Các hóa chất độc hại có thể được hít vào hoặc hấp thụ qua da.
Những đôi dép của Công ty Mỹ Crocs không chứa PAHs, nhưng có chứa 4 loại dung môi có thể dẫn đến kích ứng da và dị ứng đã được tìm thấy. Năm thương hiệu được thử nghiệm khác cũng chứa dung môi này.
Hồi đầu năm 2014, tại Hồng Kông cũng có sự việc tương tự như trên
Hiệp hội người tiêu dùng Hồng Kông lấy ngẫu nhiên 28 mẫu giày, dép lê, ủng nhựa… đưa đi phân tích. Kết quả là hơn một nửa trong số mẫu đó có chứa hàm lượng cao hóa chất độc hại, trong đó 3 mẫu chứa độc tố gây ung thư.
Người ta phát hiện chất hydrocarbon thơm đa vòng gây ung thư (PAHs) được gọi là benzopyrene trong ba thương hiệu giày dép: Aeon Dolphins, Spiderman, Gephifu. Tất cả đều được gắn nhãn xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngoài ra, kết quả cuộc kiểm tra cũng cho thấy có 15 mẫu, bao gồm 6 đôi ủng chứa lượng lớn chất làm dẻo phthalates. Phthalates không dễ dàng hấp thụ vào da, nhưng có thể tồn tại trong không khí và gây độc khi hít vào. Việc tiếp xúc hóa chất này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và dị ứng, phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố và có thể làm suy yếu khả năng sinh sản.
Đó là những đôi dép tại Đức, Hồng Kông, còn tại Việt Namhiện nay thì sao? Hầu hết các loại hàng nhựa như vậy cũng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, không thể kiểm soát được chất lượng. Không chỉ là dép, mà đủ loại hàng nhựa: đồ dùng hàng ngày, đồ chơi… Một số sản phẩm có độ tinh xảo kém (vì là hàng nhái), mùi dung môi phụ gia nhựa còn lại nồng nặc, màu sắc lòe loẹt được cho là nguy hiểm nhất. Do đó, nhiều chuyên gia e ngại rằng chúng không an toàn cho người dùng. Ẩn chứa trong những đôi dép nhựa bạn đi này có thể là những nguy hiểm vô hình nhưng chỉ cần tinh ý một chút là bạn có thể cảm nhận được.
Cuối cùng, nếu bạn vẫn lưu luyến không nỡ bở đi những đôi dép ấy, hãy đi thêm tất để khi bảo vệ mình nhé, và nhớ vệ sinh chúng cẩn thận.
Theo DKN
Mách bạn dùng 1 chiếc tất cũ giúp nhà vệ sinh không bẩn không hôi trong một năm, siêu thiết thực và tiết kiệm
Nhà vệ sinh của bạn thường xuyên có mùi và việc cọ rửa khiến bạn mất nhiều thời gian và sức lực. Với mẹo nhỏ này bạn chắn chắn sẽ sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn mới.
Bước 1: Nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị là một chiếc tất cũ và một thỏi xà phòng
Bước 2: Cho miếng bánh xà phòng vào trong chiếc tất, dùng kéo cắt một vài lỗ nhỏ ở đầu tất
Bước 3: Mở nắp bồn vệ sinh và cho chiếc tất vào trong bồn
Bước 4: Đậy nắp lại
Bước 5: Đừng quên chừa một ít thành tất ra ngoài nắp bồn cầu để tránh chiếc tất này hoàn toàn bị rơi trong bồn nước
>>> Mách bạn những đại lý sâm Hàn Quốc giá rẻ nhất, đáng tin cậy nhất TPHCM
Bọt xà phòng sẽ tự động tiết ra theo nước bồn rửa khiến nước bồn cầu thông thường sẽ có tính năng khử khuẩn, làm sạch và bớt mùi hơn cho bồn cầu nhà bạn.
Ngoài ra, để ngăn ngừa mùi hiệu quả cho nhà tắm bạn có thể tham khảo một số cách khác dưới đây.
1. Dùng baking soda
Bạn chỉ cần cho 3 thìa bột baking soda vào một xô nước, khuấy cho bột tan rồi đổ vào bồn cầu rồi sau đó cọ sạch. Mỗi tuần hai lần hãy áp dụng cách này để đánh bay mùi hôi, đảm bảo vệ sinh bồn cầu.
2. Sử dụng nước chanh
Dùng 3 quả chanh, ép lấy nước rồi đổ nước đó vào bồn cầu, để nguyên và không xả nước. Sau đó, bạn chỉ cần đậy nắp bồn cầu, để trong vòng 1 tiếng thì xả nước, cọ rửa bằng nước sạch một lần nữa. Với cách này, đảm bảo bồn cầu nhà bạn sẽ sạch bóng và không còn mùi hôi khó chịu.
3. Dùng nước giấm
Các hoạt chất trong giấm táo hoặc giấm đen có tác dụng diệt khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn, vi trùng gây mùi cực kỳ tốt. Với phương pháp này, tất cả việc bạn cần làm là dùng giấm cọ sạch bồn cầu, sau đó cọ lại một lượt với nước sạch. Để bồn cầu luôn sạch sẽ, không bị ẩm mốc, hôi hám bạn hãy áp dụng phương pháp này mỗi tuần một lần.
4. Sử dụng tinh dầu
Bạn chỉ cần cọ sạch bồn cầu bằng nước có hòa vài giọt tinh dầu. Mùi thơm của tinh dầu sẽ lấn át và “xoá sổ” mùi hôi khó chịu do vi khuẩn gây ra, đem lại cho gia đình không gian phòng tắm sạch sẽ và ngát hương thơm. Bạn có thể lựa chọn các loại tinh dầu như: hoa oải hương, sả chanh, cam ngọt… để khử mùi hôi bồn cầu. Chúng không chỉ giúp căn phòng thơm mát hơn mà còn có tác dụng chống vi khuẩn gây hại và muỗi cực kỳ tốt.
Mộc Lan (TH)/dkn.tv