Đoạn tuyệt bệnh viêm xoang mãn tính hơn 20 năm nhờ bài thuốc đơn giản từ cây giao

Vừa cấy, nước mũi vừa chảy ròng ròng vì viêm xoang

Bà Lương Thị Lịch (SN 1961, trú tại thôn Nội Linh, xã Ngô quyền, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) bị căn bệnh viêm xoang mãn tính đã hơn 20 năm. Làm nông nghiệp, công việc đồng áng quanh năm có không ít cực nhọc vất vả nhưng bà Lịch bảo đời bà chưa gặp việc gì khổ cực như phải chịu đựng căn bệnh viêm xoang.

Suốt 2 thập kỷ sống chung với căn bệnh viêm xoang mãn tính, bà Lịch hiểu hơn ai hết nỗi khổ mà căn bệnh này mang đến. Ban đầu bà chỉ bị ngạt mũi nhẹ và tăng nặng hơn những lúc trời lạnh. Thế rồi mỗi khi thời tiết thay đổi hay chuyển mùa, bệnh của bà lại tái phát.

Bà Lịch cho biết: “Triệu chứng lúc giao mùa là mỗi ngày tôi hắt hơi vài chục lần rồi nước mũi cứ chảy ra ròng ròng. Nước mũi lúc này trong như nước lã ấy. Vào vụ cấy, có lúc đang cầm nắm mạ cấy dở, tay lấm lem bùn đất mà tôi vẫn phải đưa lên vắt mũi.

Có những lúc nước mũi chảy nhiều quá đến mức tôi chả buồn vắt nữa cứ cúi cho nó tự chảy xuống ruộng vì vắt nhiều, chùi nhiều đau rát vô cùng. Nhiều khi tôi còn phải lấy bông hoặc giấy cuộn nhét vào 2 lỗ mũi cho nó khỏi chảy ra. Có ngày nước mũi chảy nhiều quá, tôi phải dùng hết cả nửa cuộn giấy nên mũi lúc nào cũng đỏ như quả cà chua”.

Đến khi nước mũi ngừng chảy, bà chuyển sang giai đoạn bị ngạt tắc mũi suốt ngày đêm, ăn không ăn được mà ngủ cũng không ngủ nổi. Khổ nhất là đêm nào bà Lịch cũng phải thức dậy 2-3 lần để nhỏ thuốc cho thông mũi, nếu không thì không thể thở nổi và mồm miệng khô rát.

Nhiều đêm cứ xì xục như vậy khiến bà mất ngủ, hôm sau người phờ phạc, đi làm mệt mỏi vô cùng.

Nghĩ lại giai đoạn đó, bà vẫn chưa hết ái ngại: “Ban ngày tôi toàn phải thở bằng mồm, mũi tắc nên ăn uống cứ phều phào chẳng còn biết ngon gì là, hay mùi vị của nó thế nào. Căn bệnh khiến tôi nhức buốt ở vùng mũi, vùng mặt và xông lên cả đầu, tai thì ù vô cùng.

Ở nhà hay đi đâu, tôi cũng phải kè kè lọ thuốc nhỏ mũi bên cạnh, vì nếu thiếu nó tôi chẳng thể làm nổi việc gì dù biết nhỏ thuốc quá nhiều không tốt nhưng tôi chả còn cách nào khác”.

Ngồi bệnh cạnh, ông Kính (chồng bà) phụ họa: “Hồi bà ấy còn bị bệnh, làng có đám hiếu đám hỉ nào, bà ấy cũng đùn đẩy cho tôi đi hết vì bà ấy đi cũng có ăn uống được gì đâu. Bà ấy ngồi bên cạnh khụt khịt, xì xoẹt mũi dãi khiến người khác ăn cũng mất ngon nên bà ấy ngại. Bất đắc dĩ đám nào là họ hàng thân cận lắm, không thể từ chối, bà ấy mới đi”.

Bị căn bệnh hành hạ, bà Lịch đã theo chữa cả Tây y và Đông y nhưng kết quả không mấy khả quan. Bà tâm sự: “Hồi xưa chưa có điều kiện thì tôi thường tự mua thuốc kháng sinh về uống. Uống kháng sinh mãi không đỡ tôi cũng đến nhiều bệnh viện để khám, chụp X quang, rồi được cho thuốc về uống, nhưng bệnh tật mãi vẫn chẳng có tiến triển gì.

Sau này được người ta mách, tôi cũng đã đi cấy chỉ của một bác sĩ nổi tiếng ở tận Bắc Ninh. Nhưng bệnh của tôi nặng nên cấy chỉ mấy lần cũng thấy dễ chịu hơn được vài tháng sau đó lại bị lại”. Nhiều lúc tuyệt vọng, bà Lịch đã nghĩ chắc phải ăn đời ở kiếp với căn bệnh viêm xoang này.

TRÚT BỎ NỖI LO “ĐÔNG SANG XOANG TỚI” NHỜ CÂY GIAO

Thấy mẹ phải chịu đựng căn bệnh khổ quá, khoảng giữa năm 2013, con gái lớn của bà Lịch đọc được một bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây giao (hay còn gọi là cây xương cá) của người Mông nên đã in ra, mang về cho bà Lịch áp dụng theo.

Lúc đầu bà Lịch cũng không tin vì bà chữa Đông – Tây y đủ cả rồi mà còn không khả quan thì bài thuốc chỉ có một vị cây cỏ sao có thể hết bệnh viêm xoang. Vì vậy bà đọc xong rồi nhét tờ giấy ấy vào một chỗ mà không áp dụng theo.

Bẵng đi một thời gian, khoảng cuối năm 2014 đến mùa căn bệnh của bà lại tái phát và dường như trở nặng hơn trước nhiều. Khi ấy, mặt mũi bà đau nhức quá khiến bà có cảm giác như mặt mình bị sưng lên, mũi thì tấy đỏ, mồm miệng khô khốc, đầu óc đau nhức cứ ong ong cả ngày.

Bà Lịch rất mừng vì gặp được bài thuốc chữa viêm xoang từ cây giao
Bà Lịch rất mừng vì gặp được bài thuốc chữa viêm xoang từ cây giao

Nếu như trước đây 1 đêm bà chỉ phải dậy 2-3 lần để nhỏ thuốc thì nay bà phải thức dậy đến 3-4 lần khiến bà thiếu ngủ triền miên. Lúc này bà mới nghĩ đến bài thuốc mà con gái đã in cho. Bà đi hỏi khắp làng để tìm cây như trong ảnh. Cũng may cây này dễ kiếm vì nơi bà ở một số nhà trồng cây giao làm cây cảnh.

Bà Lịch kể: “Xin được một ít cành giao về, tôi cắt nhỏ khoảng 15-20 cành cho vào cái siêu nhỏ. Tôi lấy một miếng bìa cứng quấn thành 1 cái ống dài khoảng 50cm lắp vào đầu vòi, để chắc chắn tôi quấn thêm 1 lớp băng dính nữa bên ngoài vòi cho chặt.

Sau đó, tôi đổ vào ấm 1 bát nước rồi đặt lên bếp đun sôi. Trong bài thuốc hướng dẫn vừa đun sôi vừa xông ngay trên bếp nhưng sợ bỏng nên đun sôi một lúc thì tôi bỏ xuống bê lên hít. Cứ hít khoảng 30 giây tôi lại đặt lên cho sôi tiếp rồi lại bê xuống xông tiếp”.

Chiếc siêu bà Lịch dùng để xông mũi
Chiếc siêu bà Lịch dùng để xông mũi

Mấy hôm đầu bà thực hiện xông 2 lần/ngày nhưng do không có nhiều thời gian nên sau đó bà chỉ duy trì làm 1 lần/ngày và mỗi lần khoảng 15-20 phút.

2 ngày đầu xông, bà thấy nước mũi chảy ra rất nhiều, sau đó thì hết nước mũi. Xông khoảng 1 tuần, bà đã thấy bệnh tình chuyển biến rõ rệt: Mũi họng thông thoáng, đầu óc nhẹ nhõm, bà ăn cũng đã ngon miệng hơn.

Hàng đêm bà chỉ cần nhỏ mũi 1 lần trước khi đi ngủ và yên tâm ngủ ngon đến sáng chứ không phải xì xục như trước đây nữa. Lúc đó bà mới tin bài thuốc từ cây cỏ này có công dụng thực sự và mình đã may mắn gặp đúng thuốc.

Để tiện sử dụng, bà đã xin 1 cành giao về trồng trong vườn nhà. Cây này thuộc họ xương rồng nên rất dễ trồng, bà chỉ cắm một cành xuống đất và hàng ngày tưới nước vừa phải. Hiện cây giao trong vườn nhà bà đã to và rất xanh tốt.

Hôm nào thấy hơi nghẹt mũi, bà Lịch giở đồ nghề ra xông mấy lần lại thấy bệnh êm ngay
Hôm nào thấy hơi nghẹt mũi, bà Lịch giở đồ nghề ra xông mấy lần lại thấy bệnh êm ngay

“Thấy rõ hiệu quả từ bài thuốc, tôi kiên trì xông liên tục khoảng 1 tháng, sau đó nghỉ một thời gian rồi lại xông tiếp thêm một đợt nữa. Tôi xông 3 đợt liền như vậy.

Cuối đông năm 2014, tôi đã thấy bệnh đỡ hẳn. Thời điểm chuyển mùa năm 2015, tôi không thấy bị hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi và ngạt tắc mũi nữa. Sang đến mùa đông năm 2016, chỉ hôm nào trời hanh khô lắm tôi mới hơi hơi nghẹt mũi thôi.

Khi đó tôi lại giở đồ nghề ra đun và xông thêm mấy lần nữa là bệnh lại êm ngay. Nói không ngoa, gặp được cây giao, tôi cảm thấy mình như người trúng số vậy bởi cuộc đời tôi đã thay đổi hẳn.

Từ một người mất ăn mất ngủ vì viêm xoang, nay tôi ăn thấy ngon miệng, ngủ ngon một mạch từ tối đến sáng mà chẳng cần đến vật bất li thân là cái lọ thuốc nhỏ mũi be bé kia nữa”, bà Lịch cười sảng khoái.

Cây giao bà Lịch trồng trong vườn
Cây giao bà Lịch trồng trong vườn

KHI XÔNG MŨI BẰNG CÂY GIAO PHẢI LƯU Ý GÌ?

Cây giao thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh…).

Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.

Có 2 loại giao: Cây giao có mủ (nhựa) để chữa xoang và cây giao cảnh thuộc họ cây giao, không có mủ và không có tác dụng chữa bệnh. Người dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng.

Cây giao có mủ đục hại cho mắt nên trong mọi thao tác phải cẩn thận, nhẹ nhàng
Cây giao có mủ đục hại cho mắt nên trong mọi thao tác phải cẩn thận, nhẹ nhàng

Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, cắt nhẹ nhàng, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm đau mắt.

Nếu vô ý bị dính mủ vào tay thì rửa ngay bằng nước lạnh và xà phòng, dính vào mắt thì rửa mắt bằng nước sạch và đi khám để được xử lí kịp thời.

Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp để tránh bị bỏng. Bình thường, chỉ sau từ 2 – 3 hoặc 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ.

Đối với người bệnh nếu thực hiện xông mũi từ 5-7 ngày mà không thấy khỏi có thể do không hợp thuốc hoặc thực hiện sai cách, không nên tiếp tục dùng thuốc nữa. Không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ đang có thai.

(Theo Đan Hạ – Báo Tuổi trẻ & Đời sống)

*****
*****

Bí quyết chữa đau dạ dày chỉ tốn chưa đến 2.000 đồng cực kỳ hay!

Bạn có thể chữa đau dạ dày bằng 3 bài thuốc dân gian cực kỳ đơn giản mà không hề tốn kém chút nào sau đây.

1. Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày:

Vi khuẩn

Trong số các loại vi khuẩn gây bệnh cho người, vi khuẩn H.pylori (gọi tắt là Hp) là loài vi khuẩn duy nhất sinh sống tốt trong dạ dày. Không phải ai mắc phải loại vi khuẩn này cũng bị đau dạ dày, tuy nhiên ở những người đau dạ dày do vi khuẩn Hp thì bệnh có thể biến chứng thành loét dạ dày tá tràng (6% số người có vi khuẩn Hp) và ung thư dạ dày (khoảng 1% số ca có Hp). Nhiễm vi khuẩn Hp cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày lên 6 lần so với những người không nhiễm Hp. Vì vậy, phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa xâm nhiễm vi khuẩn là cách tốt nhất để phòng bệnh, kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh, bạn sẽ tránh được các nguy cơ do vi khuẩn Hp gây ra.

Đau dạ dày có thể biến thành ung thư dạ dày.
Đau dạ dày có thể biến thành ung thư dạ dày.

Thuốc lá

Khi hút thuốc, nicotin sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết axit clohydric và pepsin – những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp prostaglandin, chất có vai trò bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotin cũng khiến cholat có trong mật bị chảy ra ngoài dẫn tới dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

Thói quen ăn uống

Các thói quen ăn uống không tốt là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày, ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày.

Ăn fast food và uống nước ngọt có thể gây đau dạ dày.
Ăn fast food và uống nước ngọt có thể gây đau dạ dày.

Ăn quá nhanh

Khi ăn quá nhanh, thức ăn chưa kịp bị nghiền nát, nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn, điều này sẽ tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày. Hơn nữa, lúc ăn vào, dạ dày chưa kịp truyền tín hiệu cho não bộ và kết quả là, dịch trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa.

Ăn quá no trước khi đi ngủ

Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã đi ngủ, lượng dư thừa sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, điều này sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày. Do đó, nếu bạn có muốn ăn hay uống thứ gì trước khi đi ngủ thì cũng cần chú ý, cho dù đó là thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa. Thời điểm tốt nhất cho bạn uống sữa là nửa tiếng trước khi nghỉ ngơi.

Ăn quá mức trước khi ngủ cũng gây đau dạ dày.
Ăn quá mức trước khi ngủ cũng gây đau dạ dày.

2. Cách chữa đau dạ dày hiệu quả:

Nha đam

Để chữa đau dạ dày, bạn chuẩn bị 10g lá nha đam còn tươi. Khéo léo gọt phần vỏ để lấy nhựa nha đam. Bạn nên dùng đầu dao ngược để gọt vỏ sẽ dễ hơn. Phần nhựa lấy được đem đun sôi với nước để uống.

Gel nha đam trong suốt với thành phần chủ yếu là nước và vô số các chất khoáng, vitamin cần thiết. Nó thường được dùng để làm đẹp da, điều trị chứng khó tiêu, táo bón và chữa đau dạ dày.

Bạn đun gel nha đam với nước sôi để uống.
Bạn đun gel nha đam với nước sôi để uống.

Lá mơ

Sau vài ngày uống nước cốt từ lá mơ bạn sẽ thấy căn bệnh đau dạ dày khó chịu bấy lâu giảm đi rất nhiều. Mỗi ngày 1 lần, bạn lấy 20-30g lá mơ rửa thật sạch bằng nước muối hay nước rửa rau củ. Đợi một chút để lá mơ ráo bớt nước rồi mới đem giã nhuyễn và chắt lọc nước cốt để uống.

Hạt bưởi

Lấy 100g hạt bưởi bỏ vào 200ml nước nóng, để yên trong 2-3 giờ. Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ có một cốc nước màu trắng nhầy trông như thạch. Mỗi ngày một lần, bạn uống thứ nước này sau khi ăn khoảng 2 tiếng cho đến khi nào hết đau thì thôi.

Theo Khỏe & Đẹp

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.