Bài thuốc từ cây cỏ mực và vỏ quýt giúp nhiều bệnh nhân hết di chứng tai biến mạch máu não
Lương y "Tai biến mạch máu não"
Dù bận rộn với các công tác Hội Đông y, nhưng cứ thứ 5 và chủ nhật hằng tuần, lương y Nguyễn Văn Hồng (61 tuổi, Phó chủ tịch Hội Đông y huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) vẫn đều đặn dành thời gian ở Phòng thuốc Nam từ thiện chùa Chưởng Phước (xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc) với công việc khám chữa bệnh miễn phí cho bà con nghèo.
Công việc này, thầy đã phát tâm làm gần 40 năm nay. “Với tôi, mỗi ngày còn được tiếp xúc với bệnh nhân là một ngày vui. Bởi vì cảm thấy mình còn có ích, còn có sức khỏe để phục vụ bà con”, thầy Hồng chia sẻ.
Gặp gỡ học trò của thầy Hồng, “đệ tử” nào cũng gọi thầy là “lương y tai biến mạch máu não”. Bởi với gần 40 năm điều trị bệnh cho bệnh nhân, thầy Hồng chú ý nhất đến căn bệnh tai biến mạch máu não hay còn gọi là bệnh đột quỵ. Thầy Hồng chia sẻ, đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho đời sống bệnh nhân nên thầy lưu tâm nhất.
Và hơn hết, bản thân thầy cũng từng bị bệnh tai biến nên thầy hiểu hết tai hại của căn bệnh này ảnh hưởng đến đời sống bệnh nhân thế nào, điều đó càng thúc bách thầy quan tâm đến căn bệnh này nhiều hơn. Thầy đã dành nhiều thời gian mày mò, nghiên cứu phương pháp chữa trị căn bệnh này. Thực tế, thầy đã giúp được nhiều bệnh nhân liệt giường hồi phục, đi lại như người bình thường.
Và hơn hết, bản thân thầy cũng từng bị bệnh tai biến nên thầy hiểu hết tai hại của căn bệnh này ảnh hưởng đến đời sống bệnh nhân thế nào, điều đó càng thúc bách thầy quan tâm đến căn bệnh này nhiều hơn. Thầy đã dành nhiều thời gian mày mò, nghiên cứu phương pháp chữa trị căn bệnh này. Thực tế, thầy đã giúp được nhiều bệnh nhân liệt giường hồi phục, đi lại như người bình thường.
Trong số bệnh nhân được thầy chữa khỏi có cả những trường hợp “bệnh viện đã bó tay”. Một trong những trường hợp đó là bà Nguyễn Thị Tình (thị trấn Cần Giuộc). Hơn 10 năm trước, người phụ nữ này bị đột quỵ khi đang nằm võng xem tivi. Sau đó, người nhà đã đưa bà Tình lên bệnh viện Sài Gòn điều trị. Nhưng nằm viện được một tuần, bệnh viện trả bà về để gia đình chuẩn bị tổ chức hậu sự, vì bệnh tình đã không thể cứu chữa.
Thầy Hồng cho biết: “Tôi biết lúc ấy gia đình cầu cứu tôi với suy nghĩ “còn nước còn tát thôi”, vì bệnh viện trả về rồi cơ mà. Nhưng khi đến thăm khám, tôi thấy bệnh nhân dù đã hôn mê hoàn toàn nhưng vẫn còn mạch nên tôi cố gắng chữa trị cho bà ấy.
May mắn, ít ngày sau, bà ấy đã tỉnh lại được. Tiếp tục uống thuốc điều trị và tập vật lý trị liệu thì khoảng hai ba tháng sau, bà ấy bắt đầu tập tễnh đi lại được. 5 – 6 tháng sau, bà ấy đã phục hồi được khoảng 80%. Gia đình họ mừng là một lẽ, nhưng bản thân tôi cũng mừng lắm”.
Đang dở dang câu chuyện, ánh mắt vị lương y bỗng chốc ngừng lại ở một điểm xa xăm, giọng thầy chùng xuống. Thầy kể, một điều tiếc nuối là khoảng chừng sáu năm sau thì bà Tình đột ngột qua đời vì bị tai biến mạch máu não lần nữa. Nguyên nhân là do không kiêng cữ trong chế độ ăn uống và khi thấy cơ thể khỏe lên, bà chủ quan không tiếp tục uống thuốc để điều trị.
Vì thế, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, ông vẫn thường căn dặn bệnh nhân, dù đã khỏi bệnh nhưng bệnh nhân nên duy trì việc uống thuốc và thường xuyên kiểm tra huyết áp, không nên để huyết áp xuống thấp hoặc lên quá cao và phải được tư vấn của thầy thuốc.
BÀI THUỐC CHỮA DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bà Trần Thị Thu (56 tuổi, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc) vừa được thầy chữa khỏi di chứng tai biến mạch máu não một thời gian ngắn trước. Ngồi ngoài phòng chờ để nhận thuốc từ thiện, bà Thu nhớ lại: “Hơn một năm trước, tôi đi làm về, vừa tắm xong thì bị đột quỵ.
Mọi người trong gia đình lập tức đưa tôi vào bệnh viện điều trị. Sau khi cấp cứu, ổn định huyết áp, tôi được bệnh viện cho về nhà. Bệnh viện cho về nhà nhưng tôi bị liệt nửa người, không nhúc nhích, không cử động được. Người luôn trong tình trạng lơ mơ. Miệng thì cứng đơ, nói vô cùng khó khăn”.
Bà Thu cho biết, thời gian trước, nhiều lần đi lấy thuốc từ thiện ở chùa Chưởng Phước nên bà Thu biết thầy Hồng có biệt tài chữa di chứng tai biến mạch máu não rất giỏi nên bà bảo con trai chở bà đến nhờ thầy chữa trị. Ban đầu thăm khám, lương y Hồng nhận định bà Thu hồi phục trong khoảng 2 – 3 tháng chữa trị.
Nhưng quá trình điều trị, bà thực hiện tốt những chỉ dẫn của thầy, vì thế chỉ hơn một tháng sau, bà Thu đã có thể nói dễ dàng và rõ ràng hơn. Chân tay bà cũng vận động đi lại được. “Được như vậy tôi mừng lắm! Tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ nằm liệt giường suốt cả phần đời còn lại chứ. Nghe thầy Hồng bảo dù đã phục hồi nhưng phải uống thuốc và tập luyện duy trì nên tôi vẫn đến thầy lấy thuốc uống thường xuyên”, bà Thu nói.
Về bài thuốc giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi di chứng tai biến mạch máu não phải nằm liệt giường cả đời, thầy Hồng cho biết, bài thuốc chủ yếu là những vị thuốc Nam đơn giản như cây cỏ mực, vỏ quýt (Đông y gọi là trần bì), cam thảo, lạc tiên cùng một số thảo dược khác như đương quy, thục địa, đỗ trọng, tần giao, quế chi, địa long, bạch truật, xuyên khung…
Những cây thuốc bổ can thận, giúp cho gân cốt bệnh nhân mạnh lên. Trong đó, cây cỏ mực giúp thanh nhiệt, bổ huyết. Vỏ quýt giúp lí khí. Đỗ trọng, ngưu tất là bổ thận. Đương quy, thục địa giúp bổ huyết. Bạch truật ổn định tỳ vị. Lạc tiên giúp an thần. Quế chi giúp dẫn thuốc tới các cơ quan. Địa long là bổ máu. Bài thuốc giúp bệnh nhân mạnh gân cốt, cùng với việc tập luyện vật lý trị liệu hằng ngày, gân cơ bệnh nhân sẽ phục hồi đi lại, vận động và nói năng được.
Tuy nhiên, thầy Hồng cho biết, thực tế tùy trường hợp bệnh mà khỏi ở mức độ nào, không phải 100% bệnh nhân đều có thể phục hồi. “Những bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ thì có thể hồi phục 100%. Những bệnh nhân bị nhồi máu não nhẹ, những bệnh nhân mặc dù liệt nửa người, không đi được nhưng tay chân họ vẫn còn ngọ ngoạy, vẫn còn cầm nắm được chút ít thì có thể chữa trị phục hồi.
Còn những bệnh nhân nhồi máu não nặng, xuất huyết não nặng, những ca này nếu liệt bên trái thì có thể chữa trị phục hồi được khoảng 50 đến 60%, và bệnh nhân này chỉ có thể chữa trị phục hồi để chống gậy đi lại được trong nhà mà thôi”, thầy Hồng chia sẻ.
Vị lương y nhấn mạnh thêm, với những bệnh nhân đã bị tai biến mạch máu não, họ nên hạn chế uống rượu bia, giảm hút thuốc lá, chế độ ăn uống phải đặc biệt chú ý, tránh tập trung công việc trong thời gian quá lâu, không nên để tâm trí căng thẳng, áp lực. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải tập thể dục thường xuyên, hợp lý và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Ngoài việc uống thuốc điều trị, nếu thực hiện tốt những điều trên, việc chữa trị của bệnh nhân sẽ tiến triển nhanh hơn nhiều, còn những người chưa bị bệnh thì cũng hạn chế được căn bệnh phần nhiều.
“Tôi vẫn thường lưu ý những bệnh nhân bị các chứng bệnh cao huyết áp và tiểu đường cần điều trị kịp thời. Những bệnh nhân béo phì và rối loạn mỡ cũng cần để ý giảm cân. Bởi những căn bệnh đó là nguy cơ và tiền đề để dẫn đến tai biến bất thình lình cho bệnh nhân”, thầy Hồng nhấn mạnh.
(Theo Văn Nguyễn – Báo Tuổi trẻ & Đời sống)
Đừng cố tìm thần dược, 3 loại rau dân dã này của Việt Nam mới là “thần dược” chống ung thư
Ba loại rau “nặng mùi” này chính là những thần dược chống ung thư vừa hiệu nghiệm, vửa rẻ tiền và luôn sẵn có trong nhà bếp của chúng ta.
Rau hẹ
Theo Trung y, cây rau hẹ có tác dụng ôn thận tráng dương, làm ấm thận, tăng sinh lực và thanh lọc, giải độc.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh, loại rau này không chỉ sở hữu hàm lượng cao canxi, photpho, sắt, đường, protein, vitamin A và C mà còn rất giàu carotene và chất xơ.
Một trong những công dụng nổi bật phải kể đến của rau hẹ chính là khả năng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: loại rau “nặng mùi” này có chứa các chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả và có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giúp giảm nhẹ hoặc tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gen.
Lưu ý: Ngay cả khi sở hữu nhiều công dụng thần kỳ, nhưng hẹ vẫn là loại rau chứa rất nhiều các chất xơ thô và không dễ tiêu hóa.
Để tránh tình trạng khó tiêu, đau bụng, chúng ta không nên ăn quá nhiều rau hẹ cùng một lúc. Những người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa càng không nên ăn rau hẹ vào buổi tối để tránh việc gia tăng áp lực cho dạ dày.
Hành tây
Hành tây chứa nhiều các loại vitamin A, B1, B2, PP, C, các muối của canxi, chất kháng sinh thực vật và nhiều loại đường có lợi cho sức khỏe.
Nhờ việc sở hữu các thành phần hóa học như trên, hành tây có công dụng phòng và chữa bệnh ung thư.
Chưa dừng lại ở đó, loại củ này còn rất giàu quercetin và selen – hai chất có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc ung thư đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Lưu ý: Hành tây chống chỉ định dùng với những người đang mắc các bệnh gan, thận, mắt, các bệnh ngoài da và bệnh mạn tính về đường tiêu hóa.
Loại củ này còn chứa các chất glycosid có ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động của tim. Do đó, những đối tượng có tiền sử mắc bệnh tim cũng nên hạn chế việc ăn hành.
Mặc dù là nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng và dễ kết hợp, nhưng hành tây đặc biệt kiêng kỵ với mật ông, rong biển, cá và tôm.
Tỏi
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra rằng: chỉ cần ăn tỏi 2 lần/ tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí đối với cả những người đang hút thuốc.
Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.
Bên cạnh đó, tỏi còn có chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Không chỉ vậy, loại củ này còn có khả năng phá hủy những gốc tự do – nguyên nhân gây ra ung thư và nhiều căn bệnh khác.
Lưu ý: Tỏi tuy tốt, nhưng có tính cay nóng đặc trưng, không thích hợp với những người mắc bệnh về mắt, người bị nóng trong, hư tỳ, đi tả hoặc các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan.
Đặc biệt, tỏi không thích hợp ăn lúc đói, cũng không nên để quá lâu. Cần hạn chế nấu chín tỏi để tránh hao hút chất dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của loại củ này.
Theo soha.vn