9 loại rau củ dính chất độc gây ung thư, dị dạng thai nhi, cho vàng cũng không dám rớ vào
Rau củ quả được gọi là thực phẩm kỳ diệu vì chúng chứa tất cả các chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, canxi, sắt, chất xơ… Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón, rau củ quả còn giúp chị em giảm cân, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và ung thư. Một số nghiên cứu cũng khuyên chúng ta nên ăn 2 – 3 chén rau (nấu, hấp, chiên, xào, hay ăn sống) mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý không phải lúc nào rau củ quả cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 9 loại chứa chất độc chị em cần cẩn trọng để không gây hại cho cả nhà.
1. Giá đỗ dùng thuốc kích thích
Để giá đỗ lớn nhanh, thân mập và trắng, ít rễ, không ít người sản xuất đã sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng nhằm thu lời nhanh và nhiều nhất. Theo người có kinh nghiệm, trung bình phải 5 ngày mới sản xuất được một mẻ giá đỗ theo phương pháp truyền thống. Nhưng nếu sử dụng thuốc “thúc” thì chỉ cần 2 ngày là đã có một mẻ giá trắng mập và không có rễ. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy chảy ra loại nước có màu nhờ đục.
Để tạo ra loại giá đỗ này, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc diệt cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Bản thân thuốc diệt cỏ là một chất độc, có thể gây ung thư và dẫn đến quái thai dị dạng.
2. Cải thìa có dấu hiệu hư, úng
Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Trong cải thìa chứa nhiều chất glucosinolates (chống lại các yếu tố gây ung thư) cũng như phytoalexin (chất kháng độc thực vật) được gọi là brassinin. Ngoài ra, cải thìa còn là nguồn cung cấp dồi dào chất beta carotene – hợp chất chống ôxy hóa mà các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu thấy rau có dấu hiệu hư, úng thì nhất định phải bỏ.vì ăn vào dễ trúng độc, gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chướng bụng, chuột rút, hôn mê và thậm chí tử vong.
3. Cà chua xanh
Cà chua chín đỏ là một loại quả chứa nhiều vitamin B, C, khoáng chất… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cà chua còn xanh chưa chín thì lại gây hại cho cơ thể vì khi đó nó chứa 2 loại chất vô cùng độc là tomatine và solanine. Solanine cũng được tìm thấy trong khoai tây mọc mầm. Khi ăn cà chua xanh, miệng sẽ thấy tê cay. Nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trúng độc như nôn mửa, khó thở, chảy nước dãi…, nặng có thể gây suy hô hấp.
4. Khoai tây mọc mầm
Củ khoai tây mọc mầm hoặc nổi trên mặt đất, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm cho vỏ có màu xanh thường chứa một lượng lớn các chất solanine. Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra ngộ độc nhanh chóng với các biểu hiện như cứng lưỡi, thanh quản tê liệt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác.
Để loại bỏ solanin cần gọt kỹ vỏ, ngâm khoai trong nước có pha thêm vài hạt muối trong vài giờ trước khi nấu để loại bỏ chất độc.
5. Khoai lang mọc mầm hoặc lốm đốm đen
Khoai lang nảy mầm có chứa độc tố solanen. Chất này có độc tính rất mạnh, nếu ăn phải sẽ gây ói mửa, buồn nôn, đau bụng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, khoai lang khi để lâu hoặc để trong môi trường không đảm bảo sẽ xảy ra hiện tượng bị lốm đốm đen hoặc thối rữa, mốc meo, phân hủy. Khi khoai bắt đầu có những đốm đen, các chất dinh dưỡng bên trong sẽ mất dần tác dụng, khoai sẽ trở nên bị cứng và có vị đắng. Đồng thời chất độc trong khoai sẽ không phân hủy được kể cả khi đã nấu chín. Ăn thứ này vào sẽ gây hại đặc biệt cho gan và gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe.
6. Gừng hư, thối
Gừng thối sinh ra chất safrole có độc tính rất mạnh. Chất này vào cơ thể tuy số lượng rất ít nhưng khi ruột hấp thu sẽ chuyển ngay vào gan, khiến các tế bào gan biến dạng, hoại tử, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản.
7. Trà mốc
Khi trà bị mốc xanh hoặc nấm mốc mọc lên nhiều thì nên vứt bỏ ngay lập tức. Trà khô khi mọc nấm mốc rất khó phát hiện, vì thế khi có “nghi ngờ” trà bị nấm mốc hãy bỏ ngay lập tức.
Uống phải trà mốc, cơ thể sẽ có cảm giác say say, chóng mặt, nặng hơn có thể bị tiêu chảy và các triệu chứng bất thường đối với sức khỏe.
8. Nấm tuyết chuyển màu vàng
Nấm màu trắng khi bị biến chất (xuất hiện những viết loang lổ, đổi màu) tạo ra nhiều các men gạo trực khuẩn màu vàng bám lên bề mặt nấm. Khi ăn vào cơ thể gây khó chịu dạ dày, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến sốc nhiễm độc.
9. Lõi mía màu nâu
Khi ăn mía, nếu nhìn thấy phần thịt mía chuyển sang màu nâu hoặc vàng, đỏ, khi ăn có cảm giác mùi rượu thì nên bỏ ngay. Đây là loại mía đã bị nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn này dễ gây nhiễm trùng cho cơ thể, sản xuất ra các độc tố gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.
Đã tìm ra vị thuốc trị đủ loại bệnh dạ dày ít ai ngờ lại có nhiều ở Việt Nam!
Nếu chẳng may đang gặp các vấn đề về dạ dày, mặc dù chữa trị nhiều cách nhưng tình hình không thuyên giảm. Hãy thử thêm 1 cách đơn giản: dùng quả sung chữa bệnh dạ dày.
Dưới gốc độ khoa học, trong quả sung có chứa hàm lượng các thành phần dinh dưỡng, khoáng chất cực kỳ có lợi cho thể trạng và sức khỏe. Từ xa xưa, sung đã được tận dụng trong chữa bệnh, đặc biệt các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm và loét dạ dày.
Thậm chí, nếu tiêu thụ sung mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa ung thư đường ruột, dạ dày rất hiệu quả. Để làm được điều này là do sung chứa hàm lượng chất xơ cực kỳ cao, ngoài ra, chúng còn chứa các chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của gốc tự do gây ung thư.
Nguyên liệu
Quả sung chữa bệnh dạ dày hiệu quả là những quả tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối 10 phút để bớt mủ.
Thực hiện
Sung đã rửa sạch, bắc lên chảo sao khô cuối cùng nghiền nát thành bột. Để tiện lợi, bạn nên làm nhiều và bảo quản trong chai thủy tinh kín để sử dụng dần.
Cách uống
Mỗi lần sử dụng, hãy lấy 7-9gr bột sung đã nghiền nát, khuấy đều trong ly nước ấm và uống ngay sau đó. Mỗi ngày tiêu thụ 2-3 ly để phát huy hiệu quả toàn diện nhất.
Để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư dạ dày, mỗi ngày, hãy tiêu thụ 5 quả sung tươi sau mỗi bữa ăn.
Nếu không có sung tươi, đừng quá lo lắng, các rắc rối về dạ dày sẽ được giải quyết gọn gàng khi bạn thay thế bằng sung sấy khô.
Được biết, hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ trong sung sấy khô cao so với sung chưa qua chế biến. Do đó, khả năng quả sung chữa bệnh dạ dày ở dạng sấy khô sẽ hiệu quả gấp nhiều lần so với sung tươi.
Chưa hết, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bác sĩ Sahiba Wadhwa chia sẻ về cách dùng sung sấy khô để chữa bệnh hệ tiêu hóa.
Những người có tiêu hóa yếu hoặc không thể tiêu hóa sữa, hãy ngâm 3-4 miếng sung sấy khô trong nước, để qua đêm. Uống lượng nước và nhai sung đã ngâm vào sáng hôm sau.
Trẻ em muốn “tống” giun trong dạ dày, đừng uống thuốc, thử theo cách đơn giản sau, ngâm sung khô trong nước, để qua đêm và tiêu thụ hết vào sáng hôm sau. Chỉ 2-3 ngày, chắc chắn rằng bé sẽ ăn ngon và không còn các triệu chứng khó chịu do giun gây ra trong ruột.
Hai cách trên sẽ vô cùng thích hợp cho những ai không có sẵn sung tươi trong nhà hay không thích mùi chát của loại quả này. Điều bạn cần làm bây giờ là tìm mua sung sấy khô và tận hưởng những lợi ích mà chúng mang tới cho hệ tiêu hóa của mình.
Theo Webtretho