Chỉ uống một ly nước này sau khi ăn hải sản, cô gái đang khỏe mạnh bình thường nhận cái chết tức tưởi
Một cái giá quá đắt khi kết hợp đồ ăn như thế này!
Câu chuyện đau lòng về cô gái trẻ này là một bài học cho chúng ta trong cách kết hợp các loại thực phẩm phù hợp, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Sau khi đi ăn uống rồi về phòng, một cô gái đã đột ngột bị xuất huyết qua đường mắt, mũi và tai. Những người xung quanh đã nhanh chóng đưa cô gái đi cấp cứu nhưng thật không may là đã quá muộn, cô gái đã qua đời trên đường đến bệnh viện.
Gia đình và bạn bè của cô gái vô cùng bất ngờ trước sự ra đi đột ngột này bởi cô vốn có thể tốt từ nhỏ và thời điểm trước khi bi kịch xảy ra cô vẫn khỏe mạnh bình thường. Gia đình cô gái đã yêu cầu bác sĩ khám nghiệm tử thi và phát hiện ra rằng nạn nhân bị ngộ độc thạch tín (Asen). Điều này càng khiến mọi người hoang mang vì lúc đi ăn mọi người đều ăn những món giống nhau nhưng lại chỉ có một mình cô bị ngộ độc.
Theo lời kể của bạn bè, trong bữa tiệc đó có rất nhiều món hải sản nhưng cô gái thích ăn món bề bề hấp nhất nên đã ăn khá nhiều và ăn cả vỏ của chúng. Đến khi về nhà, cô còn uống thêm viên sủi Vitamin C rồi gặp nạn. Các bác sĩ cho rằng việc ăn cả vỏ bề bề không gây hại mặc dù trong vỏ bề bề và các loại tôm nói chung vốn dĩ đều chứa chất thạch tín. Họ cho biết tác nhân gây độc hại lại chính là viên sủi Vitamin C.
Theo đó, thạch tín ở vỏ bề bề sau khi tác động với Vitamin C sẽ sinh ra chất Arsenic vô cùng độc hại. Chất này có khả năng làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột cũng như biểu mô từ đó gây ra tình trạng xuất huyết miệng, mắt, mũi và tai.
Trước thông tin về sự việc đau lòng này, nhiều người tỏ ra lo lắng vì những món hải sản thường được kết hợp với những loại quả chứa nhiều vitamin C như dứa, chanh… để làm tăng hương vị. Theo các chuyên gia, tốt hơn hết không nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C trước và sau khi ăn hải sản để đảm bảo an toàn. Một lưu ý nữa là chúng ta cũng không nên uống trà sau khi ăn hải sản. Nguyên nhân là do trong trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong hải sản tạo thành canxi không hòa tan.
Gia Vũ/ Theo Thethaovaxahoi.vn
9 điều cấm kỵ không nhớ kỹ thì ăn gừng rất nguy hiểm
Sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.
Người Việt Nam thường có thói quen sử dụng nhiều gia vị trong đó có gừng. Gừng không chỉ là gia vị được yêu thích mà còn là một vị thuốc trong đông y. Gừng đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Tuy nhiên, sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.
1. Công dụng của gừng với sức khỏe:
– Phòng và chữa ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể sử dụng để phòng và chữa ngộ độc thực phẩm.
Nên ướp gừng với thực phẩm hoặc khi nấu thêm vài lát gừng vào những món ăn ưa gừng như thịt bò, hải sản… để hạn chế những nguy cơ nhiễm bệnh do thực phẩm đem lại.
Nếu bị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn, cũng có thể dùng gừng để điều trị.
– Khắc phục chứng rối loạn dạ dày: Gừng được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn dạ dày rất hữu hiệu. Nếu bạn gặp các chứng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi… thì dùng gừng là cách khắc phục tốt nhất.
– Chống buồn nôn và nôn: Gừng có thể sử dụng trong các trường hợp say tàu xe gây buồn nôn và nôn hoặc khi phụ nữ mang thai gặp tình trạng nôn mửa dữ dội.
– Tốt cho tim mạch: Gừng giúp làm giảm cholesterol, ngăn ngừa chứng đông máu, nhờ thế có thể làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim.
– Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp: Tinh dầu trong củ gừng có tác dụng tiêu đờm và giải quyết các vấn đề về đường hô hấp khác như lạnh, ho, cảm cúm, hen suyễn, khó thở… Bởi vậy sử dụng gừng để điều trị các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.
– Giảm đau và chống viêm hiệu quả: Gừng có chứa chất men zingibain có tác dụng giảm đau tự nhiên, giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu… Có thể dùng gừng xoa vào vùng bị đau giúp giảm đau đầu, đau cơ, căng cơ.
Dùng gừng thường xuyên có thể làm giảm lượng prostaglandin do đó làm giảm các cơn đau thường diễn ra trong cơ thể.
– Hỗ trợ điều trị liệt dương: Gừng có công dụng kích thích sinh dục nên rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm và hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới.
2. Những lưu ý khi ăn gừng:
– Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.
– Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
– Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
– Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
– Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
– Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Vì thế người đau dạ dày, đại tràng nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.
– Bệnh về gan không nên ăn gừng: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.
Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.
– Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
– Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.