Tết này có uống rượu, bỏ túi ngay mẹo giải rượu “ngàn ly không say”

Việc say rượu quá đỗi bình thường đối với các ông, nhất là dịp lễ Tết sắp đến này. Vì vậy, các mẹ nên thủ vài bí quyết giải rượu nhanh và an toàn để giúp anh chồng mình vẫn luôn bản lĩnh ngay trên bàn nhậu nhé

Khó có thể mà tránh khỏi những cơn khó chịu do việc say rượu bia gây ra, không những thế việc say rượu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngoài nước chanh ra thì có khá nhiều cách giải rượu hiệu quả và an toàn đấy các mẹ.

Em cũng đi lụm lặt được bí quyết này từ nhiều người nên giờ gom lại thì thấy có được kha khá bí quyết về khoản này rồi

Tiện đây, còn mấy ngày nữa là đến Tết rồi, em cũng chia sẻ hết cho cả nhà mình biết luôn để các mẹ thủ sẵn rồi giúp mấy ông có nhậu say về thì uống cho đỡ mệt người

Nước chanh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chỉ cần pha 2 muỗng cà phê nước cốt chanh và một muỗng cà phê mật ong với nước ấm

Với khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn và có chứa hợp chất chống viêm, nước chanh là cách giải rượu rất hiệu quả

Nước gừng tươi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dùng một củ gừng tươi, sau đó các mẹ cắt thành từng lát mỏng rồi đem nấu nước uống.

Gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.

Bên cạnh đó, có thể cho thêm vào nước gừng nóng một muỗng mật ong, như vậy sẽ giúp hấp thụ nhanh và giải say rượu.

Nước mía

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chống nhất và dễ thực hiện nhất đấy nhé.

Nước ép cà chua

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Uống khoảng 300 ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn, cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất

Vì cà chua giàu vitamin C và glutathione, các dưỡng chất giúp cơ thể ngăn ngừa các độc tố và giảm tình trạng nôn nao.

Trà xanh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, loại bỏ các độc tố trong cơ thể, việc này giúp lá gan khỏe mạnh, khiến bạn phục hồi nhanh hơn. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy thêm hương thảo hoặc hoa oải hương vào cốc trà xanh để làm dịu dạ dày nhanh chóng

Cà phê đậm đặc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghe hơi khó tin nhưng chỉ cần lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sao sẽ tỉnh rượu.

Vì caffeine có trong cà phê làm giãn nở mạch máu, giúp làm dịu cơn đau đầu do chất cồn gây ra, đồng thời chuyển hóa rượu nhanh hơn.

Lưu ý: Chỉ nên uống lượng vừa phải, uống quá nhiều sẽ phản tác dụng đó các mẹ

Nước cam pha mật ong

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các mẹ vắt 2 quả cam pha cùng với 2 muỗng mật ong, khuấy đều và sử dụng. Có thể sử dụng loại nước này trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm sau khi thức dậy để bổ sung nước bị mất

Trong nước cam và mật ong có chứa một loại chất đường là fructose. Đây là chất có khả năng tiêu hóa rượu nhanh

Nước lọc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là cách đơn giản nhất để hóa giải độc tố do bia rượu gây ra. Nước lọc sẽ bù đắp lượng nước, pha loãng lượng cồn trong máu sẽ giúp đỡ say hơn

Sữa chua

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu, hơn nữa, hàm lượng canxi phong phú trong sữa chua còn rất tốt cho việc giải tỏa khó chịu sau khi uống rượu say.

Nếu không có thời gian làm mấy thứ kia thì nên cho chồng ăn sữa chua nhé các mẹ.

*****
*****

Ngồi trên đống “thần dược“, người nước ngoài săn lùng nhưng ở Việt Nam vẫn ngỡ rau, quả dại mà không biết sử dụng

Mọc hoang đầy ở các khu vườn, ven đường và được xem như rau, quả dại, những loại rau như: sam, tầm bóp, tía tô,… lại được nhiều nước săn lùng, bán với giá cực cao và xem như ‘thần dược’.

“Thần dược” rau sam – rau dại Việt Nam được nhiều nước “săn lùng”

Rau sam có vị đặc trưng, thanh và hơi chua. Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là cây dại và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò. Có lẽ sẽ ít ai biết rằng, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang “săn lùng” loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến không ngờ.

Đây là một loại cây mọng nước, thân bò sát mặt đất với màu hơi hồng đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn, hoa sam màu vàng hoặc đỏ rất đẹp. (Ảnh: IT)
Đây là một loại cây mọng nước, thân bò sát mặt đất với màu hơi hồng đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn, hoa sam màu vàng hoặc đỏ rất đẹp. (Ảnh: IT)

Ở nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các món ăn khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ, có món rau sam trộn dầu giấm…

Người Trung Hoa xưa gọi rau sam là “rau trường thọ”. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin A, C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.

Quả dại tầm bóp ở Việt Nam sang Nhật Bản bán 700.000 đồng/kg

Vốn là một loại cây dại mọc lan ở khắp các ruộng lúa ở nông thôn Việt Nam nhưng vì giờ đây người tiêu dùng yêu thích các loại rau sạch và lành nên rau tầm bóp đang đứng đầu trong danh sách các loại “rau nhà giàu” được các bà nội chợ săn lùng. Và đây cũng là 1 trong những lý do mà người Nhật chịu chơi khi bỏ ra tới 700 ngàn đồng để mua 1 kg rau tầm bóp?

Nếu quả tầm bóp ở Việt Nam được xem như là một quả dại, chỉ cần ra bờ ruộng thôi là có thể hái cả nắm mang về mà không tốn tiền mua thì ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt.

Rau tầm bóp là một loài cây dại, mọc nhiều ở bở ruộng, đất trống ven đường, ven rừng, chủ yếu ở vùng nông thôn. Tầm bóp thuộc họ cà nên cũng có một chút đặc điểm giống cây cà về lá và quả.(Ảnh: IT)
Rau tầm bóp là một loài cây dại, mọc nhiều ở bở ruộng, đất trống ven đường, ven rừng, chủ yếu ở vùng nông thôn. Tầm bóp thuộc họ cà nên cũng có một chút đặc điểm giống cây cà về lá và quả.(Ảnh: IT)

Thời gian trước, khi kinh tế nước ta còn vô cùng khó khăn, nạn đói hoành hành, rau tầm bóp được thu hái về để ăn tạm như một loại rau “cứu đói”. Giờ đây khi kinh tế đã khá hơn nhiều, người dân cũng có điều kiện để có thể mua các loại thực phẩm quý, đắt tiền hơn. Tuy nhiên vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối cho người tiêu dùng.

Rau tầm bóp là một loại rau dại nhưng rất sạch và tốt cho sức khỏe. (Ảnh: HL)
Rau tầm bóp là một loại rau dại nhưng rất sạch và tốt cho sức khỏe. (Ảnh: HL)

Giá trị nhất của cây tầm bóp là quả tầm bóp. Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp vỏ bọc mỏng, giống hình lồng đèn nên ở một vài nơi, tầm bóp còn được gọi là cây đèn lồng hay thù lù cạnh. Kho bóp quả tầm bóp, vỏ bọc của quả bị thủng sẽ phát ra tiếng bốp nghe rất vui tai. Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,…

Ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt. Tính theo giá thành ghi trên bao bì, có thể thấy 1kg quả tầm bóp có giá bán lên tới 700.000 đồng, thậm chí còn đắt hơn quả cherri nhập về Việt Nam.

Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường.(Ảnh: HL)
Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường.(Ảnh: HL)

Bán sang Nhật, rau tía tô có giá 500-700 đồng/lá

Lá tía tô màu xanh hiện đang được trồng khá rộng tại Việt Nam. Loại tía tô màu xanh này được chọn lọc từng lá với kích cỡ bằng nhau, không rách nát khi xuất khẩu sang Nhật Bản có giá 500-700 đồng mỗi lá.

Cuối tháng 6 vừa qua, lô hàng lá tía tô đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo đơn vị trồng và xuất khẩu, giá bán mỗi chiếc lá tía tô vào nhà hàng Nhật Bản với giá lên tới 500-700 đồng/lá. Nếu áp dụng đúng theo quy trình sản xuất, 1 ha trồng tía tô sẽ cho thu hoạch khoảng 17-18 triệu lá, doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng.

Loại lá này bắt đầu cho thu hoạch sau một tháng gieo trồng trong nhà kính với nhiệt độ luôn duy trì từ 33 đến 35 độ C. Tuy nhiên, trên một cây tía tô, không phải chiếc lá nào cũng đủ điều kiện xuất khẩu. (Ảnh: IT)

Theo các chuyên gia Nhật Bản đang làm việc tại trang trại, lá xuất khẩu được là lá từ thứ 7 trở lên của cây, nhưng phải đảm bảo kích cỡ 6-8cm. Còn những chiếc lá già, quá lứa trước đó đều bị hái bỏ đi.

Tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. (Ảnh: IT)
Tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. (Ảnh: IT)

Sau khi thu hoạch, vài ngày sau, lá non phát triển thêm đạt kích cỡ như yêu cầu để xuất khẩu thì mới được hái tiếp. Lá tía tô đủ tiêu chuẩn xuất khẩu phải không rách nát. Người công nhân khi hái cũng không được để móng tay dài nhằm tránh rách lá.

Chỉ trong vòng 2 tiếng sau khi hái, lá tía tô được đưa vào phòng lạnh để phân loại. Công nhân làm việc trong phòng lạnh phải tuân thủ quy trình làm việc nghiêm ngặt từ việc mặc đồng phục, đi dép vô trùng cho đến rửa tay bằng nước sát trùng, giữ vệ sinh.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.