Dù huyết áp có cao đến trên 200mmHg cũng sẽ trở về mức ổn định chỉ nhờ loại lá này
“Tôi không chỉ bị huyết áp cao, mà thi thoảng huyết áp cũng xuống thấp. Tôi sắc chung lá xương sông và ngải cứu với nhau uống nước, vậy là huyết áp luôn ổn định dưới 150mmHg”, bà Minh chia sẻ.
Khỏi huyết áp cao đầy bất ngờ nhờ lá xương sông và ngải cứu
Bà Đinh Thị Minh (76 tuổi, thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội) bị chứng huyết áp caohành hạ trong nhiều năm liền. Mỗi khi huyết áp tăng cao, bà thường thấy chóng mặt, đau đầu dữ dội và khó thở.
Đặc biệt, bà thường xuyên thấy nhịp tim mình tăng cao, nặng ở ngực, chân tay thì bị tê liên tục. Có những lúc huyết áp cao tăng đột ngột khiến bà xây xẩm mặt mày, các mạch máu như muốn nổ tung ra. Nhiều lần con cháu lo sợ… bà về với tiên tổ.
Bà Minh tâm sự: “Năm 1970, tôi thấy cơ thể mệt mỏi mất sức, không làm được gì. Tôi đi khám thì được chẩn đoán huyết áp cao. Lúc đó huyết áp của tôi đã gần 200mmHg, nhiều lúc còn vượt ngưỡng đó cơ. Khi ấy nhà nghèo, cơm còn không có mà ăn, lấy đâu ra tiền đi chữa bệnh.
Trong vườn nhà chỉ có rau ngải cứu với lá xương sông, nhiều bữa cả nhà còn phải ăn thay cơm. Sau một thời gian ăn lá ngải cứu trừ bữa và đặc biệt là uống nước xương sông đun lên, tôi thấy người khỏe ra nhiều, không thấy mệt mỏi, hay khó thở nữa”.
Sau một thời gian, huyết áp của bà Minh đã trở về ổn định. Nhưng vài năm trở lại đây, chứng huyết áp cao của bà lại tái phát. Bà Minh cho hay: “Tôi cứ cố nhớ lại ngày xưa mình cũng bị huyết áp cao rồi và mình có ăn và uống mấy thứ lá gì đó rồi không bị huyết áp cao nữa.
Nghĩ mãi không ra, tôi đành lên Bệnh viện Đa khoa Ngọc Hồi khám và mua thuốc, mất tổng cộng 3 triệu đồng tiền thuốc mà bệnh không thuyên giảm. Huyết áp cao hành hạ khiến tôi không làm ăn được gì, nhiều lúc cao trên 200 mmHg.
Một ngày tôi ra vườn tưới cây thì chợt thấy có cây ngải cứu và lá xương sông. Khi đó tôi nhớ ra ngày trước mình đã được cứu sống nhờ những loại cây này. Tôi gọi đây là vị thuốc thiêng liêng”.
Lá xương sông đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu, cho sức khỏe của bà Minh. Trong vườn nhà bà có một góc lớn để trồng xương sông và ngải cứu. Mỗi lần đi chợ, hay đi nhà thờ mà gặp người quen, bà lại hỏi thăm nhà họ có lá xương sông không, rồi xin về dự trữ trong tủ lạnh.
Hàng ngày bà cứ rửa sạch lá xương sông, cho vào nồi nước đun sôi, rồi chắt nước uống. Cách làm của bà giống như luộc rau thông thường.
Bà Minh vui vẻ cho biết: “Tôi mách cho nhiều người trong làng bị huyết áp cao uống. Nhưng họ còn cho cả trứng rồi cá thịt vào nấu lên như canh để ăn, nghe thì bổ béo thật nhưng không có tác dụng gì đâu.
Muốn chữa huyết áp cao bằng xương sông, chỉ cần rửa sạch và đun lên với nước lọc thôi, sôi một lúc thì bắc ra, để ngội và cứ thế chắt lấy nước uống thôi, đừng cho mắm muối gì cả”.
Trong vườn không thể thiếu xương sông, ngải cứu và gừng tươi
Theo bà Minh, trong vườn nhà bà luôn có một luống lớn trồng xương sông và ngải cứu, tủ lạnh luôn dự trữ sẵn gừng tươi. Bởi ba vị thuốc trên rất quan trọng với sức khỏe của bà.
Bà cho hay: “Tôi không chỉ bị huyết áp cao, mà thi thoảng huyết áp cũng xuống thấp.Lúc ấy tôi lại làm nắm ngải cứu đun lên uống, huyết áp lại tăng lên. Bây giờ tôi sắc chung, cả xương sông và ngải cứu vào với nhau, uống thay nước lọc. Vậy là huyết áp ổn định, luôn dưới 150mmHg.
Còn gừng, tôi dùng cho những lúc hệ tiêu hóa có vấn đề, lạnh trong người, hay mỗi khi cảm nhẹ… Nói chung tôi luôn dự trữ ba vị thuốc Nam nói trên, nên lâu nay tôi không phải uống thuốc gì nữa”.
Bà Minh tâm niệm: “Người Việt dẫm lên cây thuốc Nam mà… sống”. Mỗi khi có ai tới hỏi thăm bà cách chữa huyết áp cao, bà lại nhiệt tình chia sẻ về bài thuốc lá xương sông vừa rẻ vừa dễ kiếm.
Con cháu biếu bà nhân sâm hay thuốc bổ đắt tiền, bà cũng bỏ một góc và chỉ chung thành với ba vị thuốc Nam trên. Thậm chí bà còn lo nhà hết gừng tươi, nên lại cẩn thận thái ra, phơi khô để dự trữ mỗi khi cần đến.
Hiện bà Đinh Thị Minh đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, nhưng sức khỏe vẫn rất tốt và minh mẫn. Hàng ngày bà vẫn giúp con cháu chăm sóc vườn tược, nấu cơm, tính toán chính xác tiền bán hàng tạp hóa của gia đình. Năm 2015, bà còn được nhận danh hiệu “Tuổi cao Gương sáng” của huyện Thường Tín, Hà Nội.
Cụ Nguyễn Thị Bấc (83 tuổi, hàng xóm của bà Minh) chia sẻ: “Tôi cũng mắc huyết áp cao mấy năm gần đây. Tôi uống rất nhiều thuốc ở viện, rồi con cháu đi làm cứ nghe ai mách ở đâu có thuốc hữu hiệu là đi mua về cho tôi, không quản vấn đề đắt hay rẻ, nhưng mãi cũng chưa khỏi bệnh.
May được bà Minh chỉ cho cách uống lá xương sông để hạ huyết áp, tôi kiên chì làm theo lời bà ấy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp của tôi đã duy chì mức ổn định vì nhà có máy đo huyết áp nên con cháu thường xuyên đo cho tôi”.
Bà Đặng Thị Minh vui vẻ tâm sự: “Tôi già rồi, người cũng đầy bệnh tật. Chúa thương cho tôi tìm được những vị thuốc lá lẻo dễ kiếm mà lại hiệu quả. Cách đây 2 năm, tôi bị tụt huyết áp, ngã ở sân giếng gãy cả tay. Tôi được hàng xóm mách đi bó gan cóc và gạo nếp của ông lang bên huyện Thanh Oai, may cũng khỏi nhanh. Từ đó, tôi luôn duy trì uống lá xương sông cùng ngải cứu hàng ngày, vậy là huyết áp luôn ổn định, cơ thể khỏe mạnh”.
Xương sông (tên khoa học là Blumea lanceolaria Druce) từ lâu đã được biết đến là một loại rau, vị thuốc trong mỗi gia đình Việt. Lá cây hình thuôn dài, mép có răng cưa.
Theo Dược học cổ truyền, xương sông có vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, ho suyễn, mẩn ngứa, nôn mửa…
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia hay Trung Quốc, cũng sử dụng xương sông như một loại thuốc chữa các bệnh rất hữu hiệu như: sao khô lá xương sông và chườm lên nơi đau nhức do thấp khớp, uống xương sông khi sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã, trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi…
Bác sĩ: Muốn giữ sức khỏe, dù bận rộn mấy cũng phải thực hiện 8 điều này
“Bận rộn” là dấu hiệu đặc trưng của người hiện đại, có rất nhiều người mỗi ngày bận rộn đến mức không có thời gian ăn cơm, uống nước, đi vệ sinh, ngay cả thời gian ngủ cũng không đủ. Bận rộn cũng là sát thủ đối với sức khỏe của người hiện đại, cơ thể của chúng ta càng lúc càng suy yếu, tâm lý cũng ngày càng xấu đi.
1. Bữa sáng ít nhất nên ăn một quả trứng gà
Vời nhiều người hiện nay, muốn thư thái ngồi xuống ăn một bữa sáng cũng như là một việc rất xa xỉ. Thật ra dù có bận rộn đến mấy thì mỗi ngày cũng không thể thiếu bữa sáng.
Một bữa sáng nên phải có ba yếu tố: một là thức ăn tinh bột, bao gồm bánh mì, cháo, mì…; hai là thực phẩm có nhiều protein, ví dụ như sữa, đậu nành, trứng gà…; ba là các loại rau củ quả có chứa nhiều chất xơ và vitamin C.
Nghe thì có vẻ rất phức tạp, thật ra thì lại cực kì đơn giản, một chén mì nước thêm một quả trứng gà và vài cộng rau xanh là đủ yêu cầu. Nếu thật sự không có cả thời gian để chuẩn bị thì bạn có thể mua trứng gà luộc và bánh bao nhân rau để ăn.
2. Mỗi ngày ăn đủ 5 loại rau
Ăn quá ít rau, chỉ ăn một vài loại rau là vấn đề rất phổ biến. Ăn nhiều rau củ không chỉ có thể giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch và não, ngăn chặn lão hóa, mà còn có tác dụng phòng chống ung thư. Các chuyên gia đề nghị mỗi ngày chúng ta nên ăn từ 400 – 500 g rau củ.
Về chủng loại, mỗi ngày tốt nhất nên ăn từ 5 loại rau trở lên, trong đó rau xanh nên chiếm một nửa. Có nghĩa là nếu trên bàn ăn có hai loại rau, tốt nhất có một loại là rau xanh. Người ta còn khuyên nên ăn nhiều loại rau xanh, màu đỏ, màu cam, màu tím vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin…
Mỗi ngày phải thay đổi loại rau, trong một tuần cố gắng ăn nhiều loại rau. Càng là những loại rau mà bình thường không hay ăn thì càng phải nhớ thỉnh thoảng ăn một lần.
Nếu thật sự không thích loại rau nào đó thì có thể tìm hiểu xem loại rau đó có những đặc điểm gì để đổi với loại có công dụng tương tự là được. Ví dụ như có người không thích ăn cà rốt, vậy có thể thay bằng những loại rau cũng có chứa carotene và chất xơ như cải làn, cải cúc…
3. Nghỉ trưa khoảng 30 phút
Một nghiên cứu của Hy Lạp cho thấy mỗi tuần nghỉ trưa ít nhất 3 lần, mỗi lần 30 phút có thể giảm 37% nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch. Nghiên cứu của Đại học Dusseldorf ở Đức thì cho rằng nghỉ trưa có thể tăng cường trí nhớ; chuyên gia tâm lý đến từ Đại học Harvard của Mỹ phát hiện ra nghỉ trưa có thể làm giảm áp lực.
Thời gian nghỉ trưa có thể dài hoặc ngắn, nhưng đối với các nhân viên văn phòng, nếu dành thời gian vào buổi trưa để nghĩ ngơi thì sẽ thấy ngay hiệu quả. Tờ “Daily Mail” của Anh chỉ ra rằng giấc ngủ trong 6 phút có tác dụng nâng cao trí nhớ, thời gian nghỉ trưa tốt nhất là khoảng 20 – 30 phút.
Phó chủ nhiệm Trung tâm Đông y trị liệu chứng mất ngủ ở Thượng Hải cho biết: “Khuyến nghị các nhân viên văn phòng nên dành thời gian nghỉ trưa sau bữa trưa khoảng một tiếng, như vậy không chỉ có thể giữ sự tỉnh táo vào buổi chiều mà còn không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Người lớn tuổi không nên ngủ trưa sau 3 giờ chiều, nếu không thì ban đêm sẽ dễ bị mất ngủ.”
4. Uống ít nhất 2 chai nước
Lượng nước thoát ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu, đổ mồ hôi hoặc bốc hơi qua da vào khoảng 1,8 – 2 lít, trừ đi lượng nước có trong thức ăn, mỗi ngày chúng ta phải uống ít nhất 1,2 lít nước (khoảng hai chai nước suối) mới đủ.
Nếu gặp thời tiết khô nóng, vận động mạnh thì cần tăng lượng nước uống vào. Trên thực tế, có rất nhiều người mỗi ngày không uống đủ lượng nước tối thiểu.
>>> Tham khảo những đại lý sâm Hàn Quốc nổi tiếng chất lượng tốt nhất , uy tín nhất
Uống một ly nước vào những mốc thời gian sau đây có thể giúp bạn đáp ứng lượng nước uống trong một ngày: sau khi thức dậy, sau khi đến văn phòng, 11 giờ sáng, nửa tiếng sau bữa trưa, 3 giờ chiều, trước khi tan sở, trước khi ngủ một tiếng.
5. Đừng nhịn tiểu quá 3 tiếng
Nhân viên nhiều nơi chạy đua với thời gian, có người thậm chí còn dùng cách không uống nước, không đi vệ sinh để tranh thủ làm việc, một số người lại quen nhịn tiểu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nước tiểu là con đường đào thải độc tố của cơ thể, đối với nam giới, việc nhịn tiểu có thể dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, nữ giới thì dễ bị viêm vùng chậu.
Các nhân viên văn phòng ngồi lâu nhất định phải tập thói quen uống nước và đi vệ sinh, một lần nhịn tiểu không nên quá 3 – 4 tiếng, dù không quá buồn tiểu thì cũng nên đi vệ sinh.
6. Tập thể dục 30 phút
Tập thể dục vừa phải có thể nâng cao khả năng miễn dịch, phòng chống ung thư, ngăn chặn lão hóa, bác sĩ đến từ các nước trên thế giới đều viết “tập thể dục” khi kê toa. Người tư vấn sức khỏe của Trung tâm y khoa Mayo ở Mỹ khuyến nghị mỗi ngày nên tập thể dục 30 phút để giảm một nữa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hỗ trợ phòng chống ung thư.
Ngày nay, người ta rất khó dành thời gian để tập thể dục, chi bằng hãy chia 30 phút này thành 3 lần 10 phút. Một cuộc nghiên cứu của Đại học Pittsburgh ở Mỹ đã phát hiện ra rằng 10 phút tập thể hình cũng có thể tăng cường sức bền của tim mạch.
Người nghiên cứu khuyến nghị hãy dành 10 phút vào mỗi buổi sáng và trưa để đi bộ nhanh hoặc chạy chậm, buổi tối có thể dùng 10 phút để luyện tập, ví dụ như chống đẩy, gập bụng. Nếu trong khi làm việc thật sự không có thời gian thì hãy thử đứng lên vận động một chút mỗi 40 phút như nhảy lò cò, tập squat.
7. Mỗi ngày trò chuyện với người thân 10 phút
Công việc và cuộc sống vội vã gây áp lực khiến chúng ta không thở nổi, càng lúc càng có nhiều người khi đi làm thì như rồng như hổ, sau khi tan sở lại trầm lặng kiệm lời, khi bạn tự gánh áp lực của bản thân, mang trong lòng tâm trạng tiêu cực, chán nản mà không kịp thời nói ra thì sẽ dễ lo buồn, phiền muộn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một cuộc nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra quan hệ thân thiết giữa người thân có thể phòng chống và giảm bệnh tim mạch. Tình thân có tác dụng rất quan trọng để giảm áp lực.
Nói cách khác, công việc bận rộn khiến mọi người trong gia đình càng lúc càng có ít cơ hội trò chuyện với nhau, đặc biệt là giữa người lớn tuổi và con cháu, họ cần sự ấm áp và lời thăm hỏi của bạn.
Vì vậy, bắt đầu từ hôm nay, mỗi ngày hãy đặt những sự phiền não trong công việc sang một bên, dành 10 phút trò chuyện cùng người thân để hoàn toàn thoát khỏi lo âu, tìm lại niềm vui.
8. Hãy thả lỏng bản thân nếu cảm thấy mệt
Khi bạn cảm thấy kiệt quệ, cách giải quyết tốt nhất không phải là uống rượu, chơi game mà là thư giãn để não nghỉ ngơi. Việc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chính là tín hiệu cảnh báo nhắc nhở bạn rằng cơ thể đã quá tải rồi, nên ngừng lại, điều chỉnh nhịp độ công việc, yên lặng nhắm mắt lại, đừng suy nghĩ gì nữa cả.
Nếu bạn không thể tập trung được, chi bằng hãy thử “cách đếm hơi thở”, cảm nhận hơi thở của mình, khi thở ra thì không cần đếm, chỉ đếm số lần hít vào, đếm lần lượt từ 1 đến 10 và lặp đi lặp lại như thế.
Nguồn: Theo Trí Thức