Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.
Nguyên tắc 2: Vào một đơn vị làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.
Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.
Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.
Nguyên tắc 5:
– Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
– Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
– Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
– Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.
Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít!
Hãy luôn nhớ: Làm việc bằng cái tâm!
Không có ai vừa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất. Hôm nay bạn dán lên mình một cái mác thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không. Mức độ để tâm, lo lắng cho công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc, bất kỳ một công ty nào cũng đều rất cần những nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
>>> Top 10 cửa hàng bán rượu sâm Hàn Quốc tại TPHCM uy tín, đảm bảo chất lượng, giá rẻ nhất
Những nhân viên xuất sắc không bao giờ là người bị động, đợi người khác sắp xếp công việc cho mình, mà họ luôn là người chủ động tìm hiểu việc mà mình nên làm, rồi dốc hết sức để hoàn thành tốt công việc ấy.
Mười loại người không bao giờ có được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:
1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
2. Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.
3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
4. Người không có chí tiến thủ.
5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.
7. Người không có nhân phẩm.
8. Người không dám chịu trách nhiệm.
9. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
10. Người luôn trách móc công ty.
Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không? Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?
Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì? Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.
Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.
-Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.
-Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.
-Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.
-Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.
Hy vọng bài viết này giúp ích được cho nhiều người, mong các bạn sẽ trở thành những nhân tài xuất sắc, với sự nghiệp thành công rực rỡ!
14 bài học làm người của Tào Tháo và Khổng Tử giúp bạn thay đổi số phận
Con người hiện đại dù có vật chất đủ đầy hơn nhưng cũng vì thế mà đời sống tinh thần thiếu đi nhiều ý vị. Khi ấy những bài học làm người chưa từng mất đi giá trị của cổ nhân chính là cứu cánh cho cuộc sống bộn bề này. Bài viết dưới đây có thể cho bạn những gợi mở về nghệ thuật làm người như thế.
Khổng Tử (551 – 479 TCN) là ông tổ của Nho gia, người được hậu thế xưng tụng là “Vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời). Những triết lý của Khổng Tử xoay quanh việc làm thế nào để đạt được cảnh giới của bậc quân tử, thánh nhân, cảnh giới của: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín…
Ông lưu lại cho hậu thế nhiều di sản tinh thần quan trọng. Đối chiếu với xã hội hiện đại, những tư tưởng của Khổng Tử hãy còn nguyên giá trị. Dưới đây là một số đạo lý như vậy.
1. Cách làm người của bậc thánh nhân
Thành tín: Nói lời phải thành thật, phải có độ tin cậy
Đạo hiếu: Một trăm việc thiện chữ hiếu đứng đầu
Hối lỗi: Biết sai phải ăn năn hối cải
Chí hướng: Người bình thường không thể làm lung lay, thay đổi chí hướng của bản thân
Bạn bè: Nên giữ tình bạn ở mức thân mật phù hợp
Khoan dung: Là một loại cảnh giới
2. Đạo đối nhân xử thế của bậc thánh nhân
Không chỉ nghe lời người khác nói, còn cần quan sát hành động thực tế mà họ làm
Linh hoạt, không tự phụ
Chí hướng không giống nhau thì không thể kết thành bạn
Dĩ hòa vi quý: Thiện dùng năng lượng của sự hòa ái ngay thẳng để xử lý tất cả các mối quan hệ
Cảnh giới làm người tốt nhất: Thái độ làm người ung dung
3. Đạo hành xử của bậc thánh nhân
Đối với lời nói không có căn cứ người thông minh sẽ biết cách chấm dứt
Không nên khoe khoang, nói được nên làm được
Dục tốc bất đạt, đừng nên ham muốn những lợi ích cá nhân
Lấy trung lấy nghĩa để làm việc, hành xử phải giữ trung thực
4. Làm người một cách vui vẻ, sống một cách vui vẻ
Tình cảm dạt dào như nước, vô lo vô sầu muộn như núi
Thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính bản thân mình
Vui vẻ chính ở sự lựa chọn của bản thân chúng ta
Một người không suy xét tương lai lâu dài, tất sẽ có khó khăn ngay trước mắt
Hoàng liên vi tiêu, khổ trung tầm lạc (tạm dịch: hoàng liên vị vốn đắng, nếu loại bỏ vị đắng đó mới tìm thấy vị ngọt, cũng giống như con người tìm vui trong sự khổ hạnh)
5. Tu thân dưỡng tính, củng cố nền tảng làm người cơ bản
Những sự việc khiếm nhã vô lễ chớ nên hành động, hãy để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác
Gần mực thì đen gần đèn thì rạng
Qua gian nan thử thách trông gai mới có thể biết được phẩm chất đạo đức của con người
Hãy làm chuyên gia trong lĩnh vực hiểu biết của bản thân mình
6. Tài đức vẹn toàn mới có thể giành được lòng người
Sự thắng lợi nhỏ là dựa vào trí tuệ, sự thắng lợi lớn là dựa vào đức hạnh
Bất kể việc gì nên tự yêu cầu bản thân làm cho tốt rồi mới nên yêu cầu người khác
Người quân tử là người giúp cho người khác thành công, người tàn tật là người chỉ mang tới điều ác cho người khác
Thiện đãi với việc học hành cũng tương đương với lựa chọn thành công
Sống tới già, học tới già
7. Tĩnh lặng đứng từ xa quan sát, lập trí lớn, kín đáo làm người
Nói ít làm nhiều, kín đáo làm người
Sự kiên trì bền bỉ mới có thể tạo ra sự khác biệt
Phải hiểu được cách thay đổi nguyên tắc một cách biến báo linh hoạt
8. Biết tự hướng nội tự kiểm điểm, hiểu thế nào là cảm ơn con người mới có thể thành công ở mọi nơi
Hãy tự hướng nội bản thân ba lần một ngày
Khiêm tốn là một loại đức hạnh
Việc nhỏ không nhẫn nhịn được sẽ làm ảnh hưởng tới đại cục
Ở đời không sợ không có chỗ đứng trong xã hội, mà chỉ sợ không có năng lực để đạt được chỗ dứng đó.
Hãy học cách biết cảm ơn
Tào Tháo (155-220) là một nhà chính trị kiệt xuất cuối thời Đông Hán. Một đời chinh nam, chiến bắc, Tào Tháo đã lập nên không biết bao nhiêu võ công hiển hách, thống nhất miền bắc Trung Hoa loạn ly, thiên hạ có 3 phần thì riêng ông đã chiếm 2 phần. Không chỉ là một nhà quân sự xuất sắc, Tào Tháo còn là một văn nhân tài hoa, một bộ óc lớn của thời đại. Cuộc đời sinh động của ông đã đúc kết cho hậu thế nhiều bài học sâu sắc.
1. Biết cương biết nhu đúng lúc, không nên vì thỏa mãn ham muốn nhất thời
Chỉ làm vương không xưng đế, không quan tâm tới danh lợi nhất thời
Biết cương biết nhu đúng lúc, thích nghi với mọi hoàn cảnh
Biết cách thỏa hiệp, tiến lùi đúng lúc, đúng mức độ
Cúi đầu là một loại trí huệ
2. Dũng cảm thận trọng, dám nghĩ dám làm mới đạt được sự nghiệp
Không chấp vào khuôn phép cũ mới có thể đạt được thành tựu lớn
Thiện đãi với mọi người là năng lực cạnh tranh tốt nhất
Dám nghĩ dám làm tích cực hành động mới có thể thành công
3. Khổ luyện nội công, chuẩn bị đầy đủ tinh thần và trí lực mới có thể thành đại sự
Lặng nhìn khí phách và sự tự tin của thiên hạ
Đường lớn là tự dựa vào bản thân mình mà đi
Nghiêm túc tự rèn luyện bản thân, tự lấy bản thân làm gương mẫu mực
Gặp nguy không loạn, gặp biến không sợ hãi
4. Mượn lực sử dụng lực, thiện đãi với những nhân tố xung quanh
Dựa vào sự ủng hộ giúp đỡ của tập thể, có tinh thần hợp tác
Không dựa vào một khuôn mẫu, mới có thể đứng dậy phát triển
Có tấm lòng khoan dung rộng mở, mới có thể tìm được người đại tài trong những kẻ tiểu nhân
Nhảy ra khỏi vòng tròn bó buộc nhỏ hẹp, mới có thể kết giao với những người tài giỏi ở ngoài vòng tròn
Có tầm nhìn xa vĩ đại, thiện đãi với cấp dưới
5. Dự đoán tình hình chung, để chuẩn bị tinh lực tính toán mưu kế
Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần bắt tay xử lý từ những chi tiết nhỏ nhất
Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần có sự dự đoán định trước sự việc
Muốn đạt được nguyện vọng về một việc nào đó, trước tiên hãy biết cho đi
6. Trong thuật tùy cơ ứng biến, lãnh đạo là một môn học của đại học
Đối với những nhân tố bất lợi ảnh hưởng tới sự phát triển của sự nghiệp cần kịp thời loại bỏ nó
Thưởng phạt nhất định phải phân minh
Phong cách quản lý linh hoạt đa dạng
Dùng người cũng có thể nghi ngờ người, nghi ngờ người cũng vẫn có thể dùng người
Khổng Tử và Tào Tháo, một văn một võ, một người là biểu tượng của học vấn, tri thức, một người là biểu tượng của uy phong, quyền thế. Cuộc đời của họ chính là tấm gương lớn cho hậu thế soi mình đối chiếu. Những đức tính quý báu nhất được cả hai con người này tâm đắc chính là sự khoan dung, thành tín, lấy thiện đãi người. Rốt cuộc, muốn thành công thì phải biết đặt mình thấp hơn người khác, luôn phải biết hướng nội tìm sai, tu sửa bản thân. Chỉ cần nắm được những bí quyết ấy, đảm bảo bạn sẽ có một cuộc đời không hề vô nghĩa!
Kiên Định biên dịch
Ghi nhớ 20 câu nói bất hủ từ các bậc vĩ nhân để vươn lên mỗi ngày
Dưới đây là 20 câu nói bất hủ từ các bậc vĩ nhân, bạn không nên bỏ qua để giúp mình vươn lên mỗi ngày
1. Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn thì bạn chính là người mạnh mẽ nhất thế giới – Abraham Lincoln.
2. Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác, bởi vì bạn có thể dành chiến thắng, nhưng hậu quả là bạn chắc chắn sẽ mất đi người đó trong suốt cuộc đời – William Shakespeare.
3. Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt – Napoleon Bonaparte.
4. Tôi rất biết ơn những người đã nói KHÔNG với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc – Albert Einstein.
5. Một người tươi cười không có nghĩa là họ không có nổi buồn. Điều đó có nghĩa là họ có khả năng đối phó với nỗi buồn đó – William Shakespeare.
6. Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó – William Arthur.
7. Khi bạn ở ngoài sáng, tất cả mọi thứ đều theo bạn, nhưng khi bạn bước vào bóng tối, ngay cả cái bóng của bạn cũng không đi theo bạn nữa – Adolf Hitler.
8. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên – Bill Gates.
9. Tôi đã khóc vì không có giày để đi, cho đến khi tôi thấy một người không có chân để đi giày – Hellen Keller.
10. Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là thiên tài luôn có giới hạn – Albert Einstein.
11. Đừng bao giờ xem nhẹ nỗi đau của ai, bởi vì, trên thực tế, ai cũng có nỗi khổ riêng. Chỉ là một số người giỏi che dấu hơn người khác mà thôi – Will Smith.
12. Nếu bạn sốt sắng thành thật quan tâm đến người khác thì trong vòng hai tháng bạn sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm tới bạn – Dale Carnegie.
13. Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình – Steve Jobs.
14. Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó – Bill Gates.
15. Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền – Bill Gates.
16. Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn – Bill Gates.
17. Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã – Khổng Tử.
18. Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo – Khổng Tử.
19. Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng phải là trí tuệ của mình – Maxim Gorki.
20. Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào – A.Lincoln
Sưu Tầm
10 bài học cần ghi nhớ trước tuổi 30
Tuổi trẻ là để tận hưởng, trải nghiệm, mắc sai lầm và học được từ chính những sai lầm đó. Bên cạnh những điều thú vị đang chờ đón bạn, luôn sẽ có những khó khăn và thử thách. Thậm chí có nhiều bài học mà ở tuổi 30 bạn ước mình có thể biết được trước, để áp dụng và thực hành tốt hơn trong cuộc sống.
Dưới đây là 10 điều được đúc kết từ những người đã bước qua giai đoạn “dở dở ương ương” truyền đạt lại, để từ đó bạn sẽ không bỏ lỡ những cơ hội, hay khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc đời.
1. Tiền không bao giờ giải quyết được vấn đề thực sự
Tiền là công cụ giúp bạn mua được những điều cần thiết trong cuộc sống, nhưng đó không phải là giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề. Tiền không thể mua lại được những mối quan hệ đã đổ vỡ, chữa lành vết thương tâm hồn, làm bạn bớt cô đơn hơn hay mua được hạnh phúc. Đừng quá phụ thuộc và đặt quá nặng vấn đề vật chất, bạn sẽ bỏ qua nhiều thứ thật sự quan trọng trong đời đấy.
2. Học cách sống chậm
Người trẻ rất hay thích làm nhiều thứ một lúc, bao gồm từ leo đến đỉnh vinh quang, tìm ra mục đích cuộc sống, đến tìm người yêu… Thật ra, làm mọi chuyện cùng một lúc sẽ rất khó mang lại cho bạn thành công.
Sống chậm một chút. Cuộc sống như một quyển sách, hãy trải nghiệm, nghiền ngẫm từng trang một. Dừng lại xem xét kỹ hơn những lựa chọn, dành thời gian để quan sát cuộc sống xung quanh kỹ hơn. Rất nhiều điều thú vị và rất nhiều cơ hội đang tiềm ẩn trong cuộc sống muôn màu này.
3. Bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi ngườ
“Tôi không biết bí quyết để thành công, nhưng tôi có thể nói bí quyết để thất bại chính là cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người.” – Bill Cosby
Bạn không cần tất cả mọi người phải đồng ý với bạn hoặc thậm chí phải quý mến bạn. Giá trị bạn đang tìm kiếm nằm ở bên trong chính con người bạn. Hãy luôn nói lên chính kiến của bạn, giữ vững quan điểm, điều chỉnh khi cần thiết, luôn yêu cầu người khác phải tôn trọng mình và luôn trung thực với bản thân.
4. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất
Sức khỏe là tài sản vô giá, không gì thay thế được. Hãy trân trọng, nuôi dưỡng và bảo vệ tài sản quý giá này của bạn. Khi còn trẻ bạn thường phung phí sức lực vì sinh lực còn dồi dào, nhưng chúng ta rồi sẽ hối hận khi về già và bệnh tật ập đến. Vì vậy, hãy chăm sóc cho bản thân ngay từ bây giờ.
5. Bạn không thể luôn có được điều mình muốn
“Cuộc sống vẫn xảy ra trong lúc bạn đang bận lập kế hoạch.” – John Lennon
Cho dù bạn lập kế hoạch có cẩn thận thế nào và làm việc chăm chỉ ra sao, sẽ có những lúc mọi chuyện không thể theo ý bạn. Điều đó là đương nhiên và xảy đến với tất cả mọi người. Ai cũng có những mong đợi của riêng mình, ai cũng từng vẽ nên bức tranh tương lai về cuộc sống mà mình mong ước. Mặc dù vậy, đa phần cuộc sống không được lý tưởng như thế.
Đôi khi chúng ta không thực hiện được ước mơ của mình hoặc thay đổi hướng đi trong cuộc đời. Và đôi khi bạn sẽ phải vấp ngã, thất bại và thử rất nhiều điều trước khi tìm được hướng đi đúng cho riêng mình. Rất nhiều người cũng giống như bạn, họ đã vượt qua và thành công. Thế nên bạn đừng bao giờ mất hy vọng và ngừng cố gắng.
6. Bạn không phải là tất cả
Bạn không phải là cái ‘rốn’ của vũ trụ. Rất khó để nhìn cuộc sống dưới quan điểm của người khác, vì ai cũng quá tập trung vào cuộc sống của mình. Tuy vậy, cuộc sống vẫn cần bạn quan sát xung quanh. Khi có cái nhìn khác, nhân sinh quan, thế giới quan khác, bạn sẽ có được cái nhìn toàn cảnh hơn của bất cứ vấn đề nào sẽ xảy đến với bạn.
7. Không xấu hổ về kiến thức của mình
Không ai biết tất cả mọi thứ trên đời cả. Vì thế, chẳng có gì xấu hổ khi nói: “Tôi không biết.” Đừng giả vờ mình hoàn hảo, bạn sẽ rất mệt mỏi vì phải luôn chứng tỏ mình. Mà thực sự việc đó cũng chẳng dẫn tới thành công. Tất cả chúng ta ai cũng sẽ mắc sai lầm hoặc gây ra một đống rắc rối. Những lúc như vậy sẽ dạy cho bạn những bài học đắt giá mà bạn chỉ có thể học được trong trường đời mà thôi.
8. Tình yêu không chỉ là cảm xúc, đó còn là một lựa chọn
Không chỉ là vấn đề về cảm xúc, tình yêu còn cho bạn rất nhiều lựa chọn. Bạn có thể chọn tha thứ, tử tế, tôn trọng, hỗ trợ, chân thực trong tình yêu hoặc ngược lại. Đôi khi lựa chọn đó thật dễ dàng, có lúc lại rất khó khăn nhưng đó là điều bạn muốn, nghĩ và hành động trong mối quan hệ là của chính bạn.
9. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi
Thông thường, chúng ta lo lắng, suy sụp, thất vọng do không nhìn được tương lai phía trước. Mọi việc xảy ra ngay hiện tại có vẻ như quá to lớn, quan trọng, thậm chí là vấn đề sống còn với bạn. Nhưng 20, 30 thậm chí 40 năm nữa, thì những việc đó không còn là vấn đề nữa. Trừ khi đó là việc liên quan đến tính mạng con người, hãy để những đau khổ, tổn thương hôm nay trôi qua và dũng cảm bước tới.
10. Trân trọng những điều bạn đang có
Chúng ta thường không trân trọng những gì đang có cho đến khi mất đi, từ sức khỏe, gia đình, bạn bè, công việc, tiền… Khi bạn còn trẻ, bạn nghĩ bố mẹ sẽ “sống đời ở kiếp” với bạn, nhưng không phải như thế. Bạn nghĩ sẽ dành thời gian hỏi thăm đứa bạn cũ vào một lúc nào đó, nhưng lúc đó không bao giờ đến.
Không gì trong đời có thể đảm bảo đảm rằng tất cả mọi việc của ngày mai sẽ diễn ra đúng như suy nghĩ của bạn. Cuộc sống có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Hãy trân trọng những gì bạn có. Những điều quý giá một khi đã mất đi rất khó có thể lấy lại được nữa.