Cứ 2 ngày ăn loại hạt này 1 lần, cơ thể không còn chất độc

Nhắc tới các loại đậu tốt cho sức khỏe, người ta thường nhớ đến đậu xanh với công dụng mát gan, giải độc nhưng ít ai ngờ rằng, đậu đỏ mới thực sự là “vua giải độc” trong các loại đậu….

Đậu đỏ là thực phẩm giải độc gan rất tốt.

Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, dưỡng huyết, tiêu ứ, thanh hỏa độc…

Đậu đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng quý. Cứ 100g đậu đỏ khô thì chứa 60,9g đường, 4,8g chất xơ, 20,9g protid, 3,3g tro.

Ngoài ra, đậu đỏ còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, axit nicotinic, vitamin nhóm B… Đối với cơ thể, đậu đỏ có nhiều công dụng cực tốt mà bạn cần chú ý.

1. Tác dụng giải độc vượt trội

Đậu đỏ rất giàu vitamin nhóm B và mang tính chất kiềm thạch có tác dụng nhuận tràng, thông ruột, giải độc cho ruột và gan hiệu quả.

Ngoài ra, lớp vỏ ngoài màng đậu đỏ cũng chứa nhiều chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột rất tốt, nhờ đó giúp loại bỏ được các chất cặn bã bám ở thành ruột, làm sạch ruột.

Người bình thường chỉ cần uống nước và ăn đậu đỏ ninh nhừ cách ngày 1 lần sẽ giúp giải độc cơ thể cực tốt.

Người bị ngộ độc nhẹ cần uống ngay 1 cốc nước đậu đỏ đun với 1 ít muối, độc tố sẽ được đẩy ra hết ra ngoài qua đường tiểu.

Ảnh internet

2. Trị bệnh với những bài thuốc từ đậu đỏ

Những căn bệnh do cơ thể nhiễm độc như phù thận, thận yếu, khó tiểu tiện, sỏi đường tiết niệu hay nổi mụn cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc từ đậu đỏ.

Dưới đây là các bài thuốc dân gian có sử dụng đậu đỏ, trong đó loại thực phẩm này thể hiện vai trò giải độc rất rõ:

Bệnh viêm tiểu cầu thận: 

Dùng 90g đậu đỏ, 60g râu ngô, 20 trái táo đỏ, 30g đường đỏ hoặc đường vàng nấu nước uống trong ngày cho đến khi hết bệnh, kéo dài khoảng từ 1-3 tháng.

Bệnh viêm thận cấp tính:

Dùng 50g đậu đỏ, 1 con cá chép, 1kg bí đao, chút hành hoa; nấu canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái lúc còn nóng, sau đó đắp chăn cho vã mồ hôi. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.

Ảnh internet

Bệnh phù thũng, tiểu tiện không thông: 

Dùng 20g đậu đỏ, 30g hạt bo bo, 30g gạo, chút đường. Đậu đỏ ngâm mềm rồi luộc hoặc hấp cho chín mềm, cho nguyên liệu còn lại vào nấu nhừ, cho đường vào cho dễ ăn. Ngày ăn 2 lần, ăn nhiều ngày đến khi hết bệnh.

Bệnh sỏi tiết niệu: 

Dùng 50g đậu đỏ, 50g hạt gạo tẻ, 20g kê nội kim (màng trong mề gà phơi khô, tán bột), chút đường. Đậu đỏ và gạo nấu thành cháo, trộn kê nội kim và đường vào, ngày ăn 2 lần, ăn trong 30 ngày.

Theo tạp chí Sống khỏe

*****
*****

Cách nấu cháo chữa khỏi cận thị sau 5 ngày đỡ phải mổ

Rất nhiều bạn đang cảm thấy rất bất tiện vì cận thị, dưới đây là cách chữa cận thị hiệu quả sau 5 ngày không cần mổ.

Mọi người thường nghĩ để điều trị cận thị là phải đi mổ, nhưng vẫn có cách khác để điều trị cận thị bằng cách dùng thực phẩm để trị bệnh và cháo là món ăn nằm trong danh sách các món chữa cận thị hiệu quả. Cháo dễ ăn, hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, giúp mắt sáng hơn. Dưới đây là một số bài thuốc từ cháo có tác dụng giảm cận thị nhanh chóng mà mẹ nên nấu cho con để điều trị cũng như ngăn ngừa tật khúc xạ mắt này.

Bước 1: Gan dê làm sạch rồi thái thành những miếng nhỏ. Gạo đem vo sạch và nấu đến khi nhừ sau đó cho gan đã cắt lát, hành và gia vị vào nồi nêm nếm.Bước 2: Tiếp tục nấu cho đến khi chín thì bắt xuống. Các bạn không hâm đi hâm lại hoặc trộn cháo nhiều lần, vì sẽ dễ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong món cháo gan dê. Nên cho người cận thị ăn 1 bát mỗi ngày và ăn liên tục 7 ngày. Với tác dụng dưỡng can sáng mắt, món cháo gan dê với hành vừa giúp chữa bệnh cận thị, hoa mắt, quáng gà vừa là món ăn bồi bổ giúp phục hồi sức khỏe sau sốt rất tốt.

Món cháo điều trị cận thị hiệu quả

Công thức chữa cận thị 2: Cháo quyết minh hoa cúc
Nguyên liệu cần có cho công thức chữa cận thị 2: Cháo quyết minh hoa cúc

  • Quyết minh tử: 15g (các bạn mua ở những hiệu thuốc bắc);
  • Cúc hoa: 8g;
  • Gạo lức: 100g;
  • Đường phèn

Các bước thực hiện công thức chữa cận thị 2

Bước 1: Đầu tiên, các bạn xào sơ qua quyết minh tử cho thơm và hoa cúc trắng. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi nước hầm 200ml, bỏ bã.

Bước 2: Cho thêm 400ml nước nữa trước khi cho gạo đã vo sạch và đường phèn vào nồi, rồi nấu đến khi sôi. Lưu ý: Lúc đun điều chỉnh lửa to để cháo dễ chín sau đó chuyển sang lửa liu riu và nấu đến khi cháo nhừ. Cháo quyết minh cúc hoa làm sáng mắt hỗ trợ tiêu hóa. Nên dùng 1-2 lần/ngày và ăn liên tục 5-7 để đạt hiệu quả cao.

Công thức chữa cận thị 3: Cháo câu kỷ tử
Nguyên liệu cần có cho công thức chữa cận thị 3:

  • Câu kỷ tử: 20g;
  • Gạo nếp: 50g;
  • Đường tinh khiết.

Các bước thực hiện công thức chữa cận thị 3
Bước 1: Rửa sạch gạo nếp và kỷ tử sau đó cho vào nồi đất nấu cùng 300ml nước. Nấu sôi rồi chỉnh nhỏ lửa đến khi cháo nhừ.

Bước 2: Sau khi cháo chín, bắt nồi xuống rồi các bạn nêm gia vị vào cho vừa miệng. Nồi đất sẽ giúp giữ nhiệt lâu nên không cần phải hâm cháo nhiều lần. Với công dụng dưỡng âm, lợi khí, trị cận thị, bổ huyết, viêm gan mạn tính, chóng mặt,…nên cho trẻ ăn vào 2 buổi là sáng và tối, kiêng trì ăn lâu dài để mắt mau sáng.

*****
*****

6 thực phẩm tốt nhất giúp thông huyết quản, hãy lưu lại vì bất kỳ ai cũng sẽ dùng đến

Bệnh tắc nghẽn mạch máu (huyết quản) đã trở thành “sát thủ tàng hình” khiến nhiều người biết bệnh khi đã muộn. Ăn uống là cách phòng bệnh hiệu quả nhất bạn nên lưu ý.

Sau tuổi 35, các chức năng vận động của các bộ phận bên trong cơ thể bắt đầu xuất hiện các vấn đề khác nhau. Đặc biệt ở lứa tuổi trung niên, sức khỏe càng ngày càng có xu hướng giảm xuống.

Các hiện tượng “rệu rã” ở một số bộ phận khiến chúng ta bắt đầu quan tâm hơn đến thể trạng, đặc biệt là chú ý đến việc phòng và chữa bệnh.

Có một căn bệnh mà lứa tuổi trung niên rất hay mắc phải, có thể nói là ở hầu hết mọi người với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đó chính là bệnh tắc nghẽn mạch máu.

Thông thường, nếu mạch máu bị tắc nghẽn khoảng dưới 70%, cơ thể con người sẽ không có bất kỳ cảm giác nào để nghi ngờ mình mắc bệnh.

Tuy nhiên khi mạch máu tắc đến hơn 70%, cơ thể bắt đầu cảm giác thấy rằng hình như đã có một “trục trặc” gì đó. Đáng tiếc, thời điểm này đã là giai đoạn cuối của bệnh tắc nghẽn huyết quản.

Triệu chứng của tắc nghẽn mạch máu

Bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu sẽ phải đặt stent nong mạch để duy trì sự sống (Ảnh minh họa)

Sau khi bạn vận động, thể dục thể thao, bạn cảm thấy vùng cơ chi dưới bị đau, một số vùng cơ bị tê không còn cảm giác. Tuy nhiên khi bạn nghỉ ngơi, cơ thể lại giảm dần các triệu chứng này.

Những hiện tượng như vậy xuất hiện lặp đi lặp lại chính là lúc bạn cần nghĩ đến bệnh tắc nghẽn mạch máu.

Bệnh tắc nghẽn mạch máu xuất hiện bởi những mảng bám trên thành ống mạch máu, làm cho mạch máu càng ngày càng bị co hẹp như cổ chai, khi máu lưu thông qua “eo” bị chắn này sẽ bị cản trở.

Nói một cách đơn giản, tắc nghẽn mạch máu giống như bạn đổ một ít cát sỏi vào đường ống nước. Đổ nhiều tới đâu, nước sẽ khó chảy qua và chảy chậm tới đó. Khi cát sỏi ngày một nhiều lên, nước sẽ chảy nhỏ và dần dần ngừng chảy.

Vì thế, gần như bất kỳ ai cũng cần phải chú ý tới vấn đề này. Bởi từ khi mạch máu thông suốt bình thường cho tới khi bị tắc nghẽn 70% chúng ta đều không hề biết tới.

Sau khi bệnh vượt qua ranh giới “tử thần” với mức 70% diện tích huyết quản, lúc này mới bắt tay vào phòng bệnh hay chữa trị đều đã muộn. Bạn đã trở thành bệnh nhân tim mạch một cách đương nhiên mà trước đó không hề nghĩ tới.

“Hung thủ” trong vụ việc này chính là Cholesterol, Triglyceride – gọi chung là mỡ máu hay lipit máu. Chúng tích tụ trong thành mạch máu, hình thức trông giống như cháo hạt kê vàng kết mảng với nhau.

Theo thời gian, chúng ta ăn càng nhiều thức ăn có chất tạo ra mỡ máu, chúng sẽ bám chắc vào thành huyết quản, làm “tắc đường”, gây thiếu máu cục bộ, xuất hiện bệnh tim và bệnh mạch máu não ngay sau đó.

Hình ảnh so sánh mạch máu trước và sau khi xuất hiện tắc nghẽn (Ảnh minh họa)

Các món ăn giúp làm giảm bệnh tắc nghẽn huyết quản

Để phòng tránh bệnh, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu từ chế độ ăn uống. Với một thực đơn lành mạnh tự nhiên sẽ trở nên khỏe mạnh và đủ sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật khi tuổi mỗi ngày một cao.

Theo các chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng, sau đây là những loại thực phẩm có khả năng làm sạch mỡ máu tốt nhất, hạn chế mỡ máu tích tụ vào huyết quản, giảm tỉ lệ mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu. Người bình thường cũng có thể ăn để phòng bệnh.

1. Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen rất giàu chất sắt, với hàm lượng cao hơn 7 lần so với gan lợn. Nếu ăn nấm đen thường xuyên sẽ rất bổ dưỡng, làm cho làn da hồng hào rạng rỡ hơn.

Mộc nhĩ đen có tác dụng đặc biệt trong phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Nó chứa các chất chống khối u, có thể nâng cao khả năng miễn dịch. Giảm mỡ máu nghĩa là sẽ giảm tắc huyết mạch.

Mộc nhĩ đen

2. Hạt yến mạch nguyên chất

Hạt yến mạch nguyên chất (chưa chế biến thành hỗn hợp pha trộn hoặc sản phẩm khác) là một món ăn được xem là có “cống hiến” đặc biệt cho sức khỏe.

Ngoài tác dụng làm giảm mỡ máu, yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, bao gồm một loạt các chất polysaccharides, bột phân tử glucose polyme hóa, glucan β- với hàng loạt các chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe vô cùng độc ​​đáo.

Không chỉ ngăn ngừa cảm lạnh, glucans β- có thể thúc đẩy các chiến binh miễn dịch – sức sống của các đại thực bào trong cơ thể hoạt động hiệu quả.

Chúng nhanh chóng giết chết virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật gây bệnh khác xâm nhập cơ thể, giúp bạn tránh xa bệnh cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác.

Hạt yến mạch nguyên chất

3. Hạt óc chó (hoặc hạt hồ đào)

Hạt óc chó khi ăn quá nhiều có thể có hiện tượng mệt mỏi do có mùi hương mạnh mẽ. Nếu ăn một lượng vừa phải sẽ dung nạp chất oxy hóa vào cơ thể tuyệt vời. Đây được xem là loại hạt có chất kháng ôxy hóa cao nhất trong các loại hạt.

Chất này sẽ giúp làm giảm cholesterol rất nhanh chóng. Trong 1 ounce hạt óc chó (khoảng hơn 28g) cung cấp khoảng 180 kcal. Ăn vào miệng có cảm giác thơm ngon giòn ngậy.

Mỗi ngày chỉ cần ăn một ít hạt óc chó là có thể được xem như “bùa chú” bảo vệ cho cơ thể bạn duy trì được sự khỏe mạnh.

Hạt óc chó

4. Đậu đen

Đậu đen được xem là “nữ hoàng” trong nhóm những loại hạt ngũ cốc có lợi cho sức khỏe con người.

Ngoài tác dụng đối với bệnh tắc nghẽn huyết quản, còn có rất nhiều tác dụng khác, đặc biệt tốt cho những người làm việc văn phòng với máy tính. Ăn một ít đậu đen mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa mệt mỏi, giảm hiện tượng mắt mờ.

Đậu đen

5. Quả táo gai (hoặc sơn trà TQ)

Quả táo gai tươi vừa chín mọng trên cây hái vào cắt lát phơi khô sẽ cho ra thành phẩm lát táo khô hồng đậm, với những lát cắt đều nhau thơm dịu.

Sau khi phơi khô táo gai, pha thành trà uống có vị thanh mát màu vàng nhạt. Khi uống một ngụm vào miệng cảm thấy có chút chua nhẹ, thanh khiết.

Mùa hè thường xuyên uống cốc trà táo gai này sẽ không chỉ làm mát mẻ sảng khoái, mà còn có tác dụng tốt đối với bệnh giảm mỡ máu, gây ra bệnh huyết áp.

Quả táo gai

6. Tảo bẹ

Đây là loại tảo có đời sống dài hơn so với các loại rong biển thông thường khác nên có lượng sắc tố khá đậm đặc. Kể cả tảo bẹ phơi khô cũng chứa nhiều sắc tố tốt cho sức khỏe, ít bị thối rữa nên tạo ra sự an toàn cho thực phẩm.

Tảo bẹ chứa rất nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng, có tác dụng tốt với việc hạ huyết áp, hạ đường huyết, chống sinh khối u, chống ung thư hiệu quả. Đồng thời có thể chống lão hóa, làm đẹp, có lợi cho trí nhớ và các tác dụng khác.

Tảo bẹ

Ăn uống đúng cách không chỉ giúp bạn sống khỏe mạnh, mà còn là cơ sở tốt để phòng và chữa bệnh. Quan tâm tới sức khỏe, đồng nghĩa với việc bạn sẽ biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu của cơ thể mỗi ngày.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.