Đốt nhang muỗi trong phòng kín hại hơn hút thuốc
Các hạt vật chất được giải phóng khi đốt một khoanh nhang muỗi tương đương với việc bạn bị "hun khói" bởi 75-137 điếu thuốc lá
Trong một bài viết vừa công bố trên tạp chí The Conversation, Tiến sĩ Cameron Webb – giảng viên Đại học Sydney, nhà nghiên cứu y học của Khoa Y học – Bệnh học côn trùng, Bệnh viện NSW Health Pathology & Westmead (Úc) – đã phân tích về vai trò thật sự và mặt trái của những khoanh nhanh muỗi.
Theo tiến sĩ Webb, nhang muỗi là một phát minh của Nhật Bản từ những năm 1900, dựa trên nền tảng những phương pháp đốt thảo dược, nhang thơm để xua muỗi phổ biến trong nhiều nền văn hóa. Nhang muỗi hoạt động dựa trên hai nguyên tắc: giết muỗi bằng các thuốc trừ muỗi được giải phóng khi đốt và xua muỗi tránh xa bằng mùi hương.
Tuy nhiên, dường như chỉ một số loài muỗi nhất định bị tác động bởi phương pháp này. Tổng hợp kết quả từ 15 nghiên cứu ở các vùng dịch tễ sốt rét, những khoanh nhang muỗi dường như vô tác dụng. Trong khi đó, các nghiên cứu khác thì chứng minh nó khá hiệu quả trong việc hạn chế số ca mắc sốt xuất huyết.
Việc dùng nhang muỗi ở đâu mới thực sự là vấn đề. Tiến sĩ Webb cho biết khá nhiều nghiên cứu cho thấy nhang muỗi tốt nhất là được sử dụng ngoài trời. Nó đặc biệt hữu ích nếu bạn đi cắm trại, có buổi tiệc tối ngoài vườn.
Nhiều người cho rằng nhang muỗi hiệu quả hơn trong phòng vì phòng kín giúp các hóa chất được lưu giữ lâu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã đo lường các hạt vật chất được giải phóng khi đốt một khoanh nhang muỗi: nó tương đương với việc bạn bị “hun khói” bởi 75-137 điếu thuốc lá!
Tuy chưa có bằng chứng rõ ràng rằng nhang muỗi liên quan đến ung thư phổi nhưng tiến sĩ Webb cho rằng mối nghi hoặc chưa chắc chắn đó cũng đủ để chúng ta nên tránh tiếp xúc lâu với khói nhang muỗi trong phòng kín. Nên thay thế nhang muỗi bằng các biện pháp trừ, bắt muỗi không khói.
Các biện pháp “truyền thống” như mặc quần áo dài tay, ngủ mùng… vẫn được các chuyên gia ủng hộ nhiều nhất vì nó an toàn và luôn luôn có hiệu quả cao nhất.
A. Thư (Theo The Conversation)
7 người tuyệt đối không được ăn RAU MUỐNG xào hoặc luộc
Canh rau muống luôn là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại rau này.
Theo nhiều tài liệu Đông y từng viết, rau muống là loại rau chứa 90% nước, 3gr chất xơ, 3gr protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie.
Chính vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên loại rau nhỏ bé và quen thuộc này đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Chúng cũng được coi là liều thuốc rất tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.
Vì rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Bởi thế, bạn tuyệt đối không ăn rau muống tươi sống hoặc rau muống chế biến chưa chín hẳn vì có thể mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan mà từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng.
Hơn nữa, không phải ai cũng ăn được loại rau này. Thực tế có nhiều người không nên ăn rau muống hoặc phải hạn chế ăn.
Người bị gout, sỏi thận
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
Người đang bị vết thương mềm
Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Người điều trị ngoại khoa nội khoa
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Người đau xương khớp
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Người suy nhược
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Những người đang uống thuốc Đông y
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng
Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Theo nguoiduatin.vn