Mẹo tẩy áo bị ố vàng trắng tinh như mới mà không cần dùng thuốc tẩy

Dùng cách này thì sẽ không sợ áo bám mùi khó chịu của thuốc tẩy mà cũng không sợ hỏng vải áo đâu nhé.

Cách tẩy áo trắng bị ố màu đơn giản nhất

Áo trắng mặc lâu ngày sẽ ít nhiều bị đổi màu nên trông khá cũ mặc dù chất liệu vải vẫn còn rất bền. Lúc này, nhiều bạn cũng mua thuốc tẩy trắng về để tẩy áo. Thế nhưng sau khi tẩy xong mặc dù áo cũng trắng ra nhưng chất liệu áo mỏng và thô ráp hẳn đi. Đặc biệt, mùi thuốc tẩy bám vào áo cực kỳ khó chịu.

Tuy nhiên, từ nay về sau nếu áo trắng có ố vàng thì bạn hãy dùng cách sau. Bảo đảm trắng tinh như mới mà không ảnh hưởng gì chất liệu vải và cũng chẳng để lại mùi khó chịu.

Chuẩn bị:

– 1 chai oxy già

– Bột giặt

– 1 chậu nước ấm (khoảng 60 độ)

Cách tẩy trắng quần áo:

Bước 1:

– Để tẩy áo thì bạn cho khoảng 125ml oxy già vào chậu nước ấm (khoảng 20 lít). Bạn có thể tăng giảm nước và oxy già tùy theo số lượng áo bạn nhé.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Bước 2:

– Tiếp theo cho thêm 1 ít bột giặt vào (khoảng 50ml).

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Bước 3:

– Bây giờ thì dùng bàn chải khuấy cho bột giặt tan hết.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Bước 4:

– Sau đó cho áo bị ố vàng vào ngâm. Trong lúc ngâm bạn nhớ dùng tay nhồi nhẹ nhàng cho áo thấm đều. Khi nhồi áo thì nhớ mang găng tay để bảo vệ tay không bị khô nhé.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Bước 5:

– Ngâm khoảng 5 phút thì vớt áo ra và vắt cho ráo nước. Khi vớt áo cẩn thận bị phỏng tay nhé, vì nước nóng 60 độ đấy.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Bước 6:

– Tiếp theo bạn giũ áo thật mạnh cho áo phẳng ra.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Bây giờ bạn thử nhìn xem, áo trắng tinh bất ngờ luôn nhé.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Bạn có thể sử dụng cách giặt áo trắng này để tẩy khăn bị ố vàng, các áo bị vàng ngay phần nách và cổ, vỏ gối… đều hiệu quả như nhau nhé.

*****

4 “kẻ thù” lặng lẽ phá hủy thận nặng nề, hãy ghi nhớ để tránh xa

Đông y cho rằng, thận chính là gốc của sức khỏe. Nếu thận yếu thì cơ thể không thể phong độ. Đây là 4 tác nhân phá hoại sức khỏe của thận bạn nên hạn chế, đặc biệt là nam giới.

Thận hư, thận yếu là nguồn gốc gây ra nhiều loại bệnh, chẳng hạn như làm cho khuôn mặt bị lão hóa sớm, mất ngủ, hay quên, xanh xao, mệt mỏi và các chứng bệnh khác.

Sau đây là một số tác nhân gây tổn thương thận mà các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng luôn cảnh báo người dùng cần hạn chế. Đã đến lúc chúng ta nên quyết tâm hạn chế ăn uống để giữ gìn sức khỏe cho thận.

1. Nước ngọt, đồ uống có ga

Như chúng ta đều biết, một số loại đồ uống đa phần chứa lượng axit cao, nếu uống trong một thời gian dài sẽ âm thầm làm thay đổi độ pH của cơ thể.

Đặc biệt là các loại nước uống chuyên dụng để cho người chơi thể thao, nước ngọt có ga, nếu uống quá mức sẽ trở thành gánh nặng cho thận. Do thận là cơ quan quan trọng điều chỉnh độ pH cơ thể, và do đó có thể gây tổn hại cho thận. Hãy nhớ hạn chế uống nước ngọt càng triệt để càng tốt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Món ăn quá mặn/quá ngọt

Nhiều người rất thích ăn uống với khẩu vị đậm đà, nên đa số đều ăn những món ăn có mùi vị rõ như cay, mặn. Những món ăn phổ biến được ưa chuộng như dưa chua, các món ăn vặt ngâm tẩm sấy hoặc là sẽ quá mặn, hoặc quá ngọt.

Nếu ăn thừa đường hay thừa muối đều có thể gây ra nhiều loại bệnh, dẫn đến huyết áp cao, thận không thể duy trì thể tích máu bình thường, dẫn đến bệnh thận.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Trà đặc

Trà đặc chứa lượng florua cao, trong khi thận chính là cơ quan bài tiết chính của chất này, khi tiêu thụ vượt trội số lượng cho phép, sẽ vượt quá khả năng bài tiết của thận, dẫn đến tích tụ flo trong cơ thể, làm hư hại thận. Càng uống trà đặc như vậy, thận càng bị tổn thương nặng nề hơn theo thời gian.

Vì thế, hãy uống trà ấm với cách pha loãng vừa phải, vừa tận dụng tốt lợi ích của trà mà không gây áp lực cho thận.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Uống thuốc

Với sự tiến bộ và phát triển của công nghệ y tế, ngày càng có nhiều loại thuốc được cho là có tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Vì thế nhiều người thích uống các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên ở góc độ khác, uống thuốc đa phần lợi ít hại nhiều. Khi có bệnh, uống thuốc sẽ giúp khỏi bệnh. Nhưng khi chưa có bệnh, uống thuốc bổ không đúng cách sẽ làm hại tận, bắt thận làm việc quá sức, dẫn đến hư thận.

>>> In túi giấy đang đóng một vai trò quan trọng trong thị trường kinh doanh hối hả như hiện nay, đặc biệt là trong các ngành thực phẩm và thời trang, việc trang bị cho mình một chiếc túi, để đi chung với sản phẩm của bạn thì thật là một điều tuyệt vời.

Thậm chí, nhiều người còn lạm dụng thuốc, tự mua thuốc uống, không những không tốt cho cơ thể, mà còn làm hỏng thận, thậm chí suy thận.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

* Theo Trí Thức Trẻ/soha

*****
*****

Bị bệnh dạ dày, phải “kiêng” tuyệt đối 4 món này

Viêm dạ dày mãn tính là căn bệnh gây phiền toái thường nhật đối với người bệnh. Những lời khuyên hữu ích này giúp bạn sống khỏe hơn kể cả khi mắc bệnh.

4 kiêng kỵ đặc biệt đối với người mắc bệnh dạ dày

Viêm dạ dày mãn tính là căn bệnh phổ biến, gây phiền toái không nhỏ đối với người bệnh. Thói quen ăn uống và sinh hoạt không đúng cách không chỉ khiến bệnh không khỏi mà còn ngày càng trầm trọng hơn.

Sau đây là 5 điều kiêng kị cần tránh để người bị viêm dạ dày mãn tính có thể làm giảm các triệu chứng đau, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

1. Không hoặc hạn chế hút thuốc

Một cuộc khảo sát vừa được tiến hành với hơn 200 bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính cho thấy, những người không hút thuốc có tỉ lệ tái phát bệnh 38,3%, trong khi những người hút thuốc có tỷ lệ tái phát cao tới 61,7%.

Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn được bác sĩ khuyên rằng bạn nên bỏ hút thuốc lá, hoặc hạn chế ở mức tối đa, để tạo điều kiện thuận lợi trong trong việc chữa trị sớm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Tránh ăn cay

Theo một kết quả khảo sát với 200 người khỏe mạnh tham gia nội soi dạ dày để điều tra thói quen ăn uống của họ.

Trong số này, có 126 người ăn ớt, 73 người không ăn ớt, kết quả cho thấy những người ăn ớt có tỉ lệ bị viêm dạ dày cao hơn đáng kể so với người không ăn ớt.

Đặc biệt là những người không ăn ớt có tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mức độ nhẹ thấp hơn đáng kể. Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính, tốt nhất là không nên ăn ớt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Không uống nước có gas khi ăn

Nước ngọt có chứa carbon dioxide trong đồ uống có ga khi uống vào mùa hè có tác dụng giải nhiệt tức thì nên nhiều người rất thích uống.

Nhưng nếu bạn bị viêm dạ dày, thì việc uống nước ngọt trong bữa ăn lại gây tổn hại nhiều hơn lợi cho cơ thể.

Bởi vì uống nước ngọt, soda, là một dạng axit pha loãng, bất lợi cho hệ tiêu hóa, carbon dioxide trong soda hay nước ngọt có gas gây kích thích niêm mạc, giảm tiết acid dạ dày, ảnh hưởng đến sự hình thành sản xuất pepsin, làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Ngoài ra, nước ngọt cũng chứa natri bicarbonate, có thể trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm nồng độ axit dạ dày, protease tiêu hóa suy yếu.

Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu uống nước ngọt trong bữa ăn, sẽ cảm thấy khó chịu và đau bụng, đầy hơi cùng các triệu chứng bất thường khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Không ăn lạc sống

Lạc (đậu phộng) là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể, thậm chí còn được giới Đông y gọi với mỹ từ là hạt trường sinh hay hạt trường thọ.

Nhưng đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, lạc lại là món ăn không thích hợp. Đặc biệt là nếu ăn phải lạc sống có thể khiến người bị viêm dạ mắc chứng khó tiêu nặng.

Lạc chứa chất béo và protein, nếu không được nấu chín với nhiệt độ cao, các enzym trong lạc sẽ không phát huy được tác dụng, có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nên ăn một lượng sữa chua phù hợp

Một trong những triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày mạn tính là đầy hơi, tiêu chảy.

Một số bệnh nhân sau khi uống thuốc không thấy hiệu quả rõ ràng, nhưng ăn sữa chua vào lại có cảm giác hết đầy hơi nhanh chóng. Hễ ngưng ăn sữa chua là triệu chứng đầy hơi tiêu chảy lại xuất hiện trở lại.

Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên duy trì thói quen ăn sữa chua.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sữa chua được lên men trong quá trình chế biến, không chỉ duy trì các chất dinh dưỡng ban đầu, mà còn giàu axit lactic, axit lactase và acid lactic, rất phù hợp với người bị viêm dạ dày.

* Theo Trí Thức Trẻ/soha

*****
*****

Một phút đứng 1 chân mỗi ngày, tác động kỳ diệu đến sức khỏe thế nào?

Từ cố chỉ kim, động tác đứng một chân vẫn được nhiều người đánh giá cao và tin tưởng tập luyện. Dù là yoga hay thái cực quyền, khí công đều chú trọng đến việc giữ thăng bằng.

Vì sao “đứng một chân” lại là động tác thể dục phổ biến xưa nay?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có những động tác thể dục đơn giản đến nỗi, nếu chỉ nhìn ảnh, bạn sẽ thấy nó quá tầm thường. Từ suy nghĩ này, bạn sẽ rất khó tin rằng chúng có thể mang lại cho cơ thể những lợi ích gì.

Trên thực tế, nếu chỉ nhìn ảnh, bạn không thể biết được khi thực hành sẽ khó thế nào, hoặc nó không hề đơn giản như bạn nghĩ nữa, lúc đó, bạn sẽ thay đổi quan niệm, kể cả việc đánh giá lại tác dụng mà động tác đó tác động đến cơ thể.

Động tác thể dục “kim kê độc lập” là một trong những ví dụ điển hình như thế.

Trong cuốn sách về dưỡng sinh vô cùng nổi tiếng “Cầu y bất như cầu kỷ” (Nhờ cậy vào bác sĩ không bằng nhờ cậy chính mình), chỉ trong nửa năm đã tái bản tới 12 lần nói rằng, động tác “Kim kê độc lập” là động tác dưỡng sinh mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc.

Đây vốn là động tác thể dục phổ biến trong Yoga và thái cực quyền. Trong tư liệu cổ, động tác “Kim kê độc lập” miêu tả động tác đứng như trạng thái nghỉ ngơi của con gà vàng.

Kim kê độc lập là động tác gà vàng đứng một chân nổi tiếng kim cổ (Ảnh minh họa)
Kim kê độc lập là động tác gà vàng đứng một chân nổi tiếng kim cổ (Ảnh minh họa)

Động tác dành cho người bị huyết áp cao, đường máu, thoái hóa xương…

Theo Y sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội nghiên cứu sức khỏe của Hồng Kông, đứng một chân là một bài tập cực kì bổ ích cho sức khỏe.

Y sư Quang cũng cho biết, chân mỗi người trong chúng ta có 6 kinh lạc đi qua, nơi chứa nhiều huyệt vị quan trọng của cơ thể. Bên cạnh đó, đây còn là nơi liên kết giữa những bộ phận quan trọng trong cơ thể như phổi, thận, gan…

Việc này sẽ giúp những bộ phận của cơ thể bạn trở lại trạng thái cân bằng, giúp tình hình sức khỏe cũng trở nên tốt hơn.

Mỗi ngày, nếu đứng một chân trong một phút, có tác dụng tốt đối với người bị huyết áp cao, đường trong máu cao, đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ do tuổi già.

Khi nhắm mắt lại để đứng một chân, nếu bạn không thể trụ vững 10 giây, nghĩa là khả năng tự cân bằng của cơ thể của bạn đã bị thoái hóa bằng người 60-70 tuổi. Muốn trẻ hóa cần phải thường xuyên luyện tập để lấy lại sự cân bằng.

Đứng một chân là biện pháp dưỡng sinh tốt nhất đối với những người muốn giữ trạng thái cân bằng về thể xác.

Theo các chuyên gia Đông y, vấn đề “mất cân bằng thể xác” được xem là khái niệm mơ hồ, nhiều người không biết cụ thể là gì và gây ra nguy hại gì cho sức khỏe. Trên thực tế, theo lý thuyết thì “chân có khỏe, người mới khỏe”.

Nếu chân không đứng vững thì bạn không thể xem rằng mình đang khỏe được. Khi cơ thể không thể giữ thăng bằng, nghĩa là lục phủ ngũ tạng đang xuất hiện một vấn đề nào đó. Trong trường hợp này, bài tập đứng một chân chính là giải pháp để lấy lại sự cân bằng.

Kim kê độc lập là động tác gà vàng đứng một chân nổi tiếng kim cổ (Ảnh minh họa)
Kim kê độc lập là động tác gà vàng đứng một chân nổi tiếng kim cổ (Ảnh minh họa)

Thư giãn tinh thần, thông kinh hoạt mạch, phòng đột quỵ, tăng miễn dịch…

Khi một người đứng bằng một chân, mọi ý nghĩ đều tập trung cao độ, tinh thần thư giãn, các kinh mạch trên cơ thể vận động nhịp nhàng, tạo nên một chuỗi những vận động ổn định từ đầu đến gót chân.

Ngoài ra còn có thể cải thiện các hoạt động của mạch mãu, phòng ngừa đột quỵ, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hoạt huyết, dưỡng não, tăng khả năng tuần hoàn máu, điều chỉnh thần kinh

Đối với những người mắc bệnh lạnh tay lạnh chân, tuần hoàn máu ở chân kém, lúc nào cũng có cảm giác buốt, thực hiện động tác này giúp bạn làm cho cơ thể ấm dần từ chân ấm lên.

Động tác đứng một chân phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt nếu bạn thực hiện sớm từ khi còn trẻ, luyện lâu dần thành thói quen sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Nó là một động tác làm tiền đề cho bạn nâng cao khả năng thăng bằng của bản thận, giúp cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần, tập sớm thì khi về già sẽ giảm bớt các triệu chứng bệnh tật, tỷ lệ phát bệnh sau này sẽ giảm bớt, người dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, đây không phải là động tác dành cho người trên 70 tuổi. Vì ở lứa tuổi này chân tay đã có phần yếu ớt, đứng không trụ vững có thể gây ngã, mất an toàn cho hệ thống xương và toàn bộ cơ thể.

Cách đứng: Một chân làm trụ, chân còn lại nâng cao, áp sát lòng bàn chân vào mặt trong của chân còn lại, càng lên cao càng tốt, thời gian càng lâu càng tốt. Có thể làm những động tác biến thể, nhưng vẫn đứng trên 1 chân.

Chuyên gia khí công, võ sư Trình Thiên Ký thực hiện động tác mẫu và giới thiệu về những tác dụng tuyệt vời của động tác đứng một chân.
Chuyên gia khí công, võ sư Trình Thiên Ký thực hiện động tác mẫu và giới thiệu về những tác dụng tuyệt vời của động tác đứng một chân.

Đơn giản là bạn chỉ cần đứng vững một chân, chân còn lại giơ lên. Khi chân này mỏi thì có thể đổi chân kia. Cố gắng duy trì mỗi chân đứng trong một phút, thực hiện hàng ngày là đủ. Đơn giản vậy nhưng không phải ai cũng quyết tâm thực hiện.

Nếu nhắm mắt đứng một chân mà bạn không thể đứng được 10 giây, thì hãy cẩn thận, khả năng giữ thăng bằng của bạn đã bị tụt hậu nghiêm trọng, lão hóa ngang với người 60-70 tuổi. Nếu muốn hồi phục khả năng thăng bằng, buộc bạn phải tập luyện hàng ngày.

Khi cơ thể có bệnh, Đông y giải thích rằng đó là do sự điều hòa trong lục phủ ngũ tạng có vấn đề, từ đó mà cơ thể cũng không thể giữ được thăng bằng. Động tác đứng một chân có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Một lý do khác, khi cơ thể có bệnh, có thể là do âm dương thiếu cân bằng, nhưng do khái niệm này quá rộng khiến cho bạn khó hiểu, vì thế bạn chỉ cần biết rằng khi cơ thể thiếu cân đối thì bạn sẽ khó đứng được trên 1 chân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có nhiều người mắc một số bệnh về thể chất bên ngoài như yếu tứ chi, mệt mỏi các cơ bắp, đều có thể xuất phát từ nguyên nhân từ trong nội tạng. Chung quy lại là bạn vẫn bị bệnh mất cân bằng, và vẫn phải quay lại với động tác thể dục này để điều chỉnh.

*Theo Health/TT

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.