Dạy con làm giàu, không dạy con hạnh phúc: Ác mộng trưởng thành giữa thế hệ cha mẹ Việt, trọng thành công hơn sống ý nghĩa!
Tiền chắc chắc mua được hạnh phúc, nhưng với cái giá nào? Vất vả của cuộc sống đã khiến nhiều thế hệ cha mẹ Việt ép con mình cố gắng hết sức với mong ước sau này chúng có thể sống nhàn hạ, nhưng liệu đôi khi có phải chúng ta đang làm hơi ‘quá’ không?
Hồi bé, tôi vẫn nghĩ cha mẹ sống lâu hơn mình, nên hẳn họ biết bí mật gì đó về hạnh phúc trong cuộc sống. Với lại, họ cũng là một mẫu phụ huynh sáng giá về thành công và giàu có, lũ bạn cùng lớp tôi bảo thế.
Cha tôi là một chủ doanh nghiệp, mẹ tôi làm ngân hàng. Sự nghèo khó trong ký ức của tôi trong chỉ là những em bé vùng cao xuất hiện trong chương trình “Cặp lá yêu thương” trên TV. Sống sướng từ nhỏ, cuộc đời tôi không thiếu gì sự no đủ.
Bố mẹ tôi kiếm ra tiền, rất nhiều, và họ cũng muốn tôi sau này cũng có một cuộc sống thoải mái như họ. Mà bạn biết rồi đấy, những người thành công đã nói là sẽ làm, và lên kế hoạch cực kì chi tiết. Đó là một nguyên tắc mà tôi đã được trong cuốn “Cha giàu cha nghèo”, hình như được cha tôi giao cho đọc khi mới học lớp 9.
Vậy thế là cuộc đời tôi được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư tài năng mà không cần tham khảo ý kiến của mình. Tôi cũng thông cảm được với cha mẹ, vì lúc nhỏ có hỏi muốn gì, thì tôi cũng chỉ biết trả lời muốn đi chơi, về quê, đọc truyện tranh…một việc rất ‘sai’ trong con mắt những người chăm chỉ làm việc. Vì thế nên họ quyết định luôn tương lai tươi sáng cho tôi.
Muốn thành công ngày nay thì phải dạy con những gì? Về mặt năng lực, phải giỏi tiếng Anh, giỏi Toán, biết đánh Piano, học trường chuyên, đi du học. Về mặt kỹ năng, phải có năng lực lãnh đạo giỏi, lên kế hoạch chuẩn, quản lý thời gian tốt, về mặt xã hội, phải hòa đồng, xã giao tốt, biết tạo quan hệ. Kiểu kiểu như thế.
Và giống như một con robot, tôi được trang bị toàn bộ những ‘bộ giáp’ này ngay từ lúc học mẫu giáo đến khi trưởng thành.
Sau này lớn nhìn lại thì tôi nghĩ bố mẹ cũng chẳng làm gì sai. Đó là tất cả những gì họ biết về phương trình hạnh phúc = kiếm nhiều tiền, thế nên tôi trách họ sao được.
Nhưng đằng sau thành công đó, tôi vẫn cảm thấy đời mình khiếm khuyết một thứ gì đó.
Khi nghĩ lại tuổi thơ, tôi chẳng có ký ức gì, vì ngày nào trôi qua cũng thật giống nhau. Sáng đi học, chiều học thêm, sau đó ăn vội vàng bữa tối rồi mẹ lai đi học trung tâm tiếng Anh, về nhà học kèm thêm 1 tiếng Piano, và không quên chuẩn bị bài cho buổi sáng ngày mai. “Em phải đến Harvard học kinh tế”, tôi nhớ lờ mờ hình như đó là cuốn cẩm nang mẹ tôi áp dụng để nuôi dạy tôi thành một đứa tài năng.
Thử hỏi, cứ như thế, đứa trẻ nào mà không đứng đầu lớp học được chứ.
Nhưng cái giá mà tôi phải đổi lại là một tuổi thơ vô nghĩa. So với một đứa trẻ nông thôn, tôi nghĩ mình học giỏi hơn, chắc chắc. Nhưng liệu tôi có một tuổi thơ ý nghĩa hơn, tôi nghĩ là không. Đơn giản vì tôi chẳng có kỷ niệm gì về nó cả. Ai mà đi nhớ những điểm mười, những tờ giấy khen, những bảng thành tích được chứ.
Đó không phải là kỷ niệm, đây là những mục tiêu mà bố mẹ đặt ra để tôi đạt được. Tôi cảm giác mình đang “làm thuê” cho giấc mơ “con thành đạt” của cha mẹ.
Trầm cảm là một cái giá lớn nữa tôi phải trả. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ như tôi thật là sướng, nhưng họ đâu biết tôi thường xuyên phải sống trong lo âu vì sợ thất bại. Đó là căn bệnh của những đứa trẻ luôn phải cố gắng cho ‘kịp’ với những kỳ vọng hoàn hảo từ cha mẹ.
Hồi cấp 3, tôi có tham gia một cuộc thi và đạt giải nhất. Khi tham gia lễ trao giải, lúc cô giáo thông báo tôi đứng đầu cuộc thi vì trả lời đúng 59/60 câu hỏi, bạn biết bố tôi nói gì không? “Thế tại sao con lại sai một câu?”. Đang vui mừng, tôi bỗng cảm thấy nóng mặt, một phần vì xấu hổ trước lớp, một phần vì cảm giác “thất bại” trước mắt bố mẹ.
Cảm giác phải luôn “hoàn hảo” cũng đeo bám tôi khi đi du học. “Đời có mấy, mà cứ suốt ngày phải lo học giỏi để kiếm việc ngon và làm giàu”, mấy đứa bạn Tây cứ hay thích chỉ trích tôi vì cái đặc thù “học quên mất sống” của dân châu Á.
Một lần, tôi đạt được điểm B đầu tiên trong đời ở môn Kinh tế học vĩ mô, tôi đã khóc mất cả đêm. Với những đứa đã quen với việc đạt điểm trung bình…đời sẽ vẫn vui và chẳng có gì phải âu lo cả.
Nhưng với tôi, cả tuổi thơ chỉ được dạy cách làm sao để chiến thắng, chứ không được học cách đối đầu với thất bại và chấp nhận những khiếm khuyết của đời mình, thất bại như một vết cắt vào hình tượng đứa con hoàn hảo. Vì thế, tôi luôn phải tạo áp lực cố gắng cho mình, kể cả trong những giải lao và thậm chí chúng còn chui vào những giấc ngủ để lôi tôi dậy tiếp tục làm việc.
Nhìn lại cha mẹ tôi, họ đúng là giàu thật, và có vẻ họ cũng hạnh phúc thật. Tiền chắc chắc mua được hạnh phúc, tôi không hề ngây thơ với ảo tưởng ‘một mái tranh nghèo, hai trái tim vàng’. Nhưng cuộc sống có nhiều màu hơn chỉ là việc thành công và kiếm nhiều tiền.
Tất nhiên, tôi nghĩ trường hợp của mình khá là cá biệt, nhưng khi quan sát những đứa bạn khác, những thế hệ cha mẹ Việt hiện đại khác, tôi cảm thấy dường như thay vì mong con mình hạnh phúc, họ lại đang tạo ra một nhà tù cho những đứa con. Nhà tù của sự thành công, giàu có, kiếm nhiều tiền, của những giá trị vật chất hơn là một cuộc sống “đáng sống” và có “ý nghĩa”.
Tiền có thể mua được hạnh phúc, nhưng với cái giá nào? Vất vả của cuộc sống đã khiến nhiều thế hệ cha mẹ Việt ép con mình cố gắng hết sức với mong ước sau này chúng có thể sống nhàn hạ, nhưng liệu đôi khi có phải chúng ta đang làm hơi ‘quá’ không? Nhiều khi, giấc mơ mong con thành công của cha mẹ có thể lại chính là ác mộng cho những tâm hồn trẻ thơ.
Con lớn lên tự tin hay rụt rè, tài đức hay không là do mẹ có những hành động này khi con còn nhỏ
Ba mẹ có thấy những em bé “miệng mồm leo lẻo” lại hay chiếm được tình cảm của người khác, và được cha mẹ, ông bà và cả cô giáo yêu thích hơn không? Trẻ nhỏ thích nói chuyện, có thể hiểu là vì trẻ không nhút nhát, trẻ có sự quan tâm và trẻ muốn giao tiếp với người lớn.
Câu chuyện đơn giản giữa 2 bé A. và B.
A là bé ít nói, tính tình nghiêm nghị và bà cụ non. Khi được ông ngoại cho bánh bé A chỉ đơn giản: Con cảm ơn rồi lủi ra một góc ngồi ăn.
Bé B. lại cười hớn hở: “Ông ngoại cho bánh con hả, con cảm ơn ông ngoại nhiều, ông ngoại ăn bánh với con đi, con thương ông ngoại quá hà”. Đi đâu ông ngoại cũng nhắc về bé B., kể về bé B. Những ngày lễ tết B. về nội là ông gọi điện liên tục để trò chuyện với cháu.
Vậy nghĩa là gì? Khi các con thích giao tiếp với người lớn, các con vô tình sẽ được yêu nhiều hơn. Còn khi lớn lên, con có được kỹ năng giao tiếp, con sẽ được đánh giá rất cao về mọi mặt.
Vậy với vai trò là cha mẹ, thậm chí là những cha mẹ dở òm về vụ giao tiếp, chúng ta phải làm gì để cải thiện và phát huy kỹ năng này ở con cái?
Để con tự tin trong giao tiếp, trước tiên cha mẹ phải giúp con tự tin về bản thân mình. Hãy nói với con những điều sau, mỗi ngày mỗi giờ, để giúp con tự tin, tăng thêm sức mạnh và nghị lực cho con.
1. Ba mẹ yêu con
Hãy xem như thần chú và tuyên ngôn của gia đình, và cha mẹ đừng ngần ngại nói với con thường xuyên. Đôi khi sẽ là Ba mẹ thích tất cả những việc mà con làm, để khuyến khích, động viên con mạnh dạn làm điều mình muốn.
2. Wow, con học nhanh thế
Học tập là tự nhiên, và trẻ nhỏ là những bậc thầy về học. Vì với trẻ, học cũng là chơi, và ba mẹ đừng ngạc nhiên khi con tự xoay sở với bộ lắp ghép đồ chơi và hoàn thành tốt hơn bạn tưởng rất nhiều. Cũng vậy, những điều vợ chồng nói với nhau, nói với con, sẽ ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và cách tiếp thu, khả năng học hỏi của con trong tương lai.
3. Hãy nói cảm ơn con
Cảm ơn là một sự tôn trọng và trân trọng dành cho người khác, cũng lời lời động viên và bày tỏ sự biết ơn của mình đối với họ. Với con cái cũng vậy, hãy dạy con biết cách cảm ơn, và đừng quên cảm ơn con.
4. Vì sao ba mẹ nên đồng ý với con
Hãy đặt câu hỏi và để con trả lời. Đây cũng là cách dạy con biết giới hạn những mong muốn và đòi hỏi của mình, cũng như con sẽ được thêm kỹ năng thảo luận và thuyết phục, một kỹ năng rất quan trọng trong học tập và công việc mai sau.
5. Nói thêm cho ba mẹ biết đi nào!
Đây là câu nói khuyến khích con chia sẻ mọi suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng của con. Câu nói này cũng giúp cha mẹ nâng cao sự kiên nhẫn, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu con cái hơn.
6. Đọc sách cho con nghe, đọc sách cùng con
Việc cha mẹ đọc sách cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích. Nó giúp họ xây dựng các kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống. Đọc sách giúp gắn kết hai mẹ con, cho con yêu đọc sách hơn ngay khi còn nhỏ. Những kiến thức mà cuốn sách mang lại sẽ bổ ích vô cùng cho cả mẹ và con.
>>> Top 10 cửa hàng bán rượu sâm Hàn Quốc tại TPHCM uy tín, đảm bảo chất lượng, giá rẻ nhất
7. Ba mẹ cũng có thể mắc sai lầm như con
Khi có vấn đề xảy ra, không ai là hoàn hảo. Đối mặt với vấn đề và học hỏi từ những sai lầm là kỹ năng sống quan trọng. Thỉnh thoảng các mẹ hãy dựng vài tình huống như bể ly, đồ ăn rơi xuống đất… để trẻ biết đến việc chịu trách nhiệm cho những sai xót đã gây ra. Hãy tin tưởng con bạn là cách để con tăng thêm sự tự tin khi con làm bất kỳ việc gì.
8. Nói xin lỗi khi phạm lỗi
Xin lỗi khi làm sai là việc nên làm, nhưng xin lỗi xong, cha mẹ hãy cho con biết con cần làm gì để sửa chữa sai lầm đó. Ví dụ con nói trống không xưng hô, hãy bày con nói Con xin lỗi, và ân cần nói con hãy nói lại câu vừa rồi cho đúng.
9. Con đang nghĩ gì đó?
Sau khi kể chuyện, trò chuyện với con về một vấn đề gì, dù nhỏ, dù to, hãy dành cho con một vài phút để con tương tác lại với lời gợi ý tuyệt vời “Con thấy thế nào, ý kiến của con ra sao?” Bày tỏ quan điểm của mình và yêu cầu người khác làm gì/nói gì chính là một trong những kỷ năng cơ bản để con bạn phát triển tốt lên.
10. Nói “Con đồng ý, con có”
Đây là một nghệ thuật trò chuyện và đặt câu hỏi cho con. Hãy tránh dùng câu phủ định mà khuyến khích con trả lời đồng ý, có. Ví dụ thay vì hỏi “Con không ăn cơm phải không” và con trả lời “Con không”. Hãy hỏi là “Con đã ăn cơm rồi và giờ con không ăn nữa phải không”. Và câu trả lời của con sẽ lạ “Dạ đúng ạ”. Hiểu rõ và thấm nhuần điều này, cha mẹ sẽ nhận ra không cần phải nói quá nhiều từ không như cha bạn hay nghĩ.
9+9=20, phụ huynh nhao nhao chê thầy giáo, không ngờ thầy nói 1 câu cả lớp nín lặng
Trong buổi họp phụ huynh cuối năm, thầy giáo viết 4 đề toán đơn giản trên bảng, đơn giản đến nỗi học sinh tiểu học cũng làm được… và tự tay lần lượt viết đáp án như sau:
2+2=4
4+4=8
8+8=16
9+9=20
Các bậc phụ huynh vừa thấy đáp án cuối cùng đều nhao nhao cả lên: “Thầy đã tính sai một câu rồi.”
Thầy giáo quay người lại, chậm rãi nói rằng: “Đúng vậy, mọi người đều đã nhìn thấy rất rõ, câu cuối này đã bị tính sai. Nhưng tôi đã giải đúng 3 đề toán đầu tiên, tại sao lại không có ai khen tôi vậy, mà chỉ nhìn thấy đề toán mà tôi đã tính sai?”
Các bậc phụ huynh nghe vậy đều ngẩn cả người, cả căn phòng bỗng chốc im lặng như tờ.
“Kính thưa các phụ huynh, khi giáo dục con trẻ, điều hay không nằm ở việc chúng ta đã phát hiện ra bao nhiêu chỗ sai của trẻ, mà nằm ở việc chúng ta đã dành bao nhiêu lời khen ngợi, động viên mỗi khi các em đã làm đúng“, thầy giáo chầm chậm cất tiếng.
Hằng ngày bạn cho đứa trẻ kẹo. Rồi đến một ngày bạn không cho nó, chắc chắn rằng nó sẽ kêu khóc căm ghét bạn nếu không đòi được kẹo. Nó không hề nhớ tất cả những lần bạn cho kẹo nó mà chỉ nhớ lần bạn không cho kẹo. Đó là bài học trả giá cho sự không dạy dỗ con cái biết nhận ra và ghi nhớ những điều tốt của người khác.
Thực ra, con người ta chính là như vậy. Dù bạn có đối tốt với họ cả trăm lần nhưng họ lại nhớ mãi một lần không thuận lòng, tất cả những việc tốt đẹp bạn đã làm đều có thể bị quên lãng, chẳng có ý nghĩa gì. Đây là chính mặt trái trong nhân tính của con người: 100 – 1 = 0.
Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta theo thói quen lại dễ dàng nhận ra và chấp trước vào lỗi lầm của người khác. Tại sao ta thường không nghĩ nhiều đến điểm tốt của họ, trong khi thường thì nó nhiều hơn điểm xấu nhiều lần. Và tại sao ta không nhớ những gì họ làm đúng mà chỉ nhớ lần họ làm sai, cho dù ta biết rằng mỗi người đều không hoàn hảo. Như hai bàn tay không giống nhau cho dù nó được sinh ra từ một cơ thể?
Khi trong mắt ta họ chỉ có sai lầm và xấu xí, thì tâm hồn ta liệu còn chỗ để những điều tốt đẹp ngự trị, như lòng bao dung, vị tha (nghĩ cho người khác hay vì nghĩ cho mình), thông cảm, sẻ chia..? Thực sự rồi bạn sẽ hiểu rằng, một chút sai lầm hay xấu xí nhỏ nhoi ấy không đáng để chúng ta mất đi bản tính Thiện trong mình.
Vậy nên, hãy trân quý những điều tốt ở người khác, ghi nhớ điểm tốt của họ thay vì chỉ chăm căm nhìn vào điều xấu ít ỏi mà họ có (cũng như bạn có), hay chỉ nhớ về sai lầm của họ, đừng vô ý làm tổn thương họ chỉ vì những việc nhỏ nhặt. Bao dung với sai lầm của người khác, cho họ cơ hội thay đổi, lấy tâm tha thứ mình mà tha thứ cho người thì hết thảy những gì bên nên có đều sẽ có.
Theo DKN
Hàng ngày hãy hỏi trẻ 4 câu này, không cần kèm học con vẫn ngoan và giỏi
Chỉ cần 4 câu hỏi này, việc thấu hiểu và dạy con sẽ trở nên thật đơn giản.
Cách dạy con đặc biệt của ông bố người Đài Loan – mỗi ngày hỏi con 4 câu hỏi
Cha mẹ nào cũng hy vọng con mình khỏe mạnh, khôn ngoan nhưng không phải ai cũng nắm rõ được cách giáo dục con hiệu quả. Gần đây, một ông bố người Đài Loan – cha của một cô con gái ngoan ngoãn, xinh xắn đã chia sẻ cho mọi người cách dạy con vô cùng đặc biệt.
Mặc dù người cha này chưa từng hướng dẫn con làm bài tập về nhà nhưng mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 10 phút trò chuyện với con, hỏi cô bé 4 câu hỏi sau chắc chắn sẽ có hiệu quả.
1. Hôm nay ở trường có chuyện gì vui không con?
Thật ra đây là câu hỏi để quan sát cách cảm nhận của con. Thông qua câu hỏi này, ông bố trên hiểu được ngày hôm nay con có chuyện gì vui, chuyện gì không vui và tìm hiểu thêm lý do vì sao con buồn vui trước những sự việc đó. Đồng thời, qua đó ông bố cũng giúp con gỡ rối các vấn đề để con tự điều chỉnh cảm xúc, thích nghi với môi trường ngoài xã hội.
2. Hôm nay con đã làm được việc tốt nào?
Đây là cách ông bố khích lệ tinh thần con gái, giúp con gái thêm tự tin vào bản thân mỗi khi làm việc tốt.
3. Hôm nay con học được những gì?
Bằng câu hỏi này, ông bố đã giúp con gái hệ thống lại, nhớ lại xem mình đã học đến đâu, học được gì ở trường. Từ đó cũng hình thành tính tự lập cho con trong việc học hành, ôn bài mà không phải ép hay kèm con ngồi học bài ở nhà.
4. Con có cần ba giúp đỡ việc gì không?
Câu hỏi này có 2 ý nghĩa: một là để con biết ba vẫn luôn rất quan tâm tới con. Hai là việc học là việc của con, con phải tự sắp xếp ba sẽ không ép uổng, cản trở. Đứng từ góc độ của một đứa trẻ, bé gái vẫn thấy thoải mái với việc việc học, việc chơi của mình đồng thời vẫn luôn yên tâm có ba làm hậu phương vững chắc để tự quyết định mọi vấn đề của bản thân.
Bốn câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản này lại chứa đựng nhiều yêu thương, quan tâm dành cho con, thực tế đã chứng minh đây là cách rất hiệu quả. Cha con khích lệ lẫn nhau sẽ tạo cho con một môi trường trưởng thành, tự lập vui vẻ. Điều mấu chốt của các triết lý dạy con chính là biết cách xử lý mối quan hệ cha con.
6 điều cần lưu ý để nuôi dạy con không còn là thử thách
Nếu như cha mẹ có thể xây dựng được niềm tin tuyệt đối trong trái tim con, con cái sẽ tin rằng cha mẹ luôn yêu mình vô điều kiện, tất cả những khen chê của cha mẹ dành cho mình đều xuất phát từ mong muốn tạo cho con điểm khởi đầu tốt. Nếu như trong tiềm thức con trẻ luôn tin tưởng vào cha mẹ, tin vào những gì cha mẹ dành cho mình là tốt đẹp thì việc dạy con sau này sẽ vô cùng dễ dàng.
Tuy nhiên, phần lớn các mối quan hệ cha con trên thực tế hiện nay đều có phần không ổn định khiến những đứa trẻ không thực sự tin tưởng vào gia đình.
Bố mẹ nào cũng yêu thương con nhưng nhiều khi thể hiện tình yêu sai cách sẽ vô tình làm hại con. Chẳng hạn như lúc nào cũng cho con ăn thứ ngon nhất, mặc đồ đẹp nhất. Đây chỉ là biểu hiện bên ngoài chứ không phải bản chất của tình yêu thương. Đôi khi tình yêu của cha mẹ cũng cần phải “có điều kiện”, ví dụ như nếu trong kì thi lần nào con đứng trong top 3 thì sẽ được đi chơi ở đâu đó…
Để nuôi dạy con nên người, cần chú ý những điều sau đây:
- Không tạo cho con áp lực quá lớn, không dạy dỗ con bằng roi vọt, xây dựng mối quan hệ gia đình bình đẳng.
- Trao con tình yêu “ vô điều kiện” đúng cách, tình yêu thương về mặt tinh thần.
- Tuyệt đối tôn trọng cá tính riêng của con.
- Dạy con bằng những cách tích cực, thường xuyên khích lệ, biểu dương con.
- Điều chỉnh hợp lý mối quan hệ cha – con, đây là điều quan trọng nhất.
- Chú trọng việc nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách tốt đẹp cho con, thay vì mù quáng chạy theo điểm số , vật chất.
Nếu cha mẹ có thể nắm bắt được 6 trọng điểm trên, việc dạy con sẽ không còn là thử thách.
Thực chất, việc giáo dục con chính là 3 phần dạy dỗ, 7 phần tôn trọng.
3 phần dạy dỗ tức là chỉ dạy con ở mức độ vừa phải, giáo huấn quá nhiều sẽ khiến con có tâm lí muốn chống đối, lại thành phản tác dụng.
7 điều còn lại chính là chỉ bố mẹ nên tôn trọng khả năng thiên bẩm, tốc độ trưởng thành của con. Nhẫn nại với con, để con trải qua thử thách, trải nghiệm, đi qua thất bại cũng như thành công. Sự trưởng thành của con là cả một quá trình, cần rèn giũa hàng ngày chứ không thể nóng vội.
Quá trình phát triển của con, có lúc cần sự chỉ dạy của cha mẹ nhưng cũng có khi phải để con tự mình tìm kiếm, lựa chọn điều tốt đẹp nhất cho bản thân.
Nguồn: CM/cafebiz
Bạn càng mắng con sẽ càng không nghe lời, khi trẻ mắc lỗi chỉ cần hỏi 8 câu này là đủ rồi
Trong quá trình nuôi dạy các con trưởng thành, chắc chắn bạn sẽ gặp phải vô vàn những vấn đề khúc mắt khác nhau.
Bổn phận làm cha làm mẹ, hãy có trách nhiệm khi con làm sai, hãy lắng nghe những ý tưởng và suy nghĩ của con, thay vì trách mắng, la rầy con.
Gặp phải những tình huống như vậy, chúng ta có thể thử hỏi con 8 câu hỏi sau:
1. Đã xảy ra chuyện gì?
Đừng sử dụng thói quen định tính mà hỏi trẻ những điều cứng nhắc, càng không nên buông lời trách mắng ngay khi sự việc vừa mới xảy ra.
Hãy bình tĩnh và lắng nghe những lời trẻ nói, đứng ở góc độ của con để xem xét sự thật.
Hơn nữa, hãy để các em có cơ hội được nói, thậm chí nếu thực sự lỗi là do trẻ, thì ít nhất trẻ cũng có cơ hội tự bảo vệ bản thân hoặc sẵn sàng thừa nhận điểm sai sau khi mọi chuyện rõ ràng.
2. Con cảm thấy như thế nào?
Sau khi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, đừng vội vàng giáo dục con cái.
Tâm lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi những cảm giác chủ quan, chứ không có định nghĩa đúng hay sai. Rất nhiều lúc, chúng ta chỉ cần nói ra hết những cảm xúc trong lòng là được.
Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một khi con người có cảm xúc mạnh liệt khi đang bị kích thích thì bên ngoài dẫu ai nói gì cũng sẽ không dễ dàng tiếp thu vào bộ não.
Điều đó cũng có nghĩa là, khi một người vẫn còn mang trong mình một cảm xúc kích động, thì người khác nói gì cũng sẽ không lắng nghe.
Chỉ có thể chờ đợi cho đến khi họ bình tĩnh lại, mới có thể bình thản mà ngẫm nghĩ. Vì vậy, nếu chúng ta muốn con cái có thể nghe theo ý kiến của chúng ta, chúng ta cũng cần đồng cảm với cảm xúc của con trước, để cảm xúc của chúng có một lối thoát.
Sau khi trẻ em đã đủ bình tĩnh trở lại, bạn có thể đặt tiếp câu hỏi thứ ba.
3. Con muốn như thế nào?
Tại thời điểm này bất kể trẻ nói ra những lời kinh hoàng như thế nào cũng đừng ngạc nhiên, đừng sợ, chỉ cần bình tĩnh lắng nghe và đặt biết câu hỏi thứ tư.
4. Vậy con cảm thấy có những cách xử lý nào?
Ở giai đoạn này, chúng ta phải tôn trọng những suy nghĩ “ngây thơ non nớt” của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm.
Chúng tôi cũng muốn ở bên cạnh cùng trẻ nghĩ ra những ý tưởng, từng bước lập kế hoạch cho trẻ, cùng trẻ định hướng ra các giải pháp. Bằng cách này, sau này khi trẻ gặp phải vấn đề khúc mắt sẽ lập tức có suy nghĩ tìm đến sự tham vấn của bạn.
Chờ cho đến khi không thể nghĩ ra thêm bất kỳ ý tưởng nào khác nữa, bạn có thể đặt cho trẻ câu hỏi thứ năm.
5. Hậu quả của những cách làm này sẽ ra sao?
Hãy để cho trẻ em để suy nghĩ và hiểu về vấn đề, đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà bạn phải chịu trách nhiệm, liệu bạn có thể chấp nhận những hậu quả này?
Nếu lúc này, con không thể hiểu được những logic. Cha mẹ cần phải giúp trẻ làm rõ những ý tưởng này ngay, nói cho trẻ biết hậu quả là gì.
6. Con quyết định làm thế nào?
Sau khi đã phân tích đầy đủ tất cả các trường hợp và hậu quả, bản thân trẻ cũng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn giải pháp có lợi nhất. Hơn nữa, đó cũng sẽ là sự lựa chọn hợp lý và sáng suốt nhất.
Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không như những gì bạn mong đợi, cũng hãy tôn trọng quyết định của trẻ. Nếu như bạn trở mặt, e rằng sau này trẻ sẽ không bao giờ tin bạn nữa.
Hơn nữa, cho dù là trẻ đã chọn sai cách, thì trẻ cũng có thể từ những điểm sai lầm này học hỏi những đạo lý không thể nào quên.
7. Con mong muốn ta sẽ làm gì?
Khi trẻ em biểu đạt những mong muốn những hy vọng từ sự giúp chúng ta, làm cha làm mẹ phải tích cực hỗ trợ. Sự ủng hộ từ cha mẹ chính là sự hậu thuẫn tốt nhất dành cho con, điều này sẽ khiến cho con càng có niềm tin hơn.
8. Nếu lần sau lại gặp một tình huống tương tự, con sẽ làm như thế nào?
Sau khi đợi cho mọi chuyện qua đi, hãy để cho trẻ cơ hội tự đánh giá bản thân mình. Phản ánh sự phán đoán và cách giải quyết của trẻ đã có hiệu quả hay để lại hệ quả như thế nào.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng đứa con của mình còn nhỏ, không có khả năng giải quyết vấn đề, thực tế thì, ngay cả khi trẻ nhỏ, trẻ cũng sẽ có cách vận dụng các chiến lược và giải pháp cho mọi vấn đề theo cách của chúng.
Vì vậy, sau này khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ hãy thử đặt cho trẻ tám câu hỏi này, thực hành một vài lần, trẻ sẽ có khả năng tự giải quyết những vấn đề riêng của chính trẻ, chúng ta không cần phải lo lắng.
Khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề, mới là vốn sống quý giá và quan trọng nhất cho phát triển sau này của trẻ!
10 chiêu tuyệt đỉnh dạy con ngoan, các bậc cha mẹ đọc xong đều xác nhận!
Nhiều mẹ hoàn toàn đồng ý với quan niệm “Đẻ con thì đau đớn, chăm con thì cực khổ, nhưng tất cả không khổ bằng việc dạy con”. Làm sao để dạy một đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt, hiểu chuyện và cư xử đúng mực là điều không phải dễ dàng.
Không chỉ là trách nhiệm của người mẹ, mà đó còn là trách nhiệm của người cha, hay ông bà sống cùng nhà. Dạy con đôi khi không cần những bài học đao to búa lớn, mà chỉ cần những buổi trò chuyện nhẹ nhàng, giúp con nhận biết ra vấn đề và tự mình rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến con, chú ý đến con, nắm bắt được tính cách con, để dễ dàng dạy dỗ điều hay lẽ phải. Trò chuyện cùng con, hoặc đưa ra các tình huống để con dễ hình dung, mà tự rút ra bài học cuộc sống quý giá cho bản thân.
Dưới đây là 10 câu chuyện, mà trong đó người cha đã có cách dạy con thật tuyệt vời! Người cha trong những câu chuyện không cần làm gì cả, chỉ đơn giản là chỉ trò chuyện cùng con và cho con sự lựa chọn. Khi hiểu ra vấn đề, đứa trẻ chắc chắn sẽ có lựa chọn đúng đắn.
Rất hay và ý nghĩa! Các bậc cha mẹ nên đọc và học hỏi cách dạy con ngoan tuyệt đỉnh qua 10 mẫu chuyện này nhé!
1. “Con xin lỗi cái bàn đi” – dạy con tính có trách nhiệm
Khi con trai được 2 tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn 1 phút sau, tôi đi đến chiếc bàn và hỏi:
“Cái bàn à, là ai đụng bàn đau thế? Sao khóc lóc thương tâm thế kia?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy con không mau nghiêng mình với cái bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
2. “Khóc xong rồi hãy gõ cửa” – dạy con bỏ thói trút giận lên người khác
Con trai 3 tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”
“Không có”.
“Vậy sao lại khóc?”
“Con chỉ muốn khóc thôi!” (Rõ ràng làm nũng).
“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, bà tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.
Nói xong, đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.
2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”.
“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.
Kể từ hôm đó, cho đến tận năm 18 tuổi, con trai không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác.
3. “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi” – dạy con tính cẩn thẩn
Con trai 5 tuổi. Chập tối dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi: “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con trait hay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”. Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện một chút, xem thử con có thể vùi đầu được bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời. Chỉ được 10 giây:
“Úi trời, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ làm khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”
“Được thôi, không đi thì không đi”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
4. “Con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng?” – dạy con những gì nên làm và chưa nên làm
Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
“Ba ơi, McDonald’s kìa!” (Thèm chảy cả nước miếng).
“Ừm, McDonald’s, muốn ăn không?”
“Muốn ăn!”
“Con trai, một người muốn ăn là ăn ngay gọi là “cẩu hùng” (gấu chó), thèm ăn mà có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.
Rồi nói tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”
“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng”.
“Tốt, vậy anh hùng khi muốn ăn McDonald’s sẽ thế nào?”
“Có thể không ăn!” (Rất kiên định).
“Quá xuất sắc! Anh hùng, về nhà thôi!”
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà. Từ đó về sau, con trai đã học được những gì nên làm và những gì không nên làm, chống lại được cám dỗ.
5. “Con trai, con đã quyết định chưa? Là dùng gạch hay là dùng dao đây?” – dạy con biết nhìn hậu quả của hành động
Con trai 8 tuổi, nghịch ngợm, đánh nhau với bạn học lớn. Vết bầm tím khắp người, về đến nhà, khóc lớn không thôi.
“Ấm ức không?”
“Ấm ức!”, con trai vừa khóc vừa trả lời.
“Tức giận không?”
“Tức giận!”. Con trai khóc to lên.
“Con dự tính sẽ làm thế nào?”. Hỏi tiếp: “Con cần ba làm gì cho con nào?”
“Ba, con muốn tìm một viên gạch, ngày mai sẽ đập cậu ta từ phía sau”.
“Ừ, ba thấy được. Ngày mai, ba sẽ chuẩn bị cục gạch cho con”.
Hỏi tiếp: “Còn gì nữa không?”
“Ba, ba tìm cho con một con dao, ngày mai sẽ đâm hắn từ phía sau”.
“Được, cái này càng hả giận hơn, bây giờ ba đi chuẩn bị một chút”. Tôi đi lên lầu.
Nghĩ là được ủng hộ, dần dần con trai bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi từ trên lầu đi xuống với một đống lớn quần áo và chăn mền.
“Con trai, con đã quyết định chưa? Là dùng gạch hay dùng dao đây?”
“Nhưng mà ba ơi, ba dọn nhiều quần áo và chăn mền để làm gì vậy?”. Con trai nghi hoặc.
“Con trai, là như vậy: nếu như con dùng gạch đập hắn ta, cảnh sát sẽ bắt chúng ta đi, ở trong tù đại khái chỉ cần ở 1 tháng, chúng ta chỉ mang một ít áo ngắn và chăn mỏng là được rồi; nếu như con dùng dao đâm hắn ta, chúng ta ở trong tù ít nhất 3 năm không trở về, chung ta cần phải mang nhiều quần áo và chăn bông, bốn mùa đều phải mang đủ”.
“Vì vậy, con trai, con đã quyết định chưa? Ba đồng ý ủng hộ con”.
“Phải như vậy sao ba?”. Con trai sững sờ.
“Chính là như vậy, pháp luật quy định như vậy mà!”
“Ba, vậy thì chúng ta không làm nữa nha!”
“Con trai, không phải là con đang rất căm phẫn sao?”
“Hây, hây, ba ơi, con đã không tức giận nữa rồi, thật ra con cũng có sao đâu”.
“Tốt, ba ủng hộ con”.
Từ đó, con trai đã học được sự lựa chọn và giả trá.
6. “Là người mạnh hay là người yếu, là đại nhân hay là tiểu nhân?”
Con trai 9 tuổi, năm lớp 4, môn toán không đạt nên sầu não không vui.
“Sao thế? Thi không đạt, còn làm mặt nặng mặt nhẹ với ba mẹ sao?”
“Bởi vì cô giáo dạy toán rất đáng ghét, học lớp của bà ấy không thích nghe”.
“Ồ, đáng ghét như thế nào?”, tôi cảm thấy rất hứng thú.
“… v…v…”, con trai nói rất nhiều, “nói tóm lại là cô ấy cũng không thích con”.
“Ồ, người khác thích con thì con thích họ, người khác không thích con thì con ghét lại họ. Điều này cho thấy con là người chủ động hay bị động đây?”
“Là người bị động ạ!”. Con trai trả lời.
“Là người mạnh hay người yếu, là đại nhân hay là tiểu nhân?”. Tôi tiếp tục hỏi.
“Là kẻ yếu, là tiểu nhân”. Con trai sợ hãi nói.
“Vậy con muốn làm tiểu nhân hay đại nhân?”
“Làm đại nhân. Ba ơi, con đã hiểu rồi: bất luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích cô ấy, kính trọng cô ấy, là người chủ động làm một kẻ mạnh.
Hôm sau, con vui vẻ đến trường, từ đó môn toán đạt kết quả ưu tú. Và đã biết được thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân.
7. “Vậy tại sao lại còn chơi? Không kiềm chế bản thân nổi phải không?” – dạy con tính nguyên tắc
Con trai 10 tuổi, mê trò chơi điện tử. Mẹ nhắc nhở nhiều lần con không chịu nghe.
“Con trai, nghe nói mỗi ngày con đều chơi cái này?”, tôi chỉ vào máy tính.
“Vâng!”, con trai gật đầu thừa nhận.
“Mỗi lần chơi xong, con cảm thấy thế nào?”
“Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân”.
“Vậy tại sao còn chơi? Con không kiềm chế nổi bản thân phải không?”
“Đúng vậy, ba ơi!”. Con trai bất lực.
“Được rồi, ba sẽ giúp con”. Tôi ôm máy tính đến, đưa cho con một cái chùy nhỏ, “con trai, hãy đập nó”.
“Ba ơi!”, con trai ngẩn người ra.
“Đập nó đi, ba có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con!”. Con trai rơi nước mắt, đích thân đập máy tính.
Từ đó, con trai hiểu được cái gọi là nguyên tắc.
8. “Vậy con hãy gọi điện cho mẹ con đi” – dạy con biết quan tâm
Con trai 11 tuổi. Tôi cùng vợ phải đi xa nhà một thời gian dài, mỗi ngày tôi đều gọi điện về cho mẹ. Một ngày, con trai tôi bắt máy:
“Ba ơi, chào ba!”, con trai tôi rất lấy làm vui mừng.
“Ừ, chào con! Bà nội đâu rồi? Gọi bà nghe điện thoại đi”.
“Ba ơi, sao mỗi ngày ba chỉ gọi về gặp bà nội thôi vậy?”
“Điều này có gì lạ đâu, vì đó là mẹ của ba kia mà”.
“Vậy còn con? Con cũng rất nhớ ba mẹ mà!”
“Vậy con hãy gọi điện thoại cho mẹ con đi!”
“Vâng!”.
Và sau đó, cứ 6h mỗi ngày, vợ tôi đều nhận được lời hỏi thăm của con. Từ đó, con trai tôi học được cách quan tâm người khác.
9. “Ba ơi, đi học có ích gì không vậy?”
Con trai 13 tuổi. Học kỳ thứ nhất, thành tích bình thường. Một ngày kia, nó bỗng hỏi:
“Ba ơi, đi học có ích gì không vậy? Thành tích thi cử có tác dụng gì không vậy?”
“Tại sao con lại hỏi như vậy?”, tôi ngẩn ra.
“Mấy ngày trước có rất nhiều cô chú đến nhà, ba luôn nói với họ giáo dục bây giờ là giáo dục tồi tệ nhất trong suốt 5000 năm qua mà”. Con trai nhanh nhảu đáp.
À, thì ra con trai đã nghe được chuyện đàm luận trên trời dưới đất của tôi với bạn.
“Không sai, thật ra học hành hay thi cử không có tác dụng gì”.
“Thế thì tại sao con lại phải đi học những thứ vô dụng này?”
“Đó là vì con còn nhỏ, trước hết phải làm một số thứ vô dụng trước đã, để thử bản lĩnh của con. Nếu như con ngay cả những thứ vô dụng cũng làm không tốt, như vậy sau khi lớn lên, những thứ hữu dụng chắc chắn không làm được.. Vì vậy, việc đi học con cũng cần phải làm cho tốt”.
“Ồ, ba ơi, sẽ có bản lĩnh để học cho thật tốt!”
Từ đó, con trai luôn đạt những thành tích ưu tú.
10. “Con mệt không vậy, con trai?”
Con trai 14 tuổi, đi chơi ở nhà người thân về. Người mặc đồ hiệu, đầu tóc mới lạ, hả hê vô cùng.
“Mẹ ơi, con có bảnh không? Anh trai nhà bác hai mua quần áo, giày dép cho con, nhãn hiệu XX, rất đắt tiền đó; bà nội ơi, bà xem kiểu tóc của cháu này, anh ấy dẫn con đi hớt đó, ở trước rất là dài, ha ha, có mốt không này?”
Nó giống như một con bướm, bay đi bay lại khắp nhà. Tôi nhìn mà chả thèm để mắt đến.
Hai ngày sau, con trai tự mình đứng trước gương ngây ngất. Tôi lặng lẽ đứng ở đằng sau:
“Có mệt không vậy, con trai?”
“Ba dọa con giật cả mình”.
“Ha ha, có mệt không? Lúc nào cũng phải mệt tâm, luôn luôn lo lắng, thật là không đáng; luôn phải suy đoán xem người khác nhìn mình thế nào. Sao phải khổ vậy, người bị quần áo đầu tóc làm cho mệt mỏi, thật là ngốc lắm thay?”
“Ba, ba cười nhạo con rồi”. Con trai mặt đỏ ửng.
“Ba trả lại cho con sự nhẹ nhàng tự tại mà”.
“Dạ”, con trai đi thay quần áo, đầu tóc để lại bình thường. “Thật là nhẹ nhàng, thật là thoải mái”.
Từ đó, con trai biết thế nào là đẹp, thế nào là xấu.