Vì thế, bạn nên chọn lọc thực phẩm mỗi ngày, đừng để rước họa vào thân.
1. Hạt hướng dương
Tại Việt Nam, phần lớn hạt hướng dương tiêu thụ trên thị trường được nhập khẩu từ Trung Quốc. Loại hạt này được cho là chứa hàm lượng nhôm, bột talc có thể gây teo não. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu lớn nhỏ, ăn nhiều hạt hướng dương có thể gây ung thư.
Các axit béo không bão hòa trong hướng dương còn gây hiện tượng rối loạn chuyển hóa do cơ thể hấp thụ một lượng lớn choline. Chất béo tích tụ trong gan sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan gây hiện tượng gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan thậm chí ung thư gan.
2. Trứng vịt bắc thảo
Trứng vịt bắc thảo chứa một lượng chì nhất định, người tiêu dùng thường xuyên ăn trứng vịt này sẽ có nguy cơ nhiễm độc chì. Hiện tượng nhiễm độc chì gây mất ngủ, thiếu máu, suy sụp tinh thần, sụt giảm IQ hoặc đôi khi cơ thể lâm vào trạng thái kích động quá mức.
3. Kẹo cao su
Bản thân cao su tự nhiên trong kẹo cao su không độc, tuy nhiên những chất làm trắng được sử dụng trong quá trình chế biến kẹo cao su lại có chứa một lượng độc tính nhất định. Các hóa chất phụ gia thực phẩm như chất chống oxy hóa trong kẹo cao su cũng có tác động tiêu cực đối với sức khỏe người tiêu dùng.
4. Mì chính
Theo nghiên cứu, mỗi người không được dùng quá 6g mì chính một ngày. Khi ăn quá nhiều mì chính, nồng độ glutamate sẽ tăng cao, khiến cơ thể khó tích tụ được canxi và magie, gây ra chứng nhức đầu, dễ quên ngắn hạn, tim đập nhanh, buồn nôn. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều mì chính cũng ảnh hưởng xấu đến hệ sinh sản của con người.
5. Bắp rang bơ
Bắp rang bơ là món ăn được nhiều người yêu thích, tuy nhiên ăn quá nhiều chất này, con người dễ bị nhiễm độc chì. Hàm lượng chì trong bắp rang bơ chiếm tới 10mg/500g, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
6. Gan
Theo ước tính, 1kg gan lợn chứa tới 800mg cholesterol. Cholesterol là tác nhân hàng đầu dẫn tới xơ vữa động mạch, gây chứng cao huyết áp, bệnh tim mạch, giảm hoạt động của não bộ bởi vậy không nên ăn quá nhiều gan.
7. Dưa chua
Thường xuyên ăn dưa chua có thể dẫn đến hiện tượng trữ nước và natri trong cơ thể, tăng nguy cơ tim mạch. Bên cạnh đó, dưa chua chứa nitrit là chất gây ung thư hàng đầu, nên nếu ăn trong thời gian dài có thể dẫn tới ung thư.
8. Cà phê
Thành phần chính của cà phê là caffeine, sau khi tiêu hóa chất này, các cơ quan trong cơ thể và cả dòng chảy của máu cũng sẽ bị tác động. Trong vòng 5 phút, caffeine sẽ ngấm vào nội tạng, gây kích thích mạch máu và tăng lượng axit trong nước tiểu.
9. Cá khô
Nhai cá khô tốn nhiều thời gian dẫn đến việc dịch vị tiết ra quá nhiều. Dịch vị nhiều làm loãng dịch dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa.