Nếu bạn thấy xung quanh móng chân hoặc tay đỏ, sưng và đau thì kiểm tra ngay xem có móng mọc ngược không. Đôi khi có mủ là đã xuất hiện nhiễm trùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu không có mủ, bạn có thể tự điều trị tại nhà theo những cách sau đây:
1. Ngâm nước giấm
Bạn có thể dùng giấm hoặc giấm táo pha với nước tỷ lệ 1 giấm/4 nước. Ngâm chân hoặc tay trong 15-20 phút rồi lau khô. Thực hiện hai đến ba lần một ngày. Giấm là phương thuốc tốt cho bất cứ nhiễm trùng nào, và cũng có tác dụng giảm viêm.
2. Ngâm muối Epsom
Muối Epsom là tên gọi khác của muối vô cơ Magie sulphat, có công thức hóa học MgSO4. Đây là loại muối được ứng dụng nhiều trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn bị đau nhiều do móng mọc ngược hãy ngâm muối Epsom. Nó có tác dụng tốt để giảm đau và nhiễm trùng.
Cách làm:
Pha 2 muỗng canh muối Epsom cho một lít nước.
Dùng nước ấm 1-2 lít.
Ngâm khoảng 20-25 phút, lau khô bằng khăn sạch và lặp lại 2-4 một ngày.
3. Dùng chanh
Axit trong chanh có tác dụng kháng khuẩn tốt và chống viêm. Cắt một lát chanh, đặt lên trên phần móng mọc ngược và quấn băng quanh lát chanh để giữ qua đêm. Các móng tay, chân sẽ không đâm sâu vào da bạn và mầm bệnh cũng không thể tấn công bạn. Đây là một cách làm khá khả thi.
4. Ngâm nước ấm
Ngâm chân trong nước ấm giúp da chân mềm hơn. Sau khi ngâm khoảng 20-30 phút, giữ chân sạch và đệm một miếng gạc cotton nhỏ dưới góc của phần móng mọc ngược để từ từ nâng nó lên. Hoặc có thể dùng móng tay sạch từ từ trượt dưới cạnh móng chân và nâng lên.
Sau 3-4 ngày ngâm chân với nước ấm, hoặc xử trí theo những cách trên giúp viêm đã giảm, có thể dùng chiếc kéo nhỏ đã sát trùng cắt đi phần móng chân bị mọc vào trong một cách nhẹ nhàng và thận trọng. Giữ sạch sẽ và băng bó lại để ngăn ngừa cho móng không bị nhiễm trùng và tổn thương lần nữa, có thể lấy ít bông thấm nước đặt ngay dưới móng để khỏi cắt vào thịt. Tiếp tục ngâm chân vài ngày đến khi mong mọc lại bình thường.
Lưu ý để không bị tái đi tái lại nhiều lần
Khoảng 40% viêm kẽ móng là do cắt móng sai, không cắt móng theo hình vòm cung và quá sát với phần thịt, nên cắt thẳng và làm nhẵn các góc bằng giũa, đồng thời giữ vệ sinh cho móng để tránh bị tái lại.
Nhiều người ăn đồ béo một chút là thấy trướng bụng, quặn bụng, mệt mỏi. Giờ đã biết vì sao rồi nhé!
Theo Hiệp hội Gan Hoa Kì, gan có thể bị tổn hại do virus, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và ảnh hưởng của hóa chất. Gan là cơ quan lớn có nhiệm vụ lọc máu và phân bổ năng lượng cho toàn cơ thể. Khi nó không thể hoàn thành nhiệm vụ này, bạn sẽ thấy cơ thể mình có những dấu hiệu sa sút sau. Hãy chữa trước khi bệnh không thể chữa.
1. Suy tĩnh mạch hoặc bệnh trĩ
Cả hai căn bệnh này đều do hệ tuần hoàn bị suy yếu. Thành tĩnh mạch không còn đủ khỏe nên máu chảy chậm qua khu vực tĩnh mạch và hậu môn. Kết quả là tĩnh mạch ứ máu và phình ra, nổi lên vằn vện phía dưới da hoặc hình thành búi trĩ.
2. Đau bụng khi nạp thức ăn nhiều dầu mỡ
Một chức năng khác của gan là tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ăn một bữa thịnh soạn đầy chất béo, gan sẽ không thể tiêu hóa hết lipid được, kết quả là bạn bị đau bụng. Vì vậy, hãy ăn uống lành mạnh và nói rõ tình trạng của mình cho bác sĩ biết.
3. Đau phía sau mắt
Bạn sẽ bị đau đầu cấp tính quanh khu vực phía sau mắt. Nguyên nhân là do máu thì không lưu thông, còn thức ăn thì không được tiêu hóa, dẫn đến đau nhức phía sau mắt.
4. Mệt mỏi kinh niên
Máu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, nhưng nó không thể thực hiện được việc này nếu gan không hoạt động đủ công suất. Hậu quả là hầu như lúc nào bạn cũng thếy mệt mỏi. Tuần suất mệt mỏi ngày càng tăng. Hãy miêu tả chi tiết tình trạng này với bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác.
5. Đau dưới bả vai
Gan nằm ngay phía dưới bả vai, vì thế, chẳng hạn khi gan gặp khó khăn trong việc bài tiết mật, bạn sẽ cảm thấy đau lưng. Đây là triệu chứng rõ rệt nhắc nhở bạn nên đi thăm khám.
6. Phân trắng hoặc nhạt
Hoạt động của ruột là sự phản ánh rõ ràng nhất tình trạng của hệ tiêu hóa. Bạn nên để ý quan sát phân của mình mỗi khi đi đại tiện. Khi có vấn đề về gan, mật (màu vàng) sẽ được tiết ra rất ít từ bộ phận này. Kết quả là, phân của bạn sẽ có màu trắng hoặc nhạt.
7. Thường xuyên buồn nôn
Gan có liên hệ trực tiếp với hệ tiêu hóa, nếu gan không hoạt động trơn tru thì dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy buồn nôn. Hãy nhớ lại xem mình đã ăn gì và cơ thể phản ứng ra sao với thực phẩm đó. Bạn sẽ phát hiện ra một số thực phẩm đặc biệt khiến bạn khó chịu mỗi khi ăn.
8. Đắng lưỡi sau khi ăn
Mật là thành phần mà gan dùng để phân giải thức ăn thành những miếng nhỏ có thể tiêu hóa được. Nếu gan yếu, bạn sẽ cảm thấy lưỡi có vị đắng, đó là do mật tiết ra quá ít.
9. Đau túi mật
Vì gan tiết ra mật với hàm lượng thấp, bạn sẽ cảm giác lượng mật này trôi tuột vào túi mật. Thực tế, túi mật sẽ cảm thấy căng tức và đau trong vài phút. Một cơn đau quặn như vậy là dấu hiệu rõ ràng gan có vấn đề.
Cách tốt nhất để có một lá gan khỏe là duy trì một lối sống lành mạnh. Hãy tập thể dục thường xuyên và ăn uống đa dạng. Thỉnh thoảng có thể chiêu đãi mình những món ăn hơi “nguy hiểm” một chút, nhưng tổng thể thì bạn phải ăn nhiều rau quả. Với nguồn năng lượng khỏe mạnh, gan của bạn sẽ hấp thu đầy đủ dưỡng chất và duy trì được một sức sống dẻo dai.
Theo Bestie