Thấy bạn bè người thân có dấu hiệu này lúc ăn cơm hãy đưa đi viện gấp, coi chừng xuất huyết não

Khi tôi viết những dòng này còn đúng 10 ngày nữa là đến ngày giỗ đầu của mẹ. Từ ngày mẹ mất đến nay tôi luôn sống trong nỗi ám ảnh dằn vặt đến ngạt thở, hình ảnh giọt nước mắt mẹ trào ra khóe mắt khi tôi gào lên gọi mẹ lần cuối cứ ám ảnh từng giấc ngủ.

Năm ngoái tôi mới ra trường chưa có việc làm, nên về nhà một thời gian. Vào 1 ngày cuối năm định mệnh, khi 2 mẹ con vừa ngồi ăn khuya với nhau xong, mẹ bảo thấy mệt nên đi ngủ trước. Ba tôi ngủ ngoài cửa hàng, nhà anh trai cách 1 con hẻm nhỏ, còn chị gái chỉ cách 1 con đường.

Lúc mẹ đi ngủ được hơn nửa tiếng, tôi còn ngồi xem tivi ngoài phòng khách, nghe tiếng mẹ la ú ớ trong phòng, tôi nghĩ không biết mẹ nằm mơ gì mà la dữ vậy. Rồi 5 phút sau mẹ hét lên 1 tiếng thật to, tôi chạy vô phòng xem thấy mẹ đang nằm dưới đất, còn thấy quần ướt nhẹp. Tôi hơi bực, trong đầu nghĩ sao mẹ lớn rồi còn lại ghê thế này.

Rồi tôi bật đèn sáng hơn, vì mẹ để đèn phòng ngủ màu đỏ nên tôi chỉ thấy mờ mờ, khi bật đèn sáng hơn, tôi lại định đỡ mẹ lên giường.

Tôi lấy quần định thay cho mẹ, nhưng khi sờ vào người mới thấy mẹ lạnh ngắt thế này, tôi vội gọi:

– Mẹ, mẹ bị sao vậy mẹ ơi.

Mẹ dường như vẫn còn nghe được tiếng nên ráng nhướng mắt lên và thều thào ờ, ờ mấy tiếng rồi nín bặt.

Tôi thấy không ổn, nên gào lên, rồi gọi điện thoại cho ba, anh trai và chị gái.

Ba và các anh chị đến, nhìn thấy mẹ anh trai bảo chắc trúng gió rồi, sắp lập đông mà.

Anh bảo tôi lấy đồ cạo gió, nhưng tôi nhất quyết không lấy, đòi anh kêu taxi đưa mẹ đi cấp cứu.

15 phút sau xe đến, dù đoạn đường từ nhà tôi đến bệnh viện khoảng 5 phút. Đưa mẹ vào phòng hồi sức cấp cứu các bác sĩ dùng tháy thở, rồi dùng 2 cái gì ấn vào người để điều hòa nhịp tim. Tôi không biết gọi là gì nhưng xem phim thấy người ta hay làm vậy.

Qua khe cửa tôi thấy các bác sĩ chạy rần rần lại và 1 bác sĩ trực tiếp cứu mẹ, miệng la hét gì đấy rồi ông đứng thẫn người xuôi tay và lắc đầu. Biết có điềm không lành nhưng tôi cũng ráng cố gắng chờ tin.

Ảnh minh họa

1 phút sau bác sĩ báo tin mẹ tôi đã chết trước khi đưa vô đây, dù hy vọng chết lâm sàng và sẽ cứu được nhưng quá trễ, đã qua thời gian vàng cứu chữa rồi.

– Nhưng mẹ em bị sao mà chết vậy bác sĩ – Tôi hỏi trong nước mắt.

 Bà bị tai biến mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não, máu tràn qua cả màng não rồi không cứu được. Đáng lẽ em phải đưa bà vô bệnh viện sớm hơn sau để muộn dữ vậy.

– Em không biết, khi em nghe mẹ la gì đó, chạy vô phòng, thấy mẹ nằm dưới đất còn ướt quần nữa, em còn thay quần cho mẹ xong rồi mới gọi điện cho ba và anh trai về nhà.

Bác sĩ lại hỏi tiếp:

– Vậy trước đó bà có biểu hiện gì khác thường không, chẳng hạn như bà có mắc cao huyết áp không, cách đây vài ngày giọng nói của bà có thay đổi gì không, bà ăn cơm có khó nuốt không, có bị rơi ra ngoài như em bé không, tay chân có khó điều khiển không?

Tôi lục lại trí nhớ của mình thì hầu như có triệu chứng đó, còn về cao huyết áp thì mẹ đã bị nhiều năm nay rồi. Có lẽ vì vậy dạo gần đây tôi thấy mẹ nói chuyện mà giọng cứ run run, ăn cơm thì đổ cả bàn, tôi còn đùa sao mà mẹ cứ như con nít ấy, ăn rơi đầy kìa.

Bác sĩ giải thích thêm, đó là dấu hiệu sớm nhận biết mẹ tôi bị tai biến mạch máu não. Nếu gia đình biết sớm đưa bà đến bệnh viện trong giai đoạn này thì còn cứu được, lúc đó 1 trong những mạch máu trong não đã bị vỡ rồi, tuy nhiên vẫn chưa xuất huyết nặng, chỉ cần phẫu thuật và nối lại là mẹ tôi sẽ không sao.

Nghe bác sĩ giải thích xong tự nhưng lòng tôi quặn lại, tôi không còn đứng vững được nữa, thì ra sự vô tâm của mình đã làm mẹ chết như vậy. Là 1 người kề cận bên mẹ vậy mà những thay đổi của mẹ như vậy mình chẳng thèm để ý. Bây giờ tôi có ăn chay cạo đầu sám hối cũng chưa hết tội. Khi y tá đẩy mẹ ra bảo mọi người nhìn mặt mẹ lần cuối, tôi gào lên, mẹ ơi.

Vậy nên khi thấy cha mẹ mình có những thay đổi này, nhất là cha mẹ có sẵn bệnh cao huyết áp lập tức đưa đi bệnh viện ngay.

Ảnh minh họa

Dưới đây là các triệu chứng tai biến mạch máu não cần phải cảnh giác:

– Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân.

– Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.

– Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.

– Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.

– Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.

– Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.

– Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.

– Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.

Theo Dkn.tv

*****

Dấu hiệu bàn tay cảnh báo bệnh nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua

Bất cứ ai cũng từng trải qua cảm giác bị tê ở ngón tay, bàn tay, đôi khi là bàn chân nhưng mọi người thường bỏ qua mà không biết rằng đôi lúc đó cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chúng ta đang có vấn đề nghiêm trọng.

Tê tay là dấu hiệu để cảnh báo chúng ta cần chú ý tới sức khỏe của mình. (Ảnh: Internet)

Chúng ta đều ít nhất 1 lần cảm thấy ngón tay thậm chí là cả cánh tay bị tê hoặc đau và thường tặc lưỡi mặc kệ bỏ qua vì nghĩ không có gì nghiêm trọng. Mặc dù hiện tượng này xảy ra chỉ trong thời gian ngắn hoặc là dấu hiệu mệt mỏi thông thường, nhưng đôi lúc đó cũng là dấu hiệu để cảnh báo chúng ta cần chú ý tới sức khỏe của mình. Hãy cùng xem những vị trí đau trên bàn tay báo hiệu tình trạng cơ thể của bạn.

1. Cơ thể mệt mỏi quá sức

Ảnh minh họa

Biểu hiện: Khi nhấc vật nặng và đặt cổ tay ở các tư thế không thoải mái, chúng ta vô tình gây áp lực lên dây thần kinh nằm gần bề mặt da dẫn đến cảm giác ngứa ran trên bề mặt các ngón tay.

Cách giải quyết: Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc; cũng có thể đi mát-xa thư giãn.

2. Thiếu hụt vitamin

Ảnh minh họa

Biểu hiện: Ngón tay trái hoặc ngón chân phải cảm thấy ngứa ran vì thiếu vitamin E1, B1, B6 và B12.

Cách giải quyết: Bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để nắm rõ cơ thể đang bị thiếu hụt những vitamin nào để bổ sung đúng liều lượng bởi nếu lượng vitamin dư thừa cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.

3. Tổn thương cột sống

Ảnh minh họa

Biểu hiện: Để nhận biết liệu cột sống của bạn có đang thực sự khỏe hay không, hãy lắng nghe ngón tay út của bàn tay trái. Nếu ngón tay út hoặc ngón tay áp út bị đau, đây là hậu quả việc có quá nhiều áp lực lên cột sống gây tổn hại đến các dây thần kinh này.

Cách giải quyết: Cố gắng tập luyện vươn vai nhiều, hoặc giãn cột sống bằng cách tập yoga, bơi lội, tập gym, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu.

4. Hội chứng ống cổ tay

Ảnh minh họa

Biểu hiện: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa thường  cho chúng ta thấy rõ hội chứng ống cổ tay. Do những hành động lặp lại thường xuyên trong công việc hay trong cuộc sống hàng ngày mà dẫn đến dây chằng bị sưng, bàn tay cảm thấy bị tê.

Cách giải quyết: Chăm chỉ luyện tập những bài tập đơn giản nhẹ nhàng để làm căng các khớp ngón tay.

5. Tuần hoàn máu có vấn đề

Ảnh minh họa

Biểu hiện: Đầu ngón tay phải có cảm giác tê rần là do bàn tay hoặc vai chịu tổn thương gây áp lực lên bề mặt dây thần kinh, ngoài ra xuất hiện cảm giác đau cũng rất có thể có bệnh tim mạch gây ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của máu.

Cách giải quyết: Chăm đi bộ hoặc tập thể dục để cải thiện mạch máu ở các chi. Nhưng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để sớm có cách điều trị phù hợp.

6. Bệnh tắc nghẽn mạch máu

Ảnh minh họa

Biểu hiện: Ngón tay bị tê, sau đó thậm chí sẽ lây ra toàn bộ cánh tay. Những người hút thuốc dễ mắc bệnh này, do dòng máu lưu thông bị gián đoạn do nạp quá nhiều nicotin khiến cơ thể thiếu hụt khoáng chất.

Cách giải quyết: Tốt nhất là bạn nên sớm cai thuốc lá.

7. Bệnh tiểu đường

Ảnh minh họa

Biểu hiện: Một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường chính là cảm giác ngứa ran lan từ chân đến cánh tay, vì các sợi dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến cơ thể hoặc một số cơ quan có chức năng tuần hoàn máu xuất hiện những trở ngại.

Cách giải quyết: Tiêm isulin đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1. Nếu là bệnh đã chuyển sang tiểu đường tuýp 2 thì cần phải có chế độ ăn uống phù hợp và tốt nhất nên gặp bác sĩ để khám xét chuẩn đoán đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Các biểu hiện ở tay bạn có thể là dấu hiệu của một  số bệnh như trên, chúng ta nên đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng mình có một cơ thể khỏe mạnh.

Nhưng lời khuyên hữu ích nhất cho mọi người là nên tạo cho mình một thể trạng tâm thái tốt nhất, rèn luyện thể chất, luôn bình hòa, thư thái và vui vẻ thì chắc chắn cơ thể sẽ luôn sung sức.

Theo brightside.me

Comments (0)
Add Comment