Rau mùi có nhiều lợi ích cả về sức khỏe và sắc đẹp nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra những tác hại đáng tiếc.
Rau mùi được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt, vừa ăn sống, vừa có thể sử dụng như gia vị làm tăng chất lượng của món ăn hoặc nấu canh.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, rau mùi cũng có các tác dụng phụ nguy hiểm như có hại cho gan, không tốt cho phụ nữ mang thai,….
Có hại cho gan
Rau mùi chứa một số tinh dầu dễ bay hơi kích hoạt các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều rau mùi, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan.
Không tốt cho người mắc bệnh dạ dày
Rau mùi được biết đến là một loại thảo dược chữa các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu lạm dụng nó, dạ dày có thể gặp rắc rối, kéo theo các hiện tượng rối loạn tiêu hóa khác nhau.
Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong vòng 1 tuần liền gây ra các triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau dạ dày, đau bụng, nôn mửa, thậm chí di chuyển không vững.
Không tốt cho phụ nữ mang bầu
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau mùi vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé.
Một số thành phần có trong rau mùi có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục phụ nữ, gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai và sức khỏe thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.
Các vấn đề về hô hấp
Nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, lời khuyên từ các bác sĩ là không nên ăn quá nhiều rau mùi.
Bởi vì thảo dược này có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và cuối cùng dẫn đến phổi mãn tính như hen suyễn. Đôi khi, do lượng rau mùi được ăn quá nhiều, cổ họng của bạn sẽ bị khô và chặt hơn bình thường.
Không tốt cho nam giới
Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone – hormone sinh dục nam, từ đó khiến khả năng sản xuất tinh trùng cũng yếu đi.
Đặc biệt khi sử dụng vào ban đêm sẽ gây ra hạn chế lớn về khả năng tình dục, dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” ở nam giới.
* Theo soha
Đi đường có gặp nhớ hái về dùng dần vì nó là “thần dược” trị bệnh tiểu đường, dạ dày và viêm họng
Tầm bóp tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Tầm bóp còn có tên gọi là cây Lồng đèn, cây Thù lù canh, là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Tầm bóp là loại cây dại mọc hoang nhiều ở các vùng quê. Trước đây, tầm bóp không được sử dụng phổ biến làm thuốc dù nó khá ngon và có nhiều dược tính.
Tuy nhiên, trong nhân dân, tầm bóp được coi là loại cây cứu đói, được dùng vào những thời kỳ khan hiếm thực phẩm bởi loại rau này mọc hoang, không cần trồng cấy cũng mọc tràn lan ở những vùng đất hoang hoặc bờ ruộng.
Cho đến nay, khi mà người ta đã chán ngấy những loại rau thông dụng chứa nhiều dư lượng hóa chất độc hại thì loại cây dại như tầm bóp lại trở thành món ăn “đặc sản” có mặt trong thực đơn của các nhà hàng.
Đồng thời, người ta cũng nhìn nhận vị trí của loại cây này ở vai trò một vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả.
1. Mô tả đặc điểm:
Tầm bóp tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Tầm bóp còn có tên gọi là cây Lồng đèn, cây Thù lù canh, là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Tầm bóp thường mọc hoang ở khắp nơi, thường là trên bờ ruộng hoặc bãi đất hoang. Đây là loại cây thân thảo, cao từ 50 – 90cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không.
Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ giữa thành 5 thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc.
Quả tầm bóp mọng, tròn, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có đài bao quanh bên ngoài, nhiều hạt.
Tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm, các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.
2. Dược tính của cây tầm bóp:
Theo Đông y, tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khi đàm,chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm dùng để trị các bệnh như đờm nhiệt sinh ho, cảm sốt, yết hầu sưng đau…
Toàn cây tầm bóp có thể dùng để trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Ngoài ra còn có thể dùng để làm thuốc lợi tiểu, thuốc trị chứng rối loạn của dạ dày…
Rễ cây tầm bóp kết hợp với các vị thuốc khác dùng để trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Vị thuốc từ cây tầm bóp có thể dùng tươi hoặc lấy các bộ phận phơi khô, cất đi dùng dần.
3. Những bài thuốc từ cây tầm bóp:
Người ta thường biết đến bài thuốc trị tiểu đường dùng cây tầm bóp kết hợp với tim lợn và chu sa. Bài thuốc này rất hiệu quả, thường dùng theo liệu trình.
Một liệu trình là 5 – 7 lần ăn, cứ cách ngày ăn 1 lần. Sau đó, kiểm tra đường huyết sẽ thấy bệnh chuyển rõ rệt.
Cách làm bài thuốc trị tiểu đường từ cây tầm bóp như sau:
Rễ tươi cây Tầm bóp 30 – 40g, tim lợn 1 quả, Chu sa 1g. Nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái trong ngày.
Ngoài ra, có thể dùng cây tầm bóp để trị những bệnh sau:
– Cảm mạo: Khi gặp cảm mạo với triệu chứng yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn nấc lấy 20 – 40g tầm bóp khô sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần uống.
– Nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái: Tầm bóp tươi 40 – 80g giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên chỗ sưng đau hoặc nấu nước rửa, hoặc lấy quả tầm bóp giã đắp lên vùng đau ngày 1 lần.
– Ho có đờm: Quả tầm bóp 30 – 40g sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
– Thủy thũng: Quả tầm bóp 40 – 60g sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
Thông tin trên mang tính tham khảo, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khoẻ trước khi áp dụng. Chúc bạn sống khỏe!
Theo Báo Mới
Tìm ra loại nước rẻ tiền chữa Cận thị khỏi 100% nặng mấy cũng rõ sau 1 tuần
Mẹ nào có con bị cận muốn tìm thuốc trị cận thị vừa hiệu quả vừa an toàn không?
Em có kinh nghiệm nè. Bé nhà em đang học lớp 5, bị cận mỗi mắt 2 độ. Ban đầu em tính cho con đeo kính đến năm 18 tuổi để mổ mắt, xong nhìn bé con con mà đeo kính thì tội quá nên em có hỏi thăm nhiều nơi để tìm mua thuốc cải thiện thị lực cho con.
May mắn thế nào em tìm được thầy lang rất mát tay, uống thuốc của ông đúng 1 tuần bé nhà em không còn kêu mỏi hay mờ mắt nữa, chẳng cần đeo kính vẫn nhìn mọi thứ sáng rõ. 3 tháng sau em đưa con đi khám lại, cả em và bác sĩ đều ngạc nhiên khi thị lực bé đã trở lại 10/10.
Nếu các mẹ đang tìm bài thuốc đơn giản mà hiệu quả nhất để chữa cận cho con thì mời tham khảo cách sau nhé:
1. Thành phần trong bài thuốc chữa cận thị
– nước ép lô hội: 100g (gel lô hội cắt nhỏ, nấu chín)
– hạt óc chó nghiền: 500g
– mật ong: 300g
– chanh vắt lấy nước cốt: 3-4 quả
2. Bài thuốc chữa cận thị
Cách pha chế bài thuốc chữa cận thị từ tự nhiên như sau:
Bạn cho tất cả nguyên liệu ở trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn để tạo thành 1 hỗn hợp đồng nhất.
Cho hỗn hợp thu được vào hũ thủy tinh sạch, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sẽ để được khoảng 10 ngày.
3. Cách dùng bài thuốc chữa cận thị này
Dùng hỗn hợp này 3 lần/ngày, trước bữa ăn chính chừng 30 phút. Mỗi lần uống 1 thìa (khoảng 15ml).
Bạn kiên trì dùng đến khi thị lực được cải thiện hẳn. Quá trình tiến triển của thị lực sẽ diễn ra rất nhanh, tùy vào tình trạng của đôi mắt. Có những người chỉ 7 ngày là mắt đã tốt hơn rõ rệt rồi.
Không chỉ tốt cho đôi mắt, thức uống này còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn đáng kể.
4. Lưu ý khi áp dụng bài thuốc chữa cận thị
Để bài thuốc chữa cận thị này có hiệu quả tốt nhất, mọi người cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
– Khi vặt lá lô hội về, bạn không nên sử dụng ngay mà bọc giấy báo và để trong tủ lạnh khoảng 10-12 ngày, để cho lô hội có thời gian để kích hoạt các thành phần hoạt tính của nó. Sau đó, bạn mới rửa lá và lấy gel để chế thuốc.
– Nên lấy lá ở cây lô hội không quá 3 năm tuổi.
– Không dùng lô hội trong trường hợp bị mặc các bệnh sau: rối loạn tiêu hóa, bệnh thận cấp, phụ nữ đang bước vào 3 tháng cuối của thai kì, bệnh lao, bệnh tim mạch, bệnh trĩ và các triệu chứng bị viêm nhiễm âm đạo