Chuyên gia gọi rau muống là “khắc tinh” của bệnh “tam cao”.
Rau muống là món ăn phổ biến của người Việt bởi đây là thực vật dễ trồng, phổ biến ở hầu hết các địa phương. Trước đây rau chỉ được trồng theo mùa, nhưng giờ có thể tìm mua được quanh năm, kể cả khi trái vụ.
Theo nghiên cứu của Đông y, rau muống không chỉ đơn thuần là một món ăn, nó còn được xem là một vị thuốc nếu biết chế biến đúng cách.
Công dụng của rau muống
Theo Đông y, rau muống có tác dụng giải cảm nắn, bù nước, thanh nhiệt, giải độc, cầm máu nhanh, làm mát máu, nhuận tràng, thông tiện. Trong sách “Nam phương thảo bản trạng” (Trung Quốc) còn ghi rằng đây là loại rau “kỳ lạ” vì có thể thích ứng với khẩu vị của nhiều người, chữa bệnh không kém gì dược liệu.
Cụ thể, rau muống có tác dụng chữa bệnh trĩ, đi ngoài có máu trong phân, bị rắn cắn, nhiễm trùng, khô dịch tiết âm đạo, ngộ độc thực phẩm.
Thông thường, người bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, trẻ em chảy máu cam, nên ăn canh rau muống nhiều hơn để tăng cường hiệu quả điều trị.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, rau muống giàu chất cellulose, lignin và pectin. Trong đó, pectin có thể thúc đẩy sự bài tiết các chất độc hại, thanh lọc cơ thể hữu hiệu. Trong khi lignin có thể giúp cải thiện sức sống của vi khuẩn tốt, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn xấu và chống viêm.
Ngoài ra, rau muống có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhuận tràng nhanh và đẩy mạnh nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm ung thư ruột một cách rõ ràng. Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C và carotene, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau muống có đủ bằng chứng chứng minh rằng nó làm giảm lượng đường trong máu, là món rau ăn kiêng tốt cho người bị tiểu đường.
1. Rau muống + Trứng gà = Hạ huyết áp
Những người bị bệnh huyết áp cao nên nấu rau muống cùng với trứng gà. Cách làm như sau:
Rau muống nhặt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh nhuyễn cùng chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu mỡ, xào trứng vừa vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào. Rau chín thì thêm chút gia vị và ăn khi nóng ấm.
2. Rau muống + Thịt gà = Giảm hấp thụ Cholesterol
Người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc thể trạng dễ hấp thụ cholesterol là đối tượng được khuyến cáo nên ăn nhiều hơn món này. Cách làm như sau:
Rau muống rửa sạch cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Cho dầu vào chảo nóng vừa, thêm ít tỏi băm phi thơm, xào thịt gà nhanh tay trên lửa to vừa, khi thịt gà gần chín thì cho chút gia vị đảo đều. Tiếp tục thêm rau muống vào xào. Rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn nóng ấm.
3. Rau muống + Râu ngô = Giảm lượng đường trong máu
Người có thói quen ăn đồ ngọt nhiều, người có thể trạng hấp thụ nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn này có thể giúp bạn cải thiện lượng đường trong máu một cách an toàn, đơn giản. Cách làm như sau:
Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g, thêm nước vừa đủ nấu thành món canh. Chắt nước canh để uống, 2-3 lần một ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả.
*Theo Tạp chí Dưỡng sinh (TQ)
6 cách chống ung thư rẻ nhất do bác sĩ chia sẻ: Đừng bỏ lỡ vì ai cũng có thể làm được
Chúng đã nghe quá nhiều thông tin về sự nguy hiểm khi bị ung thư, nhưng việc lựa chọn phương pháp phòng tránh lại khó khăn và không triệt để. Đây chính là gợi ý quan trọng cho bạn.
Một nhóm các bác sĩ của TQ đã chia sẻ một phương pháp ngăn ngừa ung thư bằng cách tuân thủ 6 nguyên tắc đơn giản. Đây được xem là cách phòng chống ung thư “rẻ” nhất, ai cũng làm được, hãy bắt đầu thực hiện càng sớm càng tốt.
1. Cách làm giảm nguy cơ ung thư: Ăn thêm thịt gà, cá
Các món thịt màu đỏ thực sự là những món ăn ngon, nhưng ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư phổi tới 16%; ăn quá nhiều thịt đỏ có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú tới 22%.
Chuyên gia Mã Quân Sinh, PGĐ Trung tâm kiểm soát dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm (Trung Quốc) cho rằng, mọi người nên hạn chế ăn thịt đỏ, và cố gắng để thay thế bằng thịt gia cầm, cá và các loại “thịt trắng” khác. Đặc biệt là nên ăn cá ít nhất 2, 3 lần/tuần.
Ngoài ra, phải cực kỳ hạn chế ăn các món muối, thịt giăm bông, xúc xích và các sản phẩm thịt chế biến sẵn vì chúng thường chứa nitrit cao, có khả năng gây ung thư các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.
2. Cách làm giảm tác nhân gây ung thư: Không hút thuốc lá, ít uống rượu, giảm ăn muối
Hút thuốc đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư tử cung và ung thư thận…
Chất cồn trong rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư các cơ quan nội tạng như thực quản, gan, đại trực tràng… hạn chế bia rượu sẽ tránh được mối nguy lớn cho mầm bệnh ung thư.
Chế độ ăn uống thanh nhạt là tốt nhất, mỗi người không nên ăn vượt quá 5-6 gram muối/ngày. Ngoài ra còn phải chú ý đến mì chính, nước tương, nước mắm và những món ăn chứa “muối ẩn” khác.
3. Cách làm giảm rủi ro gây ung thư: Hạn chế ăn nhiều chất béo
Thịt lợn kho, món ăn nấu với nhiều dầu mỡ, bánh kem, bánh ngọt và các loại thực phẩm đồ béo, ngọt chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nếu ăn nhiều.
Nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng chất béo có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, đại trực tràng và tuyến tiền liệt. Trẻ nhỏ thích ăn đồ béo ngọt, khi lớn lên sẽ dễ mắc bệnh ung thư hơn.
4. Cách làm ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư: Uống trà xanh
Trà có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Những người có thói quen uống trà ở Nhật đã dành thời gian 9 năm để khảo sát cho thấy, uống trà hàng ngày có thể giảm nguy cơ ung thư tới 40%.
Trà xanh rất giàu polyphenol, có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, mỗi người nên tạo thói quen uống trà 2-3 cốc/ngày. Không nên uống trà quá đặc hoặc quá nóng.
Nghiên cứu khác cũng tìm thấy bằng chứng rằng, uống trà có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư phổi, gan, thực quản, vòm họng và các bệnh ung thư khác.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra, các loại trà khác nhau có tác dụng chống ung khác nhau vì thành phần chống ung thư trong từng loại trà không phải là đồng nhất.
5. Cách làm tăng cường miễn dịch, hạn chế viêm/sản sinh tế bào ung thư: Vận động nhiều
Tập thể dục là phương pháp kinh tế nhất của phòng chống ung thư. Các nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ của những người mắc bệnh ung thư phổi tới 68%. Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng tới 38%.
Bạn nên tối thiểu vận động 30 phút/ngày. Không chỉ đốt cháy chất béo dư thừa, mà còn đào thải chất gây ung thư thoát khỏi cơ thể. Tập thể dục cũng làm tăng nhu động đường ruột, có lợi cho tiêu hóa, rút ngắn thời gian tích lũy phân, làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Quan trọng nhất, tập thể dục có thể tăng cường khả năng miễn dịch, giúp chống lại sự tấn công của bệnh tật.
Giáo sư Thẩm Nhạn Anh, Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh (TQ) cho rằng, mỗi ngày đi bộ nhanh, chạy bộ, khiêu vũ, đi xe đạp, bơi lội và thể dục nhịp điệu… là cách tốt nhất để cơ thể đổ mồ hôi một chút, không cần phải tập luyện quá sức.
6. Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư: Hãy giữ cân nặng vừa đủ
Nghiên cứu của Mỹ cho thấy, chất béo trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra khoảng 49% bệnh ung thư nội mạc tử cung, 35% ung thư thực quản, 28% ung thư tụy, đây chính là một thảm họa.
Nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cũng cho rằng, tế bào mỡ có thể gián tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Những người béo phì nên ăn ít và vận động nhiều lên, giảm chất béo bằng cách hạn chế cả ăn và uống. Nhất định phải tập thể dục hàng ngày, kiểm soát cân nặng vừa đủ.
Ung thư là căn bệnh quái ác và đáng sợ đối với tất cả mọi người. Phòng tránh ung thư là cách hiệu quả nhất, rẻ nhất và chắc chắn nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để tự giữ sức khỏe cho chính mình.
*Theo Health/TT
Tất cả đàn ông phụ nữ đều khỏi cao huyết áp, đau lưng mỏi gối bằng 3 bài thuốc quý giá này
Các chị ơi không hiểu vì sao khi sinh con xong em bị tang huyết áp đột biến luôn đấy ạ. Nhiều lần ngất xỉu khiến cả nhà mất hồn vía, sợ em có mệnh hệ gì bỏ con nhỏ lại ai nuôi.
Em nghe nói hiện nay tang huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim, đột quỵ não, là nguyên nhân thứ hai gây nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tuổi bị mắc cũng trẻ hóa.
Vào năm 2000, theo ước tính của WHO, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị tăng huyết áp. Một vấn đề nguy hiểm khác là tỷ lệ người tăng huyết áp tăng nhanh tại các nước đang phát triển ở các nước châu Á, châu Phi.
Đọc những con số mà em sợ vô cùng luôn đấy các chị ạ. May mà hôm vừa rồi, chông em đọc được bài viết của lương y Như Tá hướng dẫn cách làm thuốc trị huyết áp trong vòng 5 phút. Chồng em làm thử cho em uống khi huyết áp tang đột ngột không ngờ, hơn tháng nay em đã ổn định trở lại không bị tang lần nào nữa ạ.:
Bài thuốc như thế này đây ạ:
Nấm mèo trắng và nấm mèo đen (mỗi loại tầm 10 gr) đem ngâm nước ấm, cắt bỏ cuống, rửa sạch, thái nhỏ đem trộn với một ít đường phèn rồi cho vào 1 lít nước. Cho tất cả vào cái thố, để vô nồi hấp đến khi nguyên liệu chín là dùng được. Bài thuốc này có công dụng tiêu đờm, cắt cơn ho, chữa xơ cứng mạch máu, giảm mỡ trong máu; dùng thích hợp cho người cao huyết áp.
Lấy 30 gr nấm mèo trắng đem ngâm nước ấm, rửa sạch rồi đem nấu lấy nước. Cho một chút đường phèn vào nước này để uống trong ngày. Bài thuốc này có công dụng kích thích kinh lạc, bổ huyết, dùng cho những người xơ cứng động mạch.
Lấy 10 gr nấm mèo trắng ngâm nước nóng, rửa sạch, thái nhỏ; vị thuốc đỗ trọng (đã sao chế) 10 gr; đường phèn 50 gr. Cho đường phèn hòa tan với nước, đun sôi. Cho đỗ trọng với nước vừa đủ, nấu lấy nước (chừng 1 lít). Cho nấm mèo vào nước đỗ trọng và thêm một ít nước chín để nguội, nấu nhỏ lửa đến khi nấm mèo chín mềm thì cho nước đường phèn vào khuấy đều. Bài thuốc này giúp khỏe lưng, khỏe gối.
Ngoài ra, để giảm mỡ máu, chúng ta cần tăng cường dùng rau quả tươi, hạn chế chất béo động vật, các loại nội tạng động vật; siêng năng vận động cơ thể.
Sưu tầm