Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là cách cũ nhưng với nhiều người nó là mới lạ khi ít ai biết đến mẹo trị bệnh trĩ hiệu quả bằng dân gian này. Nghe có vẻ khó tin, nhưng tỏi có thể giúp khắc phục nhanh những khó chịu do triệu chứng bệnh trĩ gây ra, đồng thời củng cố tĩnh mạch hậu môn ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
Tỏi có chứa nhiều hoạt chất allicin, Chất này được biết đến với khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường sự miễn dịch của cơ thể. Từ đó khắc phục nhanh những khó chịu do triệu chứng của bệnh trĩ gây ra, đồng thời cũng củng cố tĩnh mạch hậu môn và ngăn ngừa nguy cơ bệnh có thể tiến triển nặng hơn.
Áp dụng tỏi để chữa bệnh trĩ giúp kích thích các mô mềm của ống hậu môn, tiêu diệt những vi trùng, vi khuẩn ở vùng trực tràng, đồng thời có tác dụng giảm viêm, giảm đau ở khu vực búi trĩ.
Bên cạnh đó thì nó còn ngăn ngừa những nguy hiểm như: ung thư hậu môn. Chính vì tỏi có nhiều công dụng như vậy, nên tỏi được ca tụng là “kháng sinh tự nhiên”.
Để chữa trĩ bằng tỏi, hãy sử dụng tỏi như một viên thuốc đạn, rồi từ từ dùng ngón tay đẩy nó vào bên trong trực tràng trước khi đi ngủ, và để như vậy qua đêm và sáng hôm sau khi đi đại tiện nó sẽ tự được đẩy ra ngoài.
Đều đặn áp dụng cách làm này 3 lần, sau 1 tháng sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, bệnh nhân bị trĩ cũng nên tăng cường ăn tỏi hoặc nêm tỏi cùng món ăn hàng ngày cho giảm bớt mùi hăng khó chịu sẽ dễ ăn hơn..
Theo Lương y Nguyễn Thị Hiền thì khi dùng tỏi chữa trĩ cần chú ý:
Tỏi có khả năng làm chậm quá trình đông máu vì vậy mà cần tránh dùng với các loại thuốc chống đông hay các loại thuốc kháng tiểu cầu như: ibuprofen, naproxen, dalteparin, Aspirin, Clopidogrel, diclofenac, enoxaparin, heparin, warfarin.
Ăn tỏi nhiều khiến hơi thở và cơ thể có mùi,sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu vì vậy bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ và chế biến dưới dạng thức ăn chín.
Dùng nhiều tỏi có thể gây hiện tượng ợ nóng, rối loạn dạ dày nếu bạn đang mắc bệnh lý dạ dày nên cẩn trọng khi dùng tỏi.
Tỏi làm giảm sự hấp thụ của thuốc isoniazid (thuốc điều trị bệnh lao) nên trước khi dùng bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
7 nhóm người này tuyệt đối không được ăn RAU MUỐNG xào hay luộc
Canh rau muống luôn là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại rau này.
Theo nhiều tài liệu Đông y từng viết, rau muống là loại rau chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie.
Chính vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên loại rau nhỏ bé và quen thuộc này đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Chúng cũng được coi là liều thuốc rất tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.
Vì rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Bởi thế, bạn tuyệt đối không ăn rau muống tươi sống hoặc rau muống chế biến chưa chín hẳn vì có thể mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan mà từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng.
Hơn nữa, không phải ai cũng ăn được loại rau này. Thực tế có nhiều người không nên ăn rau muống hoặc phải hạn chế ăn.
Người bị gout, sỏi thận
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
Người đang bị vết thương mềm
Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Người điều trị ngoại khoa nội khoa
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Người đau xương khớp
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Người suy nhược
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Những người đang uống thuốc Đông y
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng
Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.
Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.