Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ vitamin C rất cao, mỗi 100gr ổi có thể có đến 486mg vitamin C. Vitamin C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng vitamin càng cao. Ngoài vitamin A, C, quả ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mãn tính như suyễn, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lở loét, ung thư….
Ổi ngâm rượu sẽ có hương vị thơm ngon đặc trưng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người:
– Giúp ngăn ngừa một số bệnh ngoài da như chàm, phát ban, nhờ có tính kháng khuẩn.
– Giảm lượng cholesterol trong máu, bảo vệ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhờ chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất.
– Đem lại một làn da đẹp mềm mại nhờ có chứa carotenoids, chất chống oxy hoá giúp phục hồi sức sống cho da. Vitamin C của ổi hỗ trợ quá trình sản xuất ra collgen, hoạt chất cần thiết để cho da căng mọng, giúp củng cố độ bền cho khớp xương sụn… Vitamin C còn giúp làm khoẻ các mạch máu, giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài.
Cách ngâm rượu ổi
Nguyên liệu
– Ổi: 1kg ( Ổi để ngâm là ổi găng hoặc ổi mỡ, không nên chọn các loại ổi khác để ngâm. Chọn quả chín, sáng màu, không bị dập nhũn, thâm vỏ. Chọn ổi chín mà vẫn chắc tay, da căng sáng bóng thì rượu ngâm sẽ rất ngọt thơm).
– 1 bình bằng sứ hoặc gốm, có nắp đậy kín
– Rượu trắng ngon hoặc rượu nếp nồng độ 35 đến 38 độ: 3 lít
– Đường phèn sạch: 30gr
Thực hiện:
Bước 1: Ổi rửa sạch, để khô ráo nước. Dùng dao cắt bỏ cuống và núm quả. Bạn có thể gọt bỏ vỏ hoặc để cả vỏ ngâm rượu. Bạn có thể chọn cách ngâm nguyên quả hay bổ đôi để rút ngắn thời gian ngâm.
Bước 2: Cho ổi vào bình ngâm cùng rượu và đường phèn theo đúng tỉ lệ đã đưa ở trên. Đậy kín nắp bình rượu ổi ngâm, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ khoảng tầm 25 độ. Nếu để nguyên quả ngâm thì sau 2 tháng bạn có thể sử dụng, loại quả bổ đôi thì chỉ sau 1 tháng là dùng được. Rượu ổi càng để lâu uống càng ngon.
Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn. Không nên dùng quá liều sẽ phản tác dụng.
Theo vietbao
CẢNH BÁO: Uống tinh bột nghệ sai cách có thể tạo KHỐI U và TỬ VONG
Đây là thói quen của rất nhiều người uống tinh bột nghệ để làm đẹp và chữa bệnh, uống sai cách có thể gây tắc ruột và tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tinh bột nghệ được rất nhiều người sử dụng, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, uống để làm đẹp da. Việc uống tinh bột nghệ vào lúc nào cũng rất quan trọng, nếu như uống một cách tùy hứng thứ nhất là bạn sẽ không đạt được hiệu quả cao, thứ hai là bạn có thể sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn khó chịu.
1. Khi nào không nên uống
– Không dùng tinh bột nghệ với thuốc tây cùng lúc để đề phòng trường hợp ảnh hưởng đến máu.
– Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh
– Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa ăn.
– Không nên xem nghệ là thần dược vì nó chỉ có tác dụng khi sử dụng vừa phải. Chất curcumin mặc đù được biết đến với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cùng có thể gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.
– Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone – một chất có tính kháng viêm cao. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.
– Đối với bệnh nhân già yếu không nên dùng tinh nghệ dạng viên hoàn hoặc trộn đặc để ăn. Không nên dùng tinh bột nghệ uống cùng với nước cam dễ tạo kết dính bã thức ăn. Điều quan trọng cần kết hợp điều trị nội khoa theo chỉ định của Bác sĩ.
2. Thời điểm uống tốt nhất
Pha nước uống cùng với tinh bột nghệ mặc dù mang lại hiệu quả cao tuy nhiên không có nghĩa là bạn muốn uống khi nào thì uống, uống liều lượng bao nhiêu cũng được. Thời gian nên uống tinh bột nghệ đạt được hiệu quả tốt nhất là trước 15 phút sau khi ăn và sau khi ăn 15 phút
– 15 phút trước khi ăn
Bởi vì bạn cũng biết được nếu như cơ thể chứa quá nhiều chất trước đó khi uống tinh bột nghệ thì công dụng của tinh bột nghệ bị chặn lại và không hiệu quả.
– 15 phút sau khi ăn
Nếu bạn đã lỡ ăn trước hoặc do bụng đói không thể uống tinh bột nghệ thì bạn có thể uống sau khi ăn xong sau 15 phút để cho thức ăn có đủ thời gian để tiêu hóa hết. Vào lúc đó, chất curcumin trong bột nghệ sẽ được hấp thụ một cách tốt nhất
Pha liều lượng uống tinh bột nghệ như thế nào ?
Để pha một ly tinh bột nghệ cần làm theo đúng công thức sau:
– Tinh bột nghệ: 2 muỗng
– Nước: 200-250ml
Không nên cho quá nhiều tinh bột nghệ, uống đạm quá sẽ không tốt cho bao tử của bạn đâu nhé, nếu như lỡ tay pha quá đậm thì cho thêm nước vào để dễ uống hơn. Mỗi ngày bạn nên uống 2-3 lần/ ngày, uống tinh bột nghệ không thể uống thay nước lọc được, bạn không nên quá lạm dụng vào tinh bột nghệ để tránh những điều không mong muốn xảy ra
Các loại thực phẩm có thể kết hợp để uống tinh bột nghệ
Uống tinh bột nghệ với mật ong là một sự phối hợp hoàn hảo, vừa thêm vị ngọt cho ly nước vừa tăng thêm những tính năng, công dụng dưỡng da, làm đẹp cũng như là tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư và các căn bệnh về tim mạch. Bạn chỉ cần cho một muỗng café mật ong vào ly nước tinh bột nghệ theo công thức bên trên thì bạn sẽ có ngay được ly tinh bột nghệ với mật ong làm đẹp hiệu quả.
Đã có trường hợp phải cắt bỏ khối u – bác sĩ chuẩn đoán có thể do uống tinh bột nghệ và mật ong sai cách
Theo GS.TS Đào Văn Long, chuyên gia cao cấp tiêu hóa gan mật – Khoa Tiêu hóa (bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân N. V. H, nam, 74 tuổi đã được phẫu thuật cắt ¾ dạ dày với chẩn đoán ung thư dạ dày loại ung thư biểu mô tế bào nhẫn.
Bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã 3,5 tháng. Sau khi ra viện bệnh nhân được các Bác sĩ tư vấn đây là loại ung thư dạ dày đáp ứng kém với hóa chất, vì vậy bệnh nhân nên dùng các thuốc nâng cao sức khỏe
Gia đình cho Bệnh nhân dùng bột Tam thất, tinh bột Nghệ trộn với mật ong, Linh chi để mong bệnh nhân sớm hồi phục. Bệnh nhân ăn cháo, súp ninh nhừ gần 3 tháng. Từ sau tháng thứ 3 trở đi bệnh nhân có ăn bổ sung xen kẽ cơm, bánh đa, miến. Sau đó bệnh nhân thấy có tình trạng ăn không tiêu, ậm ạch, ợ nóng và hơi thở có mùi hôi. Bệnh nhân đã đến kiểm tra soi dạ dày kiểm tra tình trạng liền vết thương sau phẫu thuật.
Bệnh nhân lớn tuổi đã có tiền sử tai biến mạch não 2 lần (năm 53 tuổi và năm 70 tuổi). và đặt máy tạo nhịp tim điều trị mạch chậm cách đây 3 năm (năm 71 tuổi). Bệnh nhân được soi dạ dày tiền mê lần 1 vào ngày 12/6/2017, kết quả cho thấy dạ dày đã cắt một phần và nối thông với hỗng tràng, miệng nối hẹp tương đối, bờ miệng nối xung huyết, phù nề mạnh. Có một khối bã thức ăn kết dính rất lớn choán gần như toàn bộ phần dạ dày còn lại. Bác sĩ đã tiến hành cắt nhỏ và gắp phần lớn khối bã thức ăn bằng snare.
Đối với trường hợp bệnh nhân N. V. H các bác sĩ nghĩ nhiều đến quá trình tạo thành khối bã thức ăn nhiều khả năng là do bệnh nhân dùng tinh bột nghệ trộn với mật ong nên dễ kết dính với xơ của thức ăn tạo thành khối bã.
Các bác sĩ cho rằng, khối bã thức ăn được hình thành khi bệnh nhân ăn những thực phẩm có nhiều chất tanin như: Hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ xen lu lô như măng…
Đặc biệt lưu ý về thời điểm ăn, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc. Cộng thêm thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ do nhu động của đường tiêu hóa kém.
Theo gidinhiendai.info