Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, bất kỳ ai khi chạm tay vào cây sả, chỉ ngửi thôi cũng đã muốn “chiếm hữu” ngay cho riêng mình bởi mùi hương ấn tượng khó quên.
Cây sả được ví như một “kho báu” tinh dầu. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác.
Cây sả từ xưa đến nay được người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau, đặc biệt sử dụng rộng rãi trong y tế, sản phẩm dược và hương liệu phục vụ đời sống.
Đây là loại gia vị có thể kết hợp với nhiều thực phẩm, làm “dậy” mùi cho món ăn, khử mùi tanh, có thể chế biến thành nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của sả
1. Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu của Đông y Trung Quốc cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh – hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
>>> Ngày nay, nhu cầu tìm một loại túi đựng phù hợp và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và môi trường cũng ngày càng tăng lên. Trong đó, việc lựa chọn được công ty in túi giấy kraft giá rẻ để đựng thực phẩm được các nhà kinh doanh ưu tiên lựa chọn.
2. Giúp tiêu hóa tốt, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi, khử hôi miệng, tiêu đờm, loại bỏ khí trong ruột.
Cây sả tươi 30 – 50g đun sôi, pha với đường, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12gram.
3. Giải độc
Ăn sả giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu, giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang sạch sẽ, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại và giảm acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, dùng 1 ít sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh, đỡ mệt, giảm đau đầu.
4. Hạ huyết áp
Tinh chất có trong sả có tác dụng làm giảm huyết áp, làm tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
5. Giải cảm, trị nhức đầu
Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
Chuẩn bị đầy đủ các vị gồm lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.
Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một bát để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm nghỉ sẽ đỡ bệnh.
6. Giảm cân, làm đẹp
Người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt giúp đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da. Tinh dầu trong sả giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định, cải thiện các chức năng hệ thần kinh.
Sả còn là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ, mô trong cơ thể.
Tinh dầu sả chứa 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.
*Theo Sina/Soha
Bệnh gút: Có thể chữa khỏi bằng bài thuốc đơn giản đến không ngờ
Bệnh gút là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu.
Bệnh Gút – Gout – Thống Phong là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người – đã hơn 2000 năm. Bênh gút thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Bệnh gút nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ axit uric ở các khớp, gân, cơ và xung quanh các mô.
Nam giới thường mắc bệnh gút nhiều hơn phụ nữ (tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45). Bệnh gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Gút trong lịch sử được coi là bệnh của vua chúa hay bệnh của người giàu vì thường xuất hiện trên những người ăn uống thừa chất. Ngày nay người ta biết rõ rằng bệnh gút là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh gút.
Phương thuốc chữa trị bệnh gút rất đơn giản và rẻ tiền:
Cải bẹ xanh (lá cải hơi có vị đắng, người ta hay gọi là cải đắng) dùng để nấu nước uống hàng ngày. Nước uống này có tác dụng đào thải chất axit uric. Uống hàng ngày, thay nước lọc, dù thấy bệnh đã khả quan vẫn tiếp tục uống để axit uric không còn cơ hội tái tạo và tích tụ trong cơ thể nữa.
Những thực phẩm người bị bệnh gút phải kiêng:
Sò
Những thực phẩm động vật và đồ biển giàu purin, chất purin sản sinh ra các tinh thể axit uric ứ đọng trong các mô mềm và khớp.
Do vậy, nếu bạn không bị bệnh gout thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ biển. Nếu bạn là người “nghiền” đồ biển thì bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng bạn không nên ăn thường xuyên.
Cá trích
Người bị bệnh gout có thể thỉnh thoảng ăn một số hải sản nhất định, nhưng bệnh nhân gút tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gút.
Nội tạng động vật
Theo các chuyên gia khuyên, những bệnh nhân gút không nên tránh ăn các loại thịt nội tạng, như gan, thận, lá lách..
Thịt đỏ
Hàm lượng purin trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung là tốt hơn so với thịt đỏ. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.
Nước uống có đường
Những người có nguy cơ mắc bệnh gút nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn.
Bia, rượu
Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gút. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ axit uric mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể của bạn.
Rượu cũng không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gút. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc bạn nên kiêng rượu hoàn toàn.
Theo Trí Thức Trẻ
7 Món Canh Cực Bổ Máu Và Tăng Sức Đề Kháng Cho Cơ Thể, Nhất Định Phải Ăn Mỗi Ngày!
Những món canh dưới đây có tác dụng cực kì tốt với phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi. Ăn nhiều các món canh này sẽ có tác dụng bổ máu, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe rất hiệu quả.
1. Canh sườn non củ cải trắng
Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và con nít. Theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ.
Có thể nấu củ cải trắng kết hợp với sườn non, vừa ngon vừa bổ!
2. Canh bầu nấu nghêu
Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, trẻ em và những người ốm yếu cần bồi bổ. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường.
Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
3. Canh mướp nấu hẹ
Ăn canh mướp rất bổ nhưng nhiều người còn chưa biết một điều rằng món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, nó kết hợp với lá hẹ (nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm) tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.
4. Canh bí đao nấu gà rắc tiêu caY
Bí đao có tính mát, có thể chữa nhiều bệnh như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, nổi nhọt,… Bí đao đặc biệt rất có công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan… Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no, vị ngọt, tính ấm, giúp bổ trung an thai, liền xương, ngừa tích nước trong người.
Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Thậm chí còn có thể phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi…
5. Canh rau cải cúc nấu lá lách
Mỗi lần mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn. Cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời.
Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì. Nhưng khi kết hợp cải cúc với lá lách có tác dụng chữa ho, bổ phế rất tốt.
6. Canh nấm nấu gừng
Nấm là món dễ nấu và còn giúp nước dùng trở nên rất ngọt. Bạn có thể mua bất cứ loại nấm nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho.
7. Canh rau dền thịt nạc băm
Rau dền có tính hàn, nấu chung với thịt nạc băm trở thành món canh thơm ngọt, dễ ăn. Vì canh mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể hồng hào, khỏe khoắn. Mỗi khi ốm bệnh không cần ăn uống gì cao sang, chỉ cần có tô canh rau dền giản dị là cũng đủ rồi!
Tất cả các món canh trên dù là phụ nữ có bầu, con nít, người già đều ăn vô tư mà không lo sợ tác dụng phụ. Vừa được ăn ngon vừa như uống thuốc bổ, thật quá hữu ích!