Dưa chuột (dưa leo) là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình.
Dưa chuột (dưa leo) là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Không thể phủ nhận lợi ích của dưa chuột bởi trong loại quả này có tính mát, giàu vitamin có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên, chính những lợi thế này của dưa chuột lại gây nên những tác dụng phụ mà bạn không ngờ đến. Vì vậy hãy tìm hiểu tác dụng cũng như tác hại hại của dưa chuột đối với sức khỏe.
Người không nên ăn dưa chuột
Người bị đau dạ dày không nên ăn dưa chuột.
Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Ngoài ra không ăn dưa chuột cùng lạc (đậu phộng) vì rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn lạc luộc hay rang vàng. Đây là món ăn nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bị đau bụng, tiêu chảy.
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Mặc dù việc tiêu thụ dưa chuột trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.
Dưa chuột lợi tiểu tự nhiên của dưa chuột sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.
Do có nhiều chất xơ nên dưa chuột sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.
Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa chuột.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.
Để đẩy xa nguy cơ bị viêm phổi và ung thư phổi, hãy ăn các thực phẩm sau ngay từ bây giờ
Để giúp phổi khỏe mạnh, bạn cần biết cách giúp nó tự làm sạch và thải chất độc. Dưới đây là những thực phẩm quen thuộc, nếu được tiêu thụ thường xuyên sẽ giúp thanh lọc phổi.
Phổi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể giữ vai trò trao đổi khí, giúp cơ thể hấp thụ khí oxy và loại bỏ khí carbonic. Cơ quan này phải hoạt động liên tục duy trì khoảng 20.000 nhịp thở/ngày.
Tuy nhiên, một số chất độc hại hiện hữu trong cuộc sống hiện nay có thể làm hỏng các đường dẫn khí và đe dọa khả năng làm việc của phổi, từ đó có thể dẫn đến bệnh phổi, thậm chí là ung thư phổi.
Một số bệnh phổi thường gặp là bệnh suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản, viêm phổi, khí thũng, xơ nang, bệnh lao, ung thư phổi và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).
Do đó, để giữ cho phổi khỏe mạnh, hoạt động tốt, điều đơn giản nhất mà bạn nên làm là thực hiện lối sống, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu những thực phẩm giúp cho phổi khỏe mạnh và làm sạch độc tố có hại trong phổi.
1. Tỏi
Tỏi chứa hợp chất allicin có đặc tính chống viêm và giảm thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do.
Một nghiên cứu của Trung Quốc kết luận rằng những người ăn 3 tép tỏi sống 2 lần/tuần giảm tới 44% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ngay cả những người hút thuốc cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tới 30%.
“Điều này không có nghĩa là bạn cứ vô tư hút thuốc vì ăn tỏi hàng ngày. Hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như người thân”, tiến sĩ Edelman khuyến cáo.
Vì vậy, bạn nên sử dụng tỏi sống trong bữa ăn hàng ngày với mức độ vừa phải nhằm phòng bệnh là chính, tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể ăn pha rượu tỏi theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.
2. Táo
Nếu bọn trẻ bị thở khò khè, hãy cho chúng uống một cốc nước ép táo. Theo một nghiên cứu của Anh, trẻ em uống 1 cốc nước ép táo/ngày sẽ giảm nguy cơ bị mắc các vấn đề về đường thở xuống 50% so với những bạn uống ít hơn.
Còn một nghiên cứu khác ở phụ nữ thường xuyên ăn táo trong quá trình mang thai, con của họ sẽ ít bị thở khò khè hoặc bị hen suyễn.
Bởi táo giàu axit phenolic và flavonoid, giảm viêm đường thở và bảo vệ các tế bào phổi khỏe mạnh.
3. Dầu ôliu
Các chất béo mono và polyunsaturated tìm thấy trong dầu ôliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải rất tốt cho làn da, mái tóc và trái tim của chúng ta. Ngoài ra, chúng cũng đóng một vai trò trong sức khỏe phổi.
Theo tiến sĩ Norman H. Edelman, cố vấn khoa học cao cấp của Hiệp hội ung thư Mỹ, dầu ôliu chống lại các nguy cơ sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí như tăng huyết áp, suy mạch máu.
Những căn bệnh này có thể làm giảm nguồn cung cấp khí oxy, khiến nhịp tim nhanh hơn, gây khó khăn cho đường thở.
Các nhà khoa học tin rằng axit oleic, một thành phần chống viêm có trong dầu ôliu đảm nhiệm xử lý các vấn đề trên.
4. Cà phê
Một cốc cà phê không chỉ giúp đầu óc tỉnh táo mà còn giảm triệu chứng hen suyễn. Cà phê hoạt động như thuốc giãn phế quản, giúp đường thở thông thoáng hơn, điều trị hiệu quả bệnh hen suyễn và chứng thở khó.
Một vài nghiên cứu cho thấy cà phê có thể cải thiện chức năng phổi tới 4 giờ sau khi uống. Thậm chí một cốc cà phê vào buổi sáng cũng giúp cải thiện hơi thở, tuy nhiên tác dụng của nó không thể kéo dài nên những người bị bệnh hen nên phòng thủ thuốc trong người.
5. Cá hồi
Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá hồi và nhiều loại cá khác là chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn ở những người bị bệnh phổi.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Rochester đã sử dụng một chất dẫn xuất của axít béo omega-3 để làm thí nghiệm ở chuột và phát hiện tình trạng viêm giảm đi.
Bởi hệ miễn dịch của chúng tiếp tục tiêu diệt sự nhiễm trùng từ vi khuẩn nontypeable haemophilus influenzae (NTHi), thủ phạm gây bệnh COPD và chức năng phổi được cải thiện.
Các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu thêm để xác định liệu biện pháp chữa trị trên có hiệu quả ở người hay không, nhưng họ tin rằng a xít béo omega-3 có thể hữu ích cho những người bị nhiễm trùng tai, viêm phế quản và viêm phổi, cũng như COPD.
6. Trà xanh
Một cốc trà xanh ấm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp điều hòa cơ thể, giảm tình trạng viêm và giúp quá trình hàn gắn vết thương nhanh hơn.
Đó chính là nhờ quercetin, chất chống oxy hóa làm chậm quá trình giải phóng histamin, chất gây ra các triệu chứng dị ứng.
Theo Stephanie Schiff, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Hungtington, New York (Mỹ), một cốc trà xanh ấm sẽ giúp bạn làm dịu cổ họng và bảo vệ phổi bằng cách loại bỏ các màng nhầy ra ngoài.
7. Các loại rau họ cải
Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại rau họ cải như súp lơ, cải bruxen, cải xoăn, cải xanh… có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Trong đó phải kể đến nghiên cứu ở quy mô lớn của các nhà khoa học Boston (Mỹ) cho thấy những phụ nữ ăn nhiều hơn 5 phần rau họ cải mỗi tuần làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Điều này là do rau họ cải giàu glucosinolates, hợp chất tự nhiên ức chế sự phát triển các tế bào ung thư và giảm viêm.
Điều này là nhờ các loại rau thuộc họ cải giàu glucosinolates, một hợp chất tự nhiên đã được phạt hiện để ức chế sự phát triển của một số loại ung thư ở động vật và con người, trong đó có ung thư phổi. Hợp chất này tiêu diệt các tế bào ung thư và giảm viêm.
8. Rau củ quả màu cam
Đó là bí ngô, cam quýt, đu đủ, cà rốt, vốn có đầy đủ các chất chống oxy hóa tốt cho phổi, đặc biệt là vitamin C.
Vitamin C được biết đến là “vũ khí” chống viêm và nhiễm trùng và một số nghiên cứu cho thấy chúng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn lên tới 52%.
9. Các loại đậu
Thực phẩm nào tốt cho tim cũng rất tốt cho phổi. Và đậu là một trong những loại thực phẩm đó.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng kẽm cao trong các loại đậu giúp tăng mức độ chất chống oxy hóa superoxide dismutase, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, các phân tử có hại gây viêm và thu hẹp đường thở.
10. Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin E cần thiết để giảm viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và tạo ra các tế bào máu đỏ, cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.
Những thực phẩm này giúp làm thông thoáng các mạch máu trong phổi, giúp bạn thở tốt hơn.
* Theo Trí Thức Trẻ/soha