Theo Đông y, toàn cây cúc tần đều có thể sử dụng làm thuốc.
Theo nghiên cứu lá cúc tần có chứa 2,9% protein và rất nhiều acid chlorogenic, tinh dầu.
Cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Do đó, chúng có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá.
Bởi vậy, cúc tần là bài thuốc chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…
Khi chữa trị các bệnh sau, bạn có thể dùng lá cúc tần dạng thuốc sắc. Ngày uống 10-20g hay thuốc xông.
Bài thuốc chữa nhức đầu cảm sốt
Khi bị nhức đầu cảm sốt, bạn có thể dùng lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần. Cụ thể, bạn dùng mỗi phần khoảng 8-10g sau đó đem sắc với nước, uống khi còn nóng.
Sau đó, cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông.
Ngoài ra, bạn có thể dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng và lá hương nhu, sắc uống. Uống nước này có tác dụng chữa cảm sốt cực hiệu quả.
Bài thuốc chữa đau mỏi lưng
Để chữa đau mỏi lưng, bạn có thể lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát. Hòa thêm cùng một ít rượu sao nóng lên. Sau đó, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
Bài thuốc chữa chấn thương, bầm giập
Khi bị chấn thương, bầm giập ngoài da, bạn có thể nhanh chóng lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn. Sau đó, đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.
Bài thuốc trị thấp khớp, đau nhức xương
Khi bị thấp khớp, đau nhức xương, bạn có thể sử dụng rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống.
Ngoài ra, có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống.
Bạn nên dùng bài thuốc này trong liên tiếp 5-7 ngày.
Bài thuốc chữa căng thẳng
Khi bạn cảm thấy đau đầu do phải suy nghĩ quá nhiều, bạn nên áp dụng bài thuốc từ cúc tần kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác.
Cụ thể, bạn nên dùng 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Sau đó, cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi.
Tiếp tục cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được.
Bạn có thể ăn nóng trước bữa cơm chính. Ngày ăn 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Bài thuốc chữa viêm khí quản
Khi trị ho do viêm phế quản, bạn sử dụng 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn.
Tất cả những thực phẩm này đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Bài thuốc chữa trĩ
Khi bị bệnh trĩ ghé thăm, bạn có thể kết hợp 4 loại lá thảo dược (lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ vàng) lấy mỗi thứ 1 nắm, thêm một vài lát nghệ.
Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc.
Sau đó, dùng nước này để xông hậu môn khoảng 15 phút cho tới khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp khoảng 10 – 15 phút nữa.
Tiếp tục lau khô bằng khăn mềm.
Thực hiện theo bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và kiên trì cho tới khi khỏi bệnh. Trong quá trình sử dụng sẽ thấy hiệu quả búi trĩ co lại và dần biến mất. Nếu trĩ nhẹ, bệnh có thể giảm sau 2 tháng áp dụng.
Theo Meovat
Ai bị mồ hôi tay, chân cứ lấy dùng lá lốt + muối trắng là khỏi tiệt, chính em đã thử rồi
Em năm nay 28 tuổi, bị chứng bệnh này từ nhỏ, càng lớn càng ra mồ hôi nhiều hơn. Em đã thử khá nhiều cách chữa mồ hôi tay chân nhưng chỉ có hiệu quả tạm thời, đến mùa nóng lại bị tái phát.
Trước thì chỉ ra mồ hôi ở tay với chân, đến khi dậy thì thì em bị cả mồ hôi ở nách. Tuy không có mùi nhưng nó làm em vô cùng mặc cảm, cản trở trong sinh hoạt hằng ngày và cả trong giao tiếp nữa. Những ngày trời nồm ẩm và mùa hè nóng nực tới là chân tay em lại như gặp thời, lúc nào cũng ướt đẫm, cảm giác vô cùng khó chịu, tự ti và mặc cảm. Có một hôm, mẹ hỏi cho em được một mẹo chữa dân gian, em khá đa nghi về mấy biện pháp quá đơn giản mà không hề tốn kém nhưng vẫn cố thử xem sao. Kết quả thật bất ngờ các chị ạ, em đã chăm chỉ thử suốt mùa đông và 1 tháng nay tiết trời nồm ẩm thế này mà tay chân em lại không còn ra mồ hôi nữa.
Nay em chia sẻ lên đây, các chị hay gia đình có người đang tìm cách chữa mồ hôi tay chân thì tham khảo xem sao nhé!
NGUYÊN LIỆU
Thật nhiều lá lốt (nhổ cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn, rửa thật sạch rễ)
Muối trắng
CÁCH LÀM
– Lá lốt kèm rễ đem phơi cho tái đi, cắt thành từng khúc dài 10 cm. Tách để riêng phần lá, thân và rễ, rồi đem sao vàng trên chảo từng phần một. Cũng có thể sao chung, nhưng cho rễ vào sao trước rồi đến thân và cuối cùng là lá cho đến khi cả mẻ ngả màu vàng sẫm là được (có mùi thơm, không bị cháy đen).
– Để lá nguội rồi trải lên nền đất sạch, đậy bằng vải kín tránh bụi bẩn. Sau 2 ngày, lấy lá lốt cho vào lọ kín hoặc túi nilong kín bảo quản dùng dần.
– Mỗi ngày, các chị lấy một nắm lá lốt khoảng 30g cho vào 500ml nước cùng 1 chút muối trắng rồi đun sôi trong 15 phút, sau đó chắt lấy nước bỏ bã đi.
– Uống cả ngày như uống nước chè, mỗi ngày một ấm, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi ngừng uống 4 đến 5 ngày tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa. Kiên trì uống 6 tháng liên tiếp, bênh sẽ hết hoàn toàn.
* Trong trường hợp bệnh nặng bẩm sinh thì nhất định phải kết hợp thêm 2 bước nữa để cách chữa mồ hôi tay chân bằng lá lốt và muối hiệu quả hơn nhé!
1. Làm nước ngâm tay chân
– Rửa sạch và cắt nhỏ 30 gam lá lốt tươi.
– Cho lá lốt vừa cắt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
– Đun sôi, cho thêm ít muối vào nồi.
– Chờ nước ấm, sau đó ngâm tay và ngâm chân vào.
– Làm thường xuyên mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngâm từ 10 đến 15 phút.
2. Xông hơi
– Dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch.
– Lấy khoảng 100g lá lốt, cắt nhỏ (khoảng 10c) rồi cho vào 1 lít nước cùng một chút muối, đun sôi khoảng 15 phút.
– Sau khi nước sôi, bắc nồi xuống, để 1 tấm khăn xô lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân.
– Xông cho đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó.
– Mỗi lần một lần trong khoảng 30 phút.