Phát hiện sớm các triệu chứng ung thư là “chìa khóa vàng” để cải thiện khả năng sống sót trước “thảm họa” ung thư.
Trang web chuyên về ung thư tại Mỹ và Tạp chí Bệnh gan và dạ dày lâm sàng đã tổng kết các triệu chứng dễ bị bỏ qua nhất của bệnh ung thư.
Nếu biết sớm những điều này để đi khám kịp thời, có thể tình trạng bệnh nhân bị tử vong vì ung thư không nhiều như hiện nay.
Sau đây là tổng hợp 16 triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất giúp mọi người tự nhận biết để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư của bản thân bất kỳ lúc nào.
1. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Một sự suy giảm mạnh trọng lượng cơ thể trong một thời gian ngắn thường là tín hiệu ung thư đầu tiên. Giảm cân đột ngột thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư vú và ung thư phổi, ung thư gan và ung thư ruột kết.
Nếu bạn không thực hiện các biện pháp giảm cân mà tự nhiên giảm 10% trọng lượng trong thời gian ngắn, thì bạn nên kiểm tra y tế ngay lập tức.
2. Sốt thường xuyên hoặc nhiễm trùng
Khi cơ thể có bệnh mới gây ra sốt. Nếu sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư.
Bệnh bạch cầu khiến cho người bệnh bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, mệt mỏi, đau và các triệu chứng giống như bị cúm.
3. Cơ thể tự nhiên yếu đi
Điều này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng của bệnh ung thư. Nếu bạn ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý mà vẫn cảm thấy yếu và mệt mỏi, bạn nên gặp bác sĩ.
4. Thở khò khè hoặc khó thở
Khi bạn bỗng nhiên bị thở khò khè, đau ngực hoặc ho ra máu, hãy cẩn thận vì có thể đây là triệu chứng của bệnh ung thư phổi.
5. Ho mãn tính và đau ngực
Tương tự như triệu chứng ho hoặc viêm phế quản, nếu xảy ra thường xuyên và nặng dần lên có thể là một triệu chứng của bệnh bạch cầu, ung thư phổi. Khi đau ngực lan rộng đến vai, cánh tay. Ho khàn hơn sáu tuần, là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản hoặc ung thư phổi.
Nếu bị ho không rõ nguyên nhân, bạn phải biết nghi ngờ và khẩn trương đi khám.
6. Đầy hơi đau bụng
Khi bị đầy hơi không rõ nguyên nhân, cũng có thể là triệu chứng ung thư buồng trứng.
Đau vùng chậu nghiêm trọng cũng có thể là u xơ tử cung, triệu chứng thường gặp của u nang buồng trứng. Ngoài ra, đau dạ dày không rõ nguyên nhân hay đầy bụng sau bữa ăn có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.
7. Ợ nóng mạn tính
Khi bị ợ nóng lâu ngày, bạn nên đi kiểm tra khả năng có bị các bệnh ung thư thực quản và ung thư gan hay không.
8. Bệnh về đường ruột
Người bị bệnh ung thư đường ruột có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, kèm theo cảm giác đi ngoài không hết phân, lắt nhắt.
Đây cũng triệu chứng sớm của ung thư tuyến tụy nếu đi ngoài nhiều lần, phân có hiện tượng đổi màu trắng nhạt, nặng mùi hơn bình thường.
9. Khó nuốt
Bệnh ung thư thanh quản và ung thư thực quản đều có chung triệu chứng là cảm giác nuốt khó xuất hiện, và càng ngày càng nặng hơn.
10. Bệnh vàng da
Có một ngày bỗng nhiên bạn thấy da hoặc lòng trắng mắt có màu vàng, hãy kiểm tra gan hoặc túi mật có bệnh hay không.
Hãy cẩn thận, đó có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật, và các triệu chứng của bệnh ung thư gan.
11. Nổi khối u bất thường
Ở các bộ phận như vú, tinh hoàn, háng, cổ, bụng, nách hoặc các bộ phận khác tự nhiên nổi lên cục u với khối lượng bất thường, cần được kịp thời điều tra y tế ngay.
12. Các thay đổi trên da hoặc mọc nốt ruồi
Khi bạn để ý thấy mọc nốt ruồi bất thường hoặc da dẻ hay bị viêm loét, bong vảy chảy máu dễ dàng, nên kiểm tra bệnh về ung thư da.
13. Móng tay chân biến đổi
Khi móng tay chân xuất hiện sọc hoặc đốm nâu hoặc đen, bạn nên kiểm tra bệnh ung thư da. Khi móng tay to đột ngột, cong gấp, nó có thể là dấu hiệu triệu chứng bệnh ung thư phổi.
Khi móng tay bỗng chuyển thành màu trắng rõ ràng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư gan.
14. Đau vùng chậu hoặc bụng
Khi bỗng nhiên bị đau nhiều ở vùng chậu hoặc vùng bụng không rõ lý do, có thể là triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng.
Những người không trong thời gian mang bầu, có tiền sử gia đình bị các bệnh về ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc ung thư ruột kết, ung thư đại trực tràng hay ung thư tử cung sẽ có nguy cơ cao hơn.
15. Bị đau đâu đó lâu mà không rõ lý do
Khi bạn bị đau (bất kỳ bộ phận nào) kéo dài hơn bốn tuần, bạn nên kiểm tra xem tình trạng này có liên quan đến ung thư xương hay ung thư tinh hoàn hay không.
16. Chảy máu bất thường
Xuất hiện máu trong nước tiểu có thể là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cũng có thể là triệu chứng của ung thư bàng quang hoặc ung thư thận.
Khi bị bệnh trĩ, đi ngoài có máu trong phân có thể là triệu chứng của ung thư ruột kết.
Giữa các chu kỳ kinh nguyệt (khi không có kinh) mà phụ nữ bị chảy máu âm đạo bất thường có thể là triệu chứng của bệnh ung thư nội mạc tử cung.
Khi xuất hiện triệu chứng nôn (ói) ra máu, bạn nên quan tâm đến dạ dày, thực quản hoặc ung thư phổi.
Khi bị bầm tím hoặc chảy máu quá mức có thể là một triệu chứng của bệnh bạch cầu.
*Theo Health/SN/soha
Bí quyết đánh bay vết lở miệng ngay trong một đêm
Các vết lở miệng, nhiệt miệng sẽ dịu đi ngay lập tức nếu các bạn áp dụng một trong các mẹo sau đây!
Bị lở miệng, nhiệt miệng là một trong những vấn đề thường gặp, nhất là khi chúng ta căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy yếu hay tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng chúng thường khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Đặc biệt, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, các vết lở có thể chuyển sang dạng viêm cấp, gây tấy đỏ và rất đau, thậm chí còn có thể gây sốt cao, nổi hạch góc hàm khiến cho việc ăn uống sẽ cực kì vất vả.
Vì vậy, để chữa trị bệnh lở miệng, nhiệt miệng một cách nhanh chóng, chúng ta hãy cùng khám phá 5 mẹo cực hay dưới đây. Đảm bảo, chỉ với những nguyên liệu từ thiên nhiên, các bạn sẽ cảm thấy vết lở dịu đi nhanh chóng chỉ trong vòng một đêm.
1. Sữa chua
Sữa chua có nhiều men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và cơ thể. Ăn nhiều sữa chua sẽ giúp liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới. Ngoài ra, khi thoa sữa chua lên vùng rộp, vết lở sẽ dịu lại nhanh chóng.
2. Sữa tươi
Sữa tươi giàu canxi và dưỡng chất tốt kháng lại virus gây bệnh. Đặc biệt, chất béo trong sữa sẽ làm chậm quá trình phát triển của mầm bệnh. Khi thoa một chút sữa tươi lên vùng da bị viêm, giữ khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch, áp dụng ngày 4,5 lần, các bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Nha đam
Theo nhiều nghiên cứu, chất nhựa trong nha đam có khả năng gây tê, tính sát khuẩn cao, có tác dụng sát trùng và thanh nhiệt. Vì vậy, sử dụng nha đam có thể giúp làm dịu, điều trị và chữa lành vùng da bị lở. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy việc quá trình làm lành diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm viêm sưng do mụn nước.
>>> Không đâu rẻ mà còn chất lượng bằng những cửa hàng sâm Hàn Quốc lâu năm nhất TPHCM
Để trị nhiệt, bạn có thể cắt một đoạn nha đam lấy phần nhựa bôi vào vết bị lở loét ở vùng miệng. Việc sử dụng nước thảo mộc chiết xuất từ lô hội, súc miệng hàng ngày cũng làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh nhiệt miệng hơn.
4. Túi trà lọc
Không chỉ mang lại một li trà nóng thơm ngon, những túi trà lọc còn có tác dụng nhiều hơn vậy. Nhờ thành phần giàu chất ô xi hóa và acid tannic có đặc tính kháng khuẩn, túi trà lọc được dùng rất nhiều để chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.
Đối với chứng nhiệt miệng, sau khi pha xong túi trà, các bạn chỉ cần chườm lên vùng miệng bị lở, giữ một lúc rồi hẳn rửa sạch. Các chất có lợi trong trà sẽ giúp làm lành vết thương, vết lở loét trong miệng.
5. Tỏi
Tỏi có chứa 3 thành phần chính là Allicin, Liallyl sulfide và Ajoene. Trong đó, Allicin là một trong những chất rất quan trọng, có khả năng diệt khuẩn, sát trùng rất tốt. Do đó, khi ép vài tép tỏi và đặt lên các mụn nhiệt hoặc vết lở trong miệng, khoảng 15 phút, các Allicin trong tỏi sẽ phát huy tác dụng, diệt bỏ những loại vi khuẩn, vi rút gây nên các vết lở, vết nhiệt miệng.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đem tầm 3 – 4 nhánh tỏi, giã nát, lấy nước cốt. Sau đó, ngậm trong miệng khoảng 10 – 15 phút thì nhổ ra và vệ sinh lại bằng nước muối loãng. Thực hiện liên tục cách này khoảng 3 – 5 ngày sẽ giúp vết nhiệt miệng không còn đau nữa và nhanh lành hơn hẳn.
“Đập tan” cơn “ngáy như sấm” khủng khiếp gây ám ảnh chỉ bằng cách hết sức đơn giản này
Sau một ngày làm việc dài và mệt mỏi, chắc hẳn ai cũng muốn có được một giấc ngủ ngon bên người bạn đời của mình. Thế nhưng, thật khó chịu khi phải nghe tiếng ngáy của “đối tác” suốt đêm. Vậy có phương pháp nào cho tình trạng ngáy này không?
Bạn có thể làm giảm mức độ ồn ào của tiếng ngáy bằng một chế độ ăn uống hợp lí. Tránh những loại thực phẩm nhất định để giảm chất nhầy ở hệ hô hấp, khiến không khí đi qua dễ dàng hơn. Từ đó, tình trạng ngủ ngáy cũng thuyên giảm hơn.
Người mắc bệnh ngủ ngáy nên tránh dùng các loại thực phẩm sau đây vào buổi tối:
– Các sản phẩm được làm từ sữa.
– Các sản phẩm có thành phần là bột và đường.
– Chocolate
– Các loại thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ.
– Rượu.
Thức ăn lành mạnh nhiều rau xanh và không quá nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ tốt hơn cho người mắc bệnh ngáy ngủ. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị thêm một công thức nước uống để giảm chứng ngáy triệt để hơn. Bạn đã biết công thức nào chưa?
Trong bài viết này, Xin gửi đến các bạn công thức nước ép chống ngáy ngủ hiệu quả, chiết xuất 100% từ thiên nhiên.
Thành phần:
– 4 củ cà rốt nhỏ
– 1 quả táo
– 1/8 trái chanh (vắt lấy nước cốt)
– 1,5 cm gừng
Thực hiện:
Rửa sach cà rốt, gọt bỏ phần vỏ ngoài rồi cho vào máy ép trái cây cùng các nguyên liệu còn lại. Vậy là bạn đã có hỗn hợp nước uống giúp giảm ngáy ngủ cho bản thân và gia đình rồi.
Sau khi ép lấy được hỗn hợp, nên uống trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ để phát huy hiệu quả tối đa nhất. Đây cũng sẽ là thức uống cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn vào sáng hôm sau.
Hãy thực hiện và ngủ ngon cho mình và những người xung quanh nhé.
Bài thuốc quý của giáo sư Tất Lợi chữa khỏi NHIỆT MIỆNG chỉ sau 1 đêm
Với cách trị nhiệt miệng sau các bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu, đau rát, đảm bảo dễ chịu ngay từ lần sử dụng đầu tiên.
Nhiệt miệng đang trở thành căn bệnh phổ biến và đáng sợ đối với mọi người. Nóng bức cộng với nhiệt miệng khiến cho chúng ta không thể ăn uống gì được, đau rát khó chịu. Nếu đang mắc phải bệnh này thì các bạn không cần phải quá lo lắng, sau đây mình xin giới thiệu cách trị nhiệt miệng rất hiệu quả, khỏi ngay chỉ sau 1 đêm.
Bệnh nhiệt miệng đáng sợ
Đợt tết vừa rồi, gia đình mình tụ họp, mọi người ăn uống rất vui vẻ, riêng cô mình thì cứ ngồi ôm miệng, vì những vết lở lan cả trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó, hốc hác. Chỉ mới vài hôm cô sụt cân rất nhanh, lúc nào cũng thấy khó chịu nên ăn tết không vui vẻ.
Cũng may trong dịp tết vừa rồi có một chú mình đến chơi, thấy cô bị như vậy, ông chỉ cách trị nhiệt miệng bằng cách bảo mấy đứa cháu chạy đi hái một nắm lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ về nấu nước cho cô súc miệng. Thật kỳ diệu, trong lần đầu tiên súc miệng qua 1 đêm là cô mình đã hết sưng đau, đến lần thứ 3 là đã khỏi hẳn và ăn uống bình thường, khuôn mặt cô hồng hào và ăn uống được như bình thường.
Theo ông chú mình thì đây là bài thuốc của giáo sư Tất Lợi đã chữa trị nhiệt miệng thành công cho rất nhiều người nên độ tin cậy được đảm bảo. Giáo sư Tất Lợi đã có hơn 150 công trình nghiên cứu khoa học và cũng là người viết cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” được bạn đọc hoan nghênh và giới khoa học đánh giá cao. Bài thuốc trị nhiệt miệng như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách trị nhiệt miệng:
– Lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ: số lượng tùy vào vết thương nhiều hay ít, trường hợp lở miệng do nhiệt mỗi lần chỉ cần 1 nắm lá bàng to.
Khỏi nhiệt miệng sau 1 đêm với lá bàng
Các thực hiện cách trị nhiệt miệng
Bước 1: Cho lá bàng vào nồi rồi đun sôi với nước rồi để lửa nhỏ khoảng nửa tiếng cho các chất trong lá ngấm hết vào nước.
Bước 2: Vớt bỏ phần lá ra, lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngậm hoặc dội vào vết thương. Nếu vết lở loét ở những chỗ khác không phải ở miệng thì khi nước nguội các bạn cho thêm chỗ nước đã giữ nóng trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm.
Với bài thuốc trị nhiệt miệng này, sau khi ngâm nước lá bàng các bạn thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinh…).
Lưu ý với bài thuốc trị nhiệt miệng
Trong những ngày trị nhiệt miệng bằng ngậm lá bàng, miệng răng các bạn sẽ bị vàng, bạn đừng lo lắng, do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng miệng gây vàng răng. Sau liệu trình, điều trị hết nhiệt miệng sẽ hết vàng. Bài thuốc này, các mẹ cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ nhé, nhưng nhớ cẩn thận và nhiệt độ nước phải ấm hơn nha. Ngoài ra, nước lá bàng còn giúp trị sâu răng và viêm họng rất tốt.