Tận dụng nước luộc gà để nấu các loại canh rau là việc mà chị em nội trợ vẫn làm. Vì nước luộc gà thơm, trong, lại có vị ngọt rất tự nhiên không cần đến gia vị. Tuy nhiên, vì chưa tìm hiểu kỹ mà loại rau nào chị em cũng dùng nước luộc gà để nấu thành canh, đặc biệt là rau cải. Nhất là trong khi, nước luộc gà với rau cải là hai thứ không nên kết hợp với nhau.
Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị hàn, suy yếu, khả năng hấp thu thức ăn kém.
Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí… Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh.
Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.
Loài cá này được ca ngợi là nhân sâm nước có khả năng chống ung thư, chứa canxi gấp 10 lần ăn hải sản
Đây là loại cá có chứa canxi nhiều gấp 6 lần cá chép và nhiều gấp 10 lần mực, bạch tuộc trên cùng một trọng lượng. Các mẹ có biết con cá này không?
Em năm nay mới tầm 28 mà mắc chứng loãng xương do thiếu canxi trầm trọng, nên bác sĩ có khuyên là nên bổ sung canxi để không để tình trạng này trở nên trầm trọng sẽ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Nhưng em lại không uống được sữa tươi và dị ứng hải sản, còn việc uống canxi thuốc thì không khả thi vì thường quá nóng nên duy trì được một vài ngày là phải dừng lại. Rồi một bác sĩ Đông y có chia sẻ cho em một loại thức phẩm được mệnh danh là nhân sâm nước có khả năng bổ sung canxi cực kỳ tốt đó là cá chạch.
Theo nghiên cứu của Đông y ghi rằng, cá chạch có vị ngọt, tính bình, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị chữa bệnh tốt. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều canxi, nếu so sánh cùng trọng lượng, tỉ lệ canxi trong chạch nhiều gấp 6 lần cá chép và nhiều gấp 10 lần mực/bạch tuộc. Bên cạnh đó, ăn chạch còn giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng vitamin D.
Không những vậy, thịt cá mềm, hương vị thơm ngon, là một thực phẩm chứa lượng protein cao, ít chất béo… là thực phẩm tốt cho người có thể trạng yếu ớt, lá lách dạ dày suy nhược, đổ mồ hôi đêm và những người bị viêm gan cấp tính.
Thịt cá cũng rất giàu spermidine và nucleoside, có thể làm tăng tính đàn hồi của da và tạo độ ẩm, đồng thời làm tăng khả năng kháng virus cho cơ thể. Đây là món rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, thiếu máu, bệnh nhân viêm gan.
Đặc biệt, trong chạch còn có tác dụng bổ sung nặng lượng, ích khí, dưỡng thận, sinh tinh, chống xuất tinh sớm, liệt dương, vàng da, giải khát, giảm nhiệt, lợi tiểu, bổ gan, chữa ngứa da, phù nề, đặc biệt tốt cho trẻ em và nam giới.
Ngoài ra em còn lên mạng tiềm hiểu thêm một số tác dụng cụ thể khác của cá chạch đối với sức khỏe. Cụ thể:
“Phòng chống ung thư: Trong cá chạch rất giàu vitamin A, B, C và canxi, sắt… Đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể để góp phần ngăn ngừa ung thư.
Tăng sắt, bổ máu: Chạch rất giàu protein và các nguyên tố sắt, rất hữu ích cho những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt.
Bảo vệ mạch máu: Chạch chứa niacin, có thể làm giãn mạch máu, hạ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, có thể điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm thiểu mức độ xơ cứng động mạch vành, làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả.
Chống viêm: Chạch chứa một loại axit béo không bão hòa, có khả năng chống lão hóa mạch máu, rất tốt cho người cao tuổi. Chất nhầy trơn ngoài da của nó cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.
Tỉnh rượu: Ăn chạch sau khi uống rượu giúp tinh thần tỉnh táo, có thể giảm bớt các thiệt hại của rượu gây ra cho gan. Người hay uống rượu bia thì nên bổ sung món ăn này vào thực đơn hàng tuần.”
Sau một thời gian tích cực bổ sung cá chạch vào các bữa ăn thì tình trạng thiếu hụt canxi của em cũng được cải thiện tốt hơn rất nhiều. Không những vậy, ăn chạch thường xuyên còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe toàn diện, ngăn ngừa lão hóa, làm mịn da… Nên em ngày càng hồng hào tươi trẻ luôn đó các mẹ ơi.
Lưu ý: Cá Chạch có thể chế biến thành nhiều món như; kho, hấp, nướng, xào, nấu cùng với các thực phẩm khác. Tuy nhiên các mẹ nên nhớ là tuyệt đối không được nấu cùng với cua, thịt chó, tiết chó nhé. Đối với các chị đang mắc bệnh âm hư hỏa thịnh cũng không nên ăn nhiều.
Cả thế giới mở tiệc ăn mừng vì mới phát hiện ra loại rau có khả năng chống ung thư gấp trăm lần thuốc đặc trị , Ở Việt Nam mọc đầy ra
Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The British Journal of Nurition (Anh), ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú và nhiều bệnh ung thư khác.
Cải xoong còn gọi là xà lách xoong, thủy điều thái, tây dương thái…, có tên khoa học: Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum, là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh có mùi hăng, cay.
Cải xoong là một loại rau ăn rất tốt dùng để nấu canh hay xào hoặc chế biến món gỏi rất ngon và tốt cho sức khỏe bởi trong rau cải xoong chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, lại có vitamin A, B1, B2 và nhiều chất khoáng, chất xơ.
Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc…dùng chữa bí tiểu, tàn nhang, hỗ trợ điều trị ho lao, đái tháo đường, giúp phòng bệnh bướu cổ, chống lão hóa…
Ngoài ra, cải xoog còn giúp chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét trẻ trung và nhất là dùng để chữa thận, mật có sỏi.
Cải xoong có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống thiếu máu , chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho. Nó còn làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.
Tác dụng chống ung thư của cải xoong
Một công dụng lớn của cải xoong rất ít người biết đến là khả năng chống lại bệnh ung thư.
Lợi ích chống ung thư của cải xoong có được là nhờ khả năng làm tăng mức độ chất kháng oxy hóa trong máu và bảo vệ DNA, chống lại những tổn thương do các chất độc hại gây ra.
Các bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán (di căn) các tế bào ung thư sang các cơ quan khác.
Cơ chế này có được chính nhờ glucosinolates, một hoạt chất sinh học thực vật (phytochemical) có trong cải xoong. Khi chúng ta nhai chúng trong miệng chất này sẽ bị thủy phân để sản xuất isothiocynates – hoạt chất có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ.
Cải xoong cũng là nguồn dinh dưỡng đặt biệt phong phú với hoạt chất nasturtiin, tiền thân của isothiocyanate phennethyl.
Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The British Journal of Nurition (Anh), ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú cũng như suy giảm nguy cơ ung thư nói chung.
Theo tiến sĩ Nicholas Perricone, cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua.
Những người đàn ông và phụ nữ trong lứa tuổi 60, một nửa trong số đó thói quen hút thuốc lá, tham gia nghiên cứu này bằng cách ăn thêm khoảng 100g cải xoong mỗi ngày bên cạnh chế độ ăn uống bình thường liên tục trong tám tuần.
Kết quả cho thấy, có sự suy giảm tổn thương DNA của tế bào máu (sự thiệt hại DNA trong tế bào máu là một chỉ số cho biết có nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư). Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư.
Đồng thời các hoạt chất trong cải xoong cũng gây ra hiệu ứng apoptosis (giết tế bào ung thư). Tương tự như vậy, chiết xuất từ cải xoong thô cũng là “vệ sĩ” cho các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết nhờ ngăn chặn được sự di căn của các tế bào ác tính.
Hợp chất isothiocyanate từ cải xoong gây ức chế hoạt động của men metalloproteinase-9 (một loại enzyme có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các khối u) nhờ đó giúp ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư nhất là ung thư vú.
Lưu ý: Cải xoong tuy rất tốt nhưng khi chế biến các món trộn, gỏi cần phải rửa sạch rau nhiều lần với nước sạch, muối, thuốc tím để diệt vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào rau.
Khoan chưa cần dùng đến xạ trị, ung thư giai đoạn cuối cũng có khi chữa khỏi hoàn toàn từ 2 nguyên liệu trong vườn nhà
Khoan chưa cần dùng đến xạ trị, ung thư giai đoạn cuối cũng có khi chữa khỏi hoàn toàn từ 2 nguyên liệu trong vườn nhà
Cùng đọc và tham khảo câu chuyện có thật về chữa trị ung thư giai đoạn cuối dưới đây nhé.
Cách đây hơn 2 năm, anh em VHV trường Võ Bị Dalat nhận được 2 tin không vui về một cựu Giáo sư, ông Phùng Văn Bộ là việt kiều Canada đang gặp phải:
Một là hơn nửa triệu đô la đầu tư ở VN bị mất trắng và
Hai là anh gặp bệnh nan y: Ung thư gan giai đoạn cuối.
Sau xét nghiệm cuối cùng về y khoa ở bệnh viện ở Canada, anh đã nằm viện mấy tháng, khối u gan trên 4 cm đã được xử dụng kỹ thuật cao chặn đứng sự di căn bằng cách cắt, cô lập cách mạch máu nuôi u và đưa thuốc vào nội tạng gan để cô lập.
Anh Bộ ( xin được gọi theo cách mà ông Bộ muốn) sinh năm 1933, nay đã trên 80 tuổi, không đủ sức chịu đựng, nên mất sức nhanh, tóc rụng và đứng đi không nổi. Bệnh viện cũng cho anh hay với hiện trạng sức khoẻ, anh khó vựợt qua nổi sáu tháng.Trước 2009, anh Phùng Văn Bộ từng bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu, bệnh viện đề nghị giải phẫu, anh không chịu cho mổ, cố chịu cảnh “đái rắc” vì thấy mình cũng tuổi già, không nên đụng vào dao kéo làm gì.
Vừa ung thư gan và tiền liệt tuyến (cả hai đều là ung thư nguyên phát), vừa được y khoa tiến triển của Tây Y “báo tử” do anh không đủ sức chịu nổi “xạ trị” và các ca dao kéo.
Vốn là thầy thuốc châm cứu và hiểu rõ y lý đông phương, hơn nữa cũng sẵn tâm thuận đạo sinh tử lẻ thừơng, anh trở về VN (Vĩnh Long) thử chữa theo cách của mình. Dẫu sao, ru mình những ngày cuối đời ở quê nhà vẫn là hạnh phúc!
Anh Phạm Kế Viêm, một giáo sư toán nổi danh, người suốt đời nghiên cứu tử vi và bạn VHV Đà Lạt với anh Bộ, gửi thư động viên anh giữa năm 2011: “Cái rủi mất tiền đầu tư sai chỗ ở VN của anh biết đâu là “của đi thay người” gánh cho anh cái bệnh nan y này. Nếu anh qua được năm này, tôi tin Anh sẽ còn thọ, sẽ tốt!”
Tất cả anh em VHV đều tin rằng anh Viêm chỉ an ủi, còn việc anh Bộ về quê với ung thư gan giai đọan cuối, tóc rụng, chân run, đi một bước có người dìu đỡ… đưa được thân xác tàn tạ về quê hương những ngày cuối đời đã là điều quý.(!!)
Vậy mà hôm qua, ngày 02/04/2013, hay tin anh Phùng Văn Bộ từ Vĩnh Long lên Saigon để về Canada, tôi và anh Diệp VHV, đến thăm anh và tôi không thể tin ở mắt mình: Một ông già 81 tuổi chắc nịch, mắt sáng, dáng đi cứng cáp bước lên xuống cầu thang gác đón tôi và anh Nguyễn Văn Diệp như là một “trung niên hán tử” !
– Hai năm qua anh đă chữa trị ung thư bằng cách nào, mà mới ngày nào tôi gặp anh, xin lỗi tôi nghĩ anh không qua được 6 tháng…Tôi hỏi.
-Bệnh viện Canada nó cho mình bản án báo tử. Mình về quê-hương “còn nước còn tát “. Mình chỉ có kiên trì 1 thứ thuốc đó là: ”Nước trà lá đu đủ với sả, uống thay mọi thức uống. Chỉ có vậy! Mình muốn nói với các bạn, lấy kinh nghiệm bản thân của mình mà nói cho mọi người. Giúp ai được thì mừng nấy các bạn à.
Anh Bộ nhấn mạnh cách chữa trị ung thư của anh như sau :
– Ung thư gan, nội tạng, phổi… Đều xử dụng trà lá đu đủ và sả chữa trị được. Nhưng cũng tùy tạng người, có người chữa dứt, có người được giai đọan đầu biến chuyển nhanh, nhưng sau đó chậm. Ung thư gan thì tôi thấy biến chuyển rõ rệt. Tôi dùng trà lá đủ đủ và sả trong hai năm, nay đi tái khám và xét nghiệm thì đã hoàn toàn hết sạch bướu trong gan cũng như hết sưng tuyến tiền liệt.Tôi đã chỉ vẽ nhiều người dưới quê, kết quả rất tốt, nhất là các bệnh ung thư gan, phổi, bao tử, siêu vi B, siêu vi C… Nó là loại trà giải độc, lọc máu số một, không bệnh uống ngừa bệnh cũng rất hay.
Cách chế biến như sau: lá đu đủ xắt tươi phơi khô, sả củ xắt mỏng phơi khô, cả hai thứ trộn lẫn, nấu như nấu nước chè, bỏ vào chai để nguội uống suốt ngày. Tỉ lệ : khoảng 9 phần đu đủ, và chỉ cần khỏang 1 phần mười sả để làm mùi nước thơm dễ uống và nó dẫn chất thuốc rất nhanh.
Thời gian đầu, khoản hai tuần, khi mới uống thì phân và tiểu thải ra có mùi hôi thối nồng nặc. Đó là chất độc đã được trục ra khỏi máu. Nhìn cách anh Phùng Văn Bộ trình bày, cách anh nói cười diễn đạt, tôi không tin vào mắt mình rằng đây là người trước đây hơn một năm, tôi bắt bàn tay lạnh giá của anh với ý nghĩ là lần vĩnh biệt.
Cách đây mấy ngày tôi vừa nhận đựơc tin bạn tôi, Lê Thiệp ở Mỹ, cũng đang đi vào kiếp nạn ung thư gan giai đọan cuối. Trong phát biểu trước thân hửu tại lễ kỷ niệm 10 năm Tủ Sách Tiếng Quê Hương, bạn ấy cho biết thi sĩ Uyên Thao nhờ uống trà lá đu đủ mà thoát tay tế bào ung thư. Thế thì món thuốc đơn giản này không phải là khám phá mới, nhưng theo anh Phùng Văn Bộ, khó nhất và cần nhất là kiên trì, kiên trì uống ! Đơn giản chỉ có vậy !
Tôi mong bạn tôi Lê Thiệp, Nguyễn KJhắc Nhượng… cũng được như anh Phùng Văn Bộ, 81 tuổi, nói cười ha hả khoe với tôi và anh Diệp: “Tôi nói các bạn chia vui, khoản ung thư thì nay đã qua khỏi rồi, mà khoản ‘sức sống’ thì nay mình đã hơn tám mươi mà lạ quá mình cũng còn “rạo rực ” lắm lắm mấy bạn ạ!”
Theo Gockhoedep
Mẹo chữa hóc xương cá trong dân gian rất hiệu nghiệm mà không cần tới bác sĩ
Khi bị hóc xương cá, không nên dùng mọi cách để móc xương ra. Hãy bình tĩnh thực hiện theo một số mẹo vặt hay dưới đây.
Hóc xương cá là chuyện thường ngày nhưng nếu không biết cách xử lý sẽ gây ra nhiều phiền phức và có khi còn nguy hiểm.
Mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả
Khi bị hóc xương cá đừng nên nóng vội để móc xương ra mà hãy thử làm một trong số các mẹo dưới đây xem sao nhé! Cực đơn giản mà hiệu quả vô cùng.
Nhét tỏi vào lỗ mũi
Gia vị luôn sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm mà không mất nhiều thời gia.
Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.
Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.
Sử dụng tỏi và đường
Lấy một tép tỏi cắt làm đôi bịt vào hai lỗ mũi. Đồng thời lấy một muỗng đường cát trắng bỏ vào miệng nuốt (không dùng nước). Nếu chưa khỏi thì làm thêm một lần như thế nữa, xương cá sẽ tự trôi xuống dạ dày.
Ngậm và nuốt vỏ cam
Vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc, xương cá sẽ tự tan ra.
Dùng một viên vitamin C
Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam. Do đó, nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm.
Sau vài phút sẽ “hủy” được xương cá. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.
Uống nước quả trám
Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.
Tuy có tác dụng tiêu xương cá rất tốt nhưng chỉ nên dùng ở những trường hợp hóc xương nhỏ. Những trường hợp hóc xương lớn hơn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ .
Tuy nhiên, nếu gặp xương cá to, hãy mau chóng tìm bác sĩ để có phương pháp lấy xương ra hợp lý.
Cách lọc xương cá để không bị hóc xương
Chọn cá
Chọn những con cá to, cân nặng ít nhất là 1kg để hạn chế lượng xương dăm trong cá. Những con cá lớn sẽ có lượng xương ít hơn, đồng thời xương to sẽ dễ phát hiện hơn.
Nếu ăn với số lượng ít bạn có thể mua một khúc hay đoạn cá với lượng vừa đủ để chế biến.
Các bước lọc xương cá
Bước 1: Dùng sống dao to đập vào đầu cho cá chết rồi đánh sạch vảy.
Bước 2: Dùng kéo cắt bỏ các vây quanh mình cá cho sạch.
Bước 3: Chọc kéo vào ức cá và cắt dọc xuống đến rốn, phanh bụng lôi ruột ra ngoài, rửa sạch khoang bụng. Có thể lấy đi phần màng đen bên trong bụng cá (nếu có) để cá không còn mùi tanh.
Bước 4: Dùng dao cắt xương con hai bên xương sống.
Bước 5: Cắt bỏ hết phần xương sống bằng kéo.
Bước 6: Dùng dao lưỡi mỏng lạng bỏ 2 phần bên hông xương sống của cá.
* Theo Khỏe & Đẹp