Hẳn trước giờ không có nhiều người nghe tới điều này. Tuy nhiên đây đều là những cây quý có tác động tích cực tới sức khoẻ của chúng ta. Trồng chúng trong nhà sẽ giúp cả nhà sống khoẻ, sống thọ hơn đó.
1. Cây lưỡi hổ:
Cây Lưỡi Hổ còn còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Lan Da Hổ, Lan Vạn Tuế, Nanh Heo. Lá mọc cụm, rễ bò lan, 2-6 lá mọc thành bó. Lá có hình kim bảng to, mọc thẳng đứng, có các vằn ngang giống như da hổ, nên có tên Lan da hổ. Đây là một trong những loại cây có tác dụng làm sạch không khí và hấp thụ ánh sáng tốt nhất, không đòi hỏi chăm sóc nhiều và chức năng lọc formaldehyde vô cùng hiệu quả trong không khí.
2. Cây xương rồng càng cua
Ở phương tây, loài cây này được biết đến dưới cái tên Christmas Cactus – cây xương rồng cho lễ Giáng sinh. Dáng đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, nó có khả năng loại trừ chất formaldehyde có trong đồ gỗ hay bàn ghế tủ trong nhà. Trái với quy luật như những loài cây khác, loại cây này chỉ nhả ôxi về đêm nên khuyến khích để trong phòng ngủ hay phòng xem tivi.
3. Hoa mười giờ
Theo Đông Y, hoa mười giờ vị chua, tính bình, tác dụng hoạt huyết, giảm rát họng, tiêu viêm, tiêu sưng. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc, đặc biệt cho các trường hợp viêm họng, bỏng hay ghẻ ngứa cực hiệu quả.
4. Cây lan ý (cây huệ bình)
Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ. Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene – hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Cây lan ý có tác dụng cân bằng trướng khí bằng cách hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp cân bằng cơ thể, đó là các trường năng lượng bức xạ nhân tạo (phát ra từ máy tính, đài, đồng hồ, lò vi sóng, điện thoại và tivi. Do đó nên đặt cây gần những thiết bị này để trung hòa môi trường sống.
Lan ý cũng tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.
Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.
Bỏ 1 nắm vỏ quýt dưới gối như thế này điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra?
Chỉ cần một nắm vỏ quýt và mẹo nhỏ sau bạn có thể chữa được nhiều bệnh hiệu quả.
Sau khi ăn quýt bạn đừng vội vất bỏ lớp vỏ quýt bởi nó chính là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Phòng chống say xe: Ai hay bị say xe có thể lấy vỏ quýt tươi đặt vào mũi, thỉnh thoảng dùng tay bóp cho lớp tinh dầu trong vỏ quýt tiết ra sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, chống say xe hiệu quả.
Dùng 5g vỏ quýt tươi, thêm 2 cốc nước với chút gừng tươi và đường nâu đun liu riu để lấy tinh dầu trong gừng và vỏ quýt sau đó uống nóng sẽ giúp làm ấm họng, long đờm, trị ho hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa: Dùng vỏ quýt tươi đun cùng với đường trắng thành nước trà uống thay nước sau khi ăn có tác dụng thanh tân, có lợi cho tiêu hóa.
Trị hôi miệng: Dùng 30g vỏ quýt đun lấy nước súc miệng có thể trị dứt điểm chứng hôi miệng.
Bỏ nắm vỏ quýt dưới gối điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra?
Ngoài trị những bệnh kể trên ra, bạn có thể dùng vỏ quýt phơi khô cho vào gối sẽ có nhiều tác dụng kỳ diệu.
Phòng tắc mạch mão não: Để vỏ quýt trong gối giúp tuần hoàn máu não tốt hơn, có thể giảm được nguy cơ lão hóa mạch máu não. Ngoài ra, vỏ quýt còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nếu thường xuyên để dưới gối sẽ làm giảm lượng vi khuẩn độc hại trú ẩn trong gối.
Vỏ quýt phơi khô, thái nhỏ cho vào trong gối có thể giúp giảm nhiệt, đối với một số người cơ địa nóng sẽ phát huy được tác dụng. Sử dụng thường xuyên trong thời gian dài sẽ có có hiệu quả cao trong việc hạ hỏa.
An thần, trợ giúp giấc ngủ. Tinh dầu thơm dịu có trong vỏ quýt sẽ giúp thư giãn tốt hơn, có tác dụng an thần, có lợi cho giấc ngủ.
Cách làm vỏ quýt khô: Dùng vỏ quýt sạch đặt lên giấy sạch hoặc vải thô thoáng khí phơi dưới ánh nắng mặt trời cho khô tự nhiên. Không nên phơi ở trên đồ vật bằng nhựa sẽ bị bí khí hấp hơi ẩm trở lại.
Bạn có thể để cả miếng to hoặc dùng dao thái nhỏ rồi cho vào gối để gối đầu. Nếu muốn thái vỏ quýt theo ý muốn khi phơi hơi héo nên thái luôn sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, vỏ gối nên dùng loại vải dày đề phòng vỏ quýt khô có thể đâm thủng vải chảy ra ngoài.