Theo tờ People.com đưa tin, các nhà khoa học thuộc Sở nghiên cứu phòng ngừa ung thư Nhật Bản tiến hành điều tra thói quen ăn uống của 26.000 người và đã lập ra 1 danh sách 20 loại rau củ có hiệu quả ức chế tế bào ung thư tốt nhất.
Đứng đầu trong số đó chính là khoai lang, một loại củ có rất nhiều ở Việt Nam.
Trong một nghiên cứu mới đây nhất đăng trên Tạp chí Sinh hóa dinh dưỡng (Journal of Nutritional Biochemistry) của các nhà khoa học người
Mỹ cũng chứng minh rằng khoai lang khá hữu hiệu trong việc phòng ngừa các bệnh ung thư ở cấp độ 1 và 2.
Loại khoai lang được đề cập đến trong nghiên cứu này chính là khoai lang tím – loại khoai lang có sắc tố màu tím từ vỏ đến ruột, khi ăn có phần ngon ngọt hơn so với khoai lang thông thường.
Theo các nhà khoa học Mỹ, sử dụng khoai lang tím hàng ngày không những có thể tiêu diệt mà còn ngăn chặn được sự lây lan của tế bào ung thư.
Để rút ra được kết luận này, các nhà khoa học đã tiến hành kết hợp các chiết xuất lấy từ của khoai lang tím nước chính lên các tế bào ung thư và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển.
Khi tiến hành cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.
Ăn chuối 1-2 quả/ngày rất tốt, nhưng đừng ăn vào thời điểm “chỉ hại thân” này!
Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi. Nhưng có nên ăn chuối vào bữa sáng không? Ăn vào lúc nào là hợp lý nhất?
Chuối được xem là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất hiện nay. Thế nhưng, loại trái cây này không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho một bữa sáng!
Thực tế, ăn một quả chuối khi đói bụng không tốt cho sức khỏe.
Mặc dù chuối có chất xơ, kali và magiê, nhưng có 3 lý do sau đây khiến bạn nên tránh ăn chuối vào buổi sáng:
1. Làm tăng lượng đường trong máu
Tại sao chuối không phải là một lựa chọn ăn sáng tốt? Tuy chứa đường tự nhiên nhưng ăn chuối vào thời điểm này sẽ gây ra sự đột biến về lượng đường huyết, không an toàn cho sức khỏe.
2. Cảm thấy uể oải, buồn ngủ
Nếu chỉ ăn chuối cho bữa sáng, bạn có thể cảm thấy uể oải và buồn ngủ ngay sau đó.
3. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Trong quá trình lên men, đường có thể biến thành axit và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia y tế nói rằng chuối có tính axit và chúng chứa gần 25% đường. Vì vậy, khi dạ dày trống rỗng, chuối không phải là một ý tưởng tốt để đưa vào thực đơn bữa sáng.
>>> Để tránh ” tiền mất tật mang ” bạn nên tham khảo những cửa hàng Hồng Sâm Hàn Quốc nổi tiếng uy tín hiện nay
Vậy có cách nào để vẫn ăn chuối vào buổi sáng mà không có hại không?
Nếu bạn ăn một quả chuối cùng với một thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh thì hoàn toàn an toàn cho sức khỏe.
Bạn cũng có thể ăn chuối với bơ vì loại quả này chứa chất béo lành mạnh, có thể giúp bạn có được những lợi ích của chất xơ, magiê và kali từ chuối mà không lo bị tăng đường huyết.
Bạn cũng có thể ăn chuối cùng một cốc sữa chua hoặc ăn một thìa bơ đậu phộng, vì sự kết hợp này có thể làm giảm mức axit và cũng ngăn ngừa biến động của lượng đường trong máu.
Thời điểm nào trong ngày ăn chuối tốt nhất?
Chuối sẽ phát huy tốt tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khi bạn ăn chúng sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng.
Nhưng các chuyên gia sức khỏe cho biết thời điểm tốt nhất để ăn chuối là vào buổi tối. Loại quả này chứa tryptophan, loại axit amin kích thích sản xuất hormone melatonin giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Chuối cũng có lợi cho những người bị chứng mất ngủ thường xuyên.
Nếu bạn thường bị chuột rút mỗi đêm, hãy ăn một quả chuối trước giờ đi ngủ để khắc phục chứng bệnh. Hàm lượng kali và magiê cao trong chuối có thể thúc đẩy và làm cân bằng điện phân trong cơ thể, ngăn ngừa chuột rút hiệu quả.
* Theo Boldsky
Đừng cố tìm thần dược, 3 loại rau dân dã này của Việt Nam mới là “thần dược” chống ung thư
Ba loại rau “nặng mùi” này chính là những thần dược chống ung thư vừa hiệu nghiệm, vửa rẻ tiền và luôn sẵn có trong nhà bếp của chúng ta.
Rau hẹ
Theo Trung y, cây rau hẹ có tác dụng ôn thận tráng dương, làm ấm thận, tăng sinh lực và thanh lọc, giải độc.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh, loại rau này không chỉ sở hữu hàm lượng cao canxi, photpho, sắt, đường, protein, vitamin A và C mà còn rất giàu carotene và chất xơ.
Một trong những công dụng nổi bật phải kể đến của rau hẹ chính là khả năng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: loại rau “nặng mùi” này có chứa các chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả và có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giúp giảm nhẹ hoặc tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gen.
Lưu ý: Ngay cả khi sở hữu nhiều công dụng thần kỳ, nhưng hẹ vẫn là loại rau chứa rất nhiều các chất xơ thô và không dễ tiêu hóa.
Để tránh tình trạng khó tiêu, đau bụng, chúng ta không nên ăn quá nhiều rau hẹ cùng một lúc. Những người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa càng không nên ăn rau hẹ vào buổi tối để tránh việc gia tăng áp lực cho dạ dày.
Hành tây
Hành tây chứa nhiều các loại vitamin A, B1, B2, PP, C, các muối của canxi, chất kháng sinh thực vật và nhiều loại đường có lợi cho sức khỏe.
Nhờ việc sở hữu các thành phần hóa học như trên, hành tây có công dụng phòng và chữa bệnh ung thư.
Chưa dừng lại ở đó, loại củ này còn rất giàu quercetin và selen – hai chất có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc ung thư đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Lưu ý: Hành tây chống chỉ định dùng với những người đang mắc các bệnh gan, thận, mắt, các bệnh ngoài da và bệnh mạn tính về đường tiêu hóa.
Loại củ này còn chứa các chất glycosid có ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động của tim. Do đó, những đối tượng có tiền sử mắc bệnh tim cũng nên hạn chế việc ăn hành.
Mặc dù là nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng và dễ kết hợp, nhưng hành tây đặc biệt kiêng kỵ với mật ông, rong biển, cá và tôm.
Tỏi
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra rằng: chỉ cần ăn tỏi 2 lần/ tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí đối với cả những người đang hút thuốc.
Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.
Bên cạnh đó, tỏi còn có chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Không chỉ vậy, loại củ này còn có khả năng phá hủy những gốc tự do – nguyên nhân gây ra ung thư và nhiều căn bệnh khác.
Lưu ý: Tỏi tuy tốt, nhưng có tính cay nóng đặc trưng, không thích hợp với những người mắc bệnh về mắt, người bị nóng trong, hư tỳ, đi tả hoặc các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan.
Đặc biệt, tỏi không thích hợp ăn lúc đói, cũng không nên để quá lâu. Cần hạn chế nấu chín tỏi để tránh hao hút chất dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của loại củ này.
Theo soha.vn