Sáng nay lên lướt facebook thấy một bài viết của một người bạn nói về công dụng trị bệnh ung thư của trái bần, một loại trái gắn liền với tuổi thơ của nhiều đứa trẻ lớn lên ở miền Tây.
Bần là loại cây đặc thù ở vùng sông nước miền Tây, còn được biết đến với một tên gọi khác là cây Thủy Liễu. Tên bần được dùng để ví một loại trái cây chung thủy, luôn gắn bó lâu đời với con người nơi đây cho dù họ nghèo khó hay bần hàn. Ở đâu có sông, có vàm, cù lao là ở đó cây bần sinh sôi nảy nở.
Cây bần mọc ven sông, trái to tròn, hơi dẹt như cái dĩa nên người Tây Nam Bộ gọi là bần dĩa, còn có loại mọc ở vườn thì trái nhỏ hơn, cỡ chỉ như trái ổi, gọi là bần ổi.
Trái bần có vị chua thanh, ngọt nhẹ và hơi chát chát nên thường được đám trẻ con ở quê em coi như một món quà vặt tuyệt vời trong ngày hè nóng nực.
Còn đối với người lớn, trái bần được dùng để chế biến nhiều món ăn dân dã, độc đáo. Hồi đó, trái bần sống thì mẹ em thường dùng để ăn sống chấm kèm mắm cá sặc, mắm rô, mắm lóc, mắm tép… Vị chua, chát của bần quyện với vị mặn nồng của các loại mắm cá đồng tạo nên hương vị đặc trưng, khó tìm thấy được ở các loại trái ăn kèm khác.
Riêng trái bần chín thì các mẹ hay dùng để nấu canh chua thay cho me hay dùng kho chung với cá cũng rất ngon.
Không những vậy, trái bần non còn được dùng để chữa bệnh. Hồi nhỏ em hay chạy chơi lông nhông hết trong nhà ra đến ngoài ngõ nên hay té bầm chân tím tay, vì vậy mẹ thường lấy trái non giã nhuyễn và thêm muối để chữa các vết thương bầm tím cho em.
Mặc dù đã ăn trái bần rất nhiều lần nhưng đến tận bây giờ em mới biết nó có khả năng chữa bệnh ung thư vòm họng rất hiệu quả.
Dưới đây là bài thuốc chữa bệnh ung thư vòm họng từ trái bần non mà em tham khảo được nè các mẹ.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có bần non 7 quả đối với bệnh nhân nam và 9 quả đối với nữ cho 1 lần uống.
Lưu ý là bần non phải chọn những quả còn bông và còn tươi sống trên cây nhé.
Cách thực hiện: Thái mỏng hoặc giã nát trái bần non cho vào cốc, đun nước sôi đổ vào đậy kín nắp trong vòng 10-15 phút thì có thể uống được.
Mỗi ngày sẽ uống 2-3 lít, uống vào buổi sáng, chiều và trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong vòng 3 tuần sẽ có kết quả.
Lưu ý trong thời gian áp dụng bài thuốc từ quả bần thì mọi người chỉ nên ăn cơm và rau luộc, hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, cá thịt.
Theo thông tin từ người bạn chia sẻ trên facebook thì chủ nhân của bài thuốc này cũng là một bệnh nhân của ung thư vòm họng. Trong suốt quá trình điều trị Tây y, người này còn dùng nước bần để uống ngày 3 buổi để hỗ trợ thêm.
Bện cạnh việc thuốc than đầy đủ thì chủ nhân của bài thuốc luôn khuyên chúng ta nên có chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện đúng phác đồ điều trị mà bệnh viện đã đề ra và tích cứ vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là các bệnh nhân mắc bệnh ung thư phải giữa cho mình tinh thần lạc quan để chống chọi lại bệnh tật.
Nếu thật sự quả bần có công dụng trị bệnh ung thư thì đây sẽ là tính vui cho rất nhiều bệnh nhân ung thư vòm họng.
Tuy nhiên mới chỉ là bài thuốc dân gian và chưa được kiểm chứng cụ thể nên mọi người cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi uống. Cũng như tuy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc sẽ phát huy theo từng mức độ khác nhau nhé.
Theo Myeva
20 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày rẻ tiền mà cực hiệu nghiệm
Đây là 20 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày rẻ tiền mà cực hiệu nghiệm
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến, nam nữ đều có thể dễ dàng bị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm vi khuẩn HP, hút thuốc lá, ăn quá nhanh, ăn quá no trước khi đi ngủ, ăn vặt, ăn không đúng bữa, hoạt động mạnh ngay sau khi ăn, stress, bia rượu…
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Biểu hiện của bệnh đau dạ dày là những cơn đau thượng vị dai dẳng, buồn nôn và nôn, ợ hơi hay ợ chua, chán ăn, khó tiêu, đi ngoài ra máu…
Để chấm dứt các cơn đau bao tử rất nhiều người thường “cầu cứu” các loại thuốc tây vì chúng có tác dụng nhanh và hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu lạm dụng lâu ngày, chúng khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng.
Do đó, hướng điều trị theo phương pháp tự nhiên lại được nhiều người lựa chọn và áp dụng, mặc dù không có kết quả tức thì nhưng triệt tận gốc bệnh và hoàn toàn an toàn với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả dưới đây.
1. Chữa đau dạ dày bằng chuối hột
Với những người bị đau dạ dày hay sỏi thận thì đây là người bạn tuyệt vời cho sức khỏe. Lấy quả chuối hột, xắt mỏng, đem phơi khô trong bóng râm. Khi chuối hột đã khô, đem nghiềm mịn thành bột.
Hàng ngày, trước bữa ăn, lấy bột chuối hột pha với nước ấm và uống sẽ giúp cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả.
2. Chữa đau dạ dày bằng mật ong và nghệ vàng tươi
Nghệ tươi giúp trung hòa độ axit trong dịch vị, chống viêm, làm lành vết loét viêm trong dạ dày.
Bạn chỉ cần lấy 1 ly nước sau đó cho vào 3 muỗng nhỏ bột nghệ tươi cùng với 1 muỗng nhỏ mật ong rồi quậy đều. Uống hỗn hợp này thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng đau, viêm loét dạ dày.
3. Chữa đau dạ dày bằng cam thảo
Cam thảo xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Loại thảo dược này có vị ngọt, tính mát giúp giải nhiệt, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả.
Ăn hoặc uống cam thảo trước bữa ăn khoảng nửa tiếng sẽ giúp tạo nên lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit khác.
4. Chữa đau dạ dày bằng lá mơ
Không cần chịu đựng trong đau đớn cũng chẳng cần đến thuốc kháng sinh, chỉ với một nắm lá mơ lông trong tay bạn có thể chế biến thành bài thuốc trị từ chứng đau dạ dày
Lấy 20gr lá mơ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hàng ngày. Nước ép lá mơ giúp chữa viêm loét dạ dày, làm dịu cơn đau và cải thiện sức khỏe.
5. Chữa đau dạ dày bằng nước bắp cải
Bắp cải chứa vitamin U có khả năng chữa lành các ổ loét. Nhiều trường hợp loét tá tràng 14-20 năm đã khỏi bằng cách uống nước ép bắp cải.
Uống 1 ly 200 – 250ml nước ép bắp cải mỗi ngày có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Những người bị đau dạ dày nặng nên uống 1 ly vào buổi sáng khi thức dậy và 1 ly vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa dạ dày bằng nước ép bắp cải không có biến chứng và có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày và tá tràng khác.
6. Chữa đau dạ dày bằng cây nha đam
Nhựa lá nha đam có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chữa táo bón. Nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày.
Mỗi ngày dùng khoảng 10gr lá nha đam tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.
7. Chữa đau dạ dày bằng nước ép bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa trị chứng đau và co thắt dạ dày.
Nhai 1-2lá bạc hà tươi sẽ dịu bớt cơn đau dạ dày của bạn. Hoặc cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng. Uống 2-3 lần trong ngày. Trà bạc hà sẽ giúp làm dịu những cơn đau dạ dày.
8. Chữa đau dạ dày bằng khoai tây
Nhờ lượng chất xơ phong phú mà chỉ cần một lượng nhỏ khoai tây cũng có thể làm đầy dạ dày, giảm bớt các triệu chứng đau và co thắt, từ đó giúp bệnh nhân đau dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn.
Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.
9. Chữa đau dạ dày bằng hạt bưởi
Hạt bưởi chứa các loại este, dầu, prôtit, chất xơ. Đặc biệt chất Pectin có trong hạt bưởi là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như táo bón, tiểu đường, cầm máu,.. và trong đó có cả bệnh đau dạ dày
Lấy 100g hạt bưởi bỏ vào 200ml nước nóng, để yên trong 2-3 giờ. Sau khoảng thời gian này, ta sẽ có một cốc nước màu trắng nhầy trông như thạch. Mỗi ngày một lần, bạn uống thứ nước này sau khi ăn khoảng 2 tiếng cho đến khi nào hết đau thì thôi.
10. Chữa đau dạ dày bằng đu đủ tươi
Các nghiên cứu khoa học mới cũng xác minh đu đủ có nhiều công dụng tốt đối với dạ dày và nhất là có thể phòng tránh được bệnh ung thư kết tràng. Do vậy người bệnh đau dạ dày được khuyên nên ăn đu đủ để chữa bệnh rất tốt.
Lấy 3-4 quả đu đủ, ép lấy nước cốt, chia làm 3 lần uống. Hoặc sử dụng đu đủ, táo tây, lấy mỗi thứ 30g đem sắc lấy nước uống. Áp dụng thường xuyên để chữa đau dạ dày, viêm dạ dày rất tốt.
11. Chữa đau dạ dày bằng bí đỏ
Bí đỏ hay bí ngô được mệnh danh là vua của các loại quả, có giá trị dinh dưỡng cao, chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin hữu ích cho cơ thể. Những bgười bị đau dạ dày, người thiếu máu hay đau đầu hoa mắt chóng mặt dùng bí đỏ cực kỳ tốt.
Cách đơn giản nhất đó là bạn hãy dùng nước sắc bí đỏ để uống hàng ngày. Hoặc dùng cùi của quả bí đỏ nấu canh ăn hàng ngày. Món canh này không những tốt cho dạ dày mà còn giúp nhuận tràng, bổ thần kinh, điều hòa tỳ vị.
12. Chữa đau dạ dày bằng tim lợn
Lấy 1 quả tim lợn thái lát mỏng rồi trộn với hạt tiêu trắng và gia vị, sau hấp chín và ăn vào bữa sáng khi bụng đói, làm liên tục trong vòng 7 ngày sẽ có kết quả tốt cho dạ dày.
13. Chữa đau dạ dày bằng cây mía
Nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chống nôn mửa, giải độc, chữa tiểu tiện nước đỏ, sốt và rất bổ dưỡng.
Để chữa viêm dạ dày mạn tính, sử dụng nước mía và rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
14. Chữa đau dạ dày bằng quả sung
Theo y học cổ truyền, sung có vị ngọt chát, tính bình, nhuận trường, kiện tỳ, tiêu thũng… Do đó, bên cạnh các vị thuốc quen thuộc khác, sung cũng là phương thuốc chữa bệnh đau bao tử cực kỳ hiệu quả.
Sao khô các quả sung và nghiền thành bột. Mỗi ngày pha khoảng 6-9g bột với nước ấm, uống 2-3 lần trong ngày sẽ giúp bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng của bạn có biến chuyển tốt.
15. Chữa đau dạ dày bằng chuối và mật ong
Với bệnh đau dạ dày, dân gian thường dùng chuối tiêu còn xanh làm thuốc. Chuối tiêu xanh có tác dụng làm giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày. Mật ong cũng là một vị thuốc dùng kháng khuẩn khá hiệu quả.
Sử dụng chuối tiêu xanh, non vẫn còn chất nhầy phía trên trong, tước bỏ vỏ rồi đem ngâm nước cho bớt nhựa và chát. Sau đó đem thái lát mỏng, phơi khô và nghiền thành bột. Trộn bột chuối với mật ong, vê thành viên tròn nhỏ để uống hoặc ăn luôn.
16. Chữa đau dạ dày bằng củ su hào
Dùng củ su hòa tươi ép lấy nước uống cùng với lá cây sống đời là một bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất đơn giản mà hiệu quả được nhiều người áp dụng….
Su hào chứa nhóm hợp chất dithiolthion, có những tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa… Tất cả các bộ phận của củ su hào đều có tác dụng chữa bệnh vì thế được ứng dụng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất tốt.
Đem su hào và lá cây sống đời xay nhuyễn, gạn lấy phần nước cốt trộn vào nhau để uống. Dùng liên tục trong vòng 2 tuần để bệnh khỏi hẳn.
17. Chữa đau dạ dày bằng hạt đậu rồng
Hạt đậu rồng có hàm lượng canxi cao nhất trong số tất cả các loại đậu, nó cũng cung cấp cho con người rất nhiều vitamin (A, C), chất sắt… Những lợi ích cho sức khỏe con người của đậu rồng có thể thấy rất rõ. Nhưng ít người biết, đậu rồng chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu nghiệm.
Cho hạt đậu rồng già vào chảo rang với muối cho vàng thơm, hong để cháy. Sáng sớm khi bụng còn đói, nhai khoảng 10 – 12 hạt. Hoặc xay nhuyễn, nhai 1 muỗng cafe bột đó 20 lần rồi mới nuốt từ từ… Làm liên tục trong khoảng 15 buổi sáng là khỏi bệnh đau dạ dày, nếu người bị nặng thì cần dùng trong thời gian lâu hơn.
18. Chữa đau dạ dày bằng rễ sim
Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây sim đều có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh. Trong đó, rễ sim có vị ngọt, hơi chua, tính bình có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dùng chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, phong thấp đau nhức, trĩ lở loét, bỏng lửa… Đặc biệt có tác dụng rất tốt trong việc chữa viêm, đau dạ dày cấp tính.
Bạn chỉ cần lấy khoảng 15-30g rễ sim đem sắc lấy nước uống hàng ngày. Không chỉ có tác dụng trị đau dạ dày, rễ sim còn có tác dụng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, trị chứng đầy hơi, khó tiêu
19. Chữa bệnh đau dạ dày bằng vỏ cam
Vỏ cam là một vị thuốc chữa bệnh rất phổ biến trong dân gian. Đặc biệt, dùng vỏ cam có tác dụng chữa đau dạ dày, viêm dạ dày mãn tính rất hiệu quả, có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
3g vỏ cam khô, 6g gừng, một chút đường nâu. Cho vào nồi với 2 bát nước đầy, đun còn 1 bát. Sau khi đun, thêm chút đường nâu và uống.
Ngoài ra, chữa viêm dạ dày mãn tính dùng 30g vỏ cam khô, một ít đường trắng. Cho vỏ cam phơi khô vào ấm pha trà, thêm nước sôi, thêm đường và uống có tác dụng giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả.
20. Chữa đau dạ dày bằng gừng ngâm dấm
Dùng gừng tươi thật già để có giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất cao nhất. Đem rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt lát mỏng, đều. Sau đó xếp gừng lát vào 1 lọ thủy tinh sạch và khô rồi cho dấm gạo ngon vào để ngâm trong khoảng 7 ngày. Nên bảo quản gừng ngâm dấm ở ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát, khô ráo.
Do gừng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt cộng với dấm làm trung hòa lượng axit trong dạ dày giúp bạn giảm đau dạ dày “cấp tốc”. Mỗi khi lên cơn đau dạ dày bạn ăn 2-4 lát gừng cơn đau sẽ dịu lại.
Bên cạnh những bài thuốc trên, bạn nên kết hợp tập luyện bài Nạp Xả của Khí công Himalaya hàng ngày. Đây là một bài tập tuyệt vời có tác dụng thần tốc đối với những người mắc các chứng bệnh về dạ dày, đại tràng, hệ tiêu hóa, bài tiết: lạnh bụng ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân sống; nóng trong người, ợ chua trào ngược, táo bón..