Lấy nước luộc của loại củ này để gội đầu theo cách này thì tóc bạc sớm “trắng như tuyết” cũng trở nên đen nhánh, óng ả

Thường ta vẫn nghe tóc bạc sớm là do máu xấu, những ai bị tóc bạn sớm thường rất tự ti nên phải đi nhuộm, nhưng nhuộm quá thường xuyên sẽ rất hại cho da đầu. nên thay vì đi nhuộm hãy thử ngay phương pháp đơn giản này.

Tóc bạc sớm có thể do di truyền; thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin E; căng thẳng, mệt mỏi hay các rối loạn trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng cung cấp cho tóc khiến chúng bị chuyển sang màu trắng.

Ảnh minh họa

Để giải quyết vấn đề này bạn không nên nhuộm tóc, như vậy sẽ rất hại da đầu và sợi tóc ngày càng xơ yếu hơn mà thôi. Nếu tóc bạc không nhiều, bạn chỉ cần nhổ chúng đi, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, nghỉ ngơi thoải mái thì tóc sẽ đen trở lại.

Còn nếu tóc bạc trắng đầu thì bạn áp dụng cách làm dưới đây:

– Chuẩn bị 2 – 5 củ khoai, tùy thuộc vào độ dài của mái tóc (tuy nhiên bạn nên dùng 5 củ trở lên), đem rửa thật sạch để loại bỏ hết lớp đất cát bên ngoài.

Ảnh minh họa

– Gọt lấy vỏ của chúng rồi cho vào nồi đun sôi với 500ml nước. Phần khoai bên trong, bạn tranh thủ trộn cùng sữa tươi không đường để đắp mặt nạ hoặc tắm trắng toàn thân sẽ không lãng phí và giúp da trắng mịn hiệu quả.

– Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 phút nữa để các chất làm đen tóc ngấm ra hết.

Ảnh minh họa

Dùng nước luộc vỏ khoai tây để nhuộm tóc bạc sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng, tóc thêm chắc khỏe và óng ả hơn.

– Làm sạch tóc với dầu gội và dầu xả như bình thường.

– Nước luộc khoai đã nguội thì bạn dùng để chải đều từ chân đến ngọn tóc. Do đây không phải thuốc nhuộm, không có độ bám dính nên bạn cần hứng 1 chậu sạch phía dưới, thao tác nhiều lần đến khi tóc được làm ướt hoàn toàn.
– Trùm kín mũ nilon, ủ thêm 15 phút nữa rồi xả lại với nước. Áp dụng 2 – 3 lần 1 tuần, bạn sẽ thấy mái tóc đen óng trở lại mà không cần sự can thiệp của hóa chất.

Ảnh minh họa
*****

Đây là “tiên dược” giúp lọc sạch độc tố, cả đời không lo rụng tóc, mỡ thừa và yếu sinh lý

Chỉ với những nguyên liệu có trong bếp để làm thành một loại tiên dược giúp cả đời chẳng lo rụng tóc, mỡ thừa, yếu sinh lý hay cơ thể bị nhiễm độc bị những bệnh dưới đây khỏi tốn tiền mua thuốc tây lại giúp sống thọ.

Các chị em mình sợ nhất là rụng tóc đúng không các chị, nhưng sau sinh thì tình trạng rụng tóc trở nên thật khủng khiếp. Nhiều khi chảy tóc hay gọi đầu nhìn tóc rụng mà xót lắm.

Rồi mẹ chồng bày cho em một loại nước uống từ các nguyên liệu sẵn có trong bếp như: gừng tươi, giấm để chữa rụng tóc và hỗ trợ chữa được nhiều bệnh cho các thành viên trong gia đình.

Nguyên liệu gồm có 500 gram gừng tươi, 250ml giấm táo (hoặc giấm gạo lên men),đường cát trắng 50-100g tùy vào khẩu vị của từng người.

Trước hết lấy gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng, ngâm qua nước muối khoảng 15 phút để cho ráo nước. Chuẩn bị lọ thủy tinh rửa sạch, lau thật khô.

Tiếp đến cho 250ml giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi giấm sôi, tắt bếp, thêm đường vào, nêm nếm sao cho có vị chua chua ngọt ngọt. Để nồi giấm nguội. Khi nồi giấm nguội bạn cho gừng vào lọ thủy tinh, cho nước giấm vào, đậy thật kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được.

Ảnh minh họa

Nếu muốn nhận được kết quả như ý thì tốt nhất nên ăn gừng ngâm giấm là vào buổi sáng, cùng bữa ăn sáng. Khi đó, dạ dày đang làm việc thì máu sẽ lưu thông tốt hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng tốc tuần hoàn máu, có thể làm mới và sản sinh các tế bào.

Kết quả nhận được sau 3 ngày liên tục ăn, bạn có thể thấy không còn bị trào ngược dạ dày, thậm chí không đau bao tử. Còn nếu ăn khoảng 20ml giấm đã ngâm còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, giảm mỡ máu. Kiến nghị người bị mỡ máu cao, huyết áp cao nên sử dụng món này.

Không những vậy, uống một thìa con nước giấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Và đương nhiên nó còn rất tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc (của phụ nữ như chị em chúng mình), nhất là khi thời tiết đang giao mùa như thế này.

Đối với những người bị viêm khớp có thể dùng dung dịch gừng ngâm giấm nắn bóp tay chân cho bớt nhức mõi. Một công dụng rất đặc biệt khác dành cho các đấng mày râu, gừng ngâm giấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực, tráng dương… vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, mỗi đêm trước khi đi ngủ, cho vài lát gừng, vài thìa dấm vào chậu nước ấm, sau đó ngâm đôi bàn chân vào chừng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.

Tuy nhiên, 7 nhóm người dưới đây tuyệt đối không được ăn gừng hàng ngày:

1. Người cao huyết áp: Đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.

2. Người có bệnh liên quan đến gan: Do có vị nóng nên gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho các tế bào gan bị hoại tử. Bởi, bản chất của những tế bào gan thường bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

3. Người bị sỏi mật: Tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

4. Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai: Gừng được các mẹ bầu yêu thích vì giảm triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

5. Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt: Gừng có tính nhiệt nên khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn. Sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì bạn cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt thì bạn mới được uống nước gừng.

6. Người bị cảm nắng: Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng. Uống nước gừng khi bị cảm nắng, nóng có thể dẫn đến tử vong.

7. Người bệnh dạ dày, tá tràng: Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày.

Comments (0)
Add Comment