Vì nhiều lý do khác nhau, có người tóc bạc xuất hiện quá sớm hoặc quá nhanh, khiến mọi người khó tránh khỏi tâm trạng buồn phiền. Đó là chưa nói đến hiện tượng bạc tóc có thể còn kèm theo các chứng trạng bệnh lý hoặc lão suy khác đang diễn ra âm thầm trong nhân thể.
Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài của thận. Khi thận hư, huyết thiếu thì tóc sớm bạc, khô gãy và dễ rụng. Để phòng chống hiện tượng bạc tóc, Y học cổ truyền sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm mục đích bổ dưỡng tinh huyết, nhu nhuận lông tóc, trong đó có một liệu pháp khá độc đáo là dùng các món ăn – bài thuốc.
Bài 1: Mỗi ngày dùng 50g Đậu đen hầm với xương lợn làm canh ăn. Hoặc Đậu đen 250g, Vừng đen 100g, Bạch quả 30 hạt, Hà thủ ô 150g. Tất cả sao chín, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 30g. Hoặc Đậu đen đồ chín, phơi khô, sao thơm, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6g, nhai kỹ rồi chiêu với nước muối nhạt.
Bài 2: Hà thủ ô chế 300g, Thỏ ty tử 400g, Phá cố chỉ 250g. Các vị sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 30 phút thì dùng được, uống thay trà hàng ngày.
Công dụng: Tư bổ can thận, cường thân kiện thể, dùng cho người bị bạc tóc sớm, kèm theo các triệu chứng đầu choáng mắt hoa, lưng đau, gối mỏi, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, đại tiện lỏng, loãng.
Bài 3: Hà thủ ô chế 12g, Nữ trinh tử 12g, Tang thầm (quả Dâu chín) 12g, Hạn liên thảo (cỏ Nhọ nồi) 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: Dưỡng âm, tư bổ can thận, dùng cho người bị bạc tóc sớm, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, hay đau đầu, chóng mặt, thị lực giảm sút, lưng gối đau mỏi, hay quên, ngủ kém…
Bài 4: Hà thủ ô 20g, Gan lợn 250g, Mộc nhĩ 30g, Cải bắp 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Sắc kỹ Hà thủ ô lấy nước, bỏ bã; Gan lợn rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, rán qua; Cải bắp và Mộc nhĩ rửa sạch, thái chỉ. Cho Gan lợn vào đun với nước sắc Hà thủ ô, cho Cải bắp và Mộc nhĩ vào, tiếp tục đun sôi vài phút là được, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.
Bài 5: Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Thiên môn 30g, Nhân sâm 15g, Sinh địa 60g, Thục địa 30g, Kỷ tử 30g, Hà thủ ô 60g, Ngưu tất 15g, Đương quy 30g. Tất cả sấy khô, thái vụn, đem ngâm với 5000ml rượu trắng, sau 30 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, ích thọ diên niên, dùng cho người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều, kèm theo các triệu chứng như cơ thể suy nhược, da nhợt, chán ăn, mất ngủ, hay hồi hộp, dễ đổ mồ hôi, suy giảm khả năng tình dục…
Bài 6: Kỷ tử 120g, Đương quy 60g, Hà thủ ô 120g, Đẳng sâm 20g, Ngưu tất 90g, Sinh địa 60g, Thỏ ty tử 20g, Thiên môn 60g, Phá cố chỉ 20g, Sơn thù 20g, Mật ong 120g, rượu trắng 3000ml. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn, đem ngâm với rượu, sau 7 – 10 ngày thì dùng được, uống đều đặn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Công dụng: Bổ can thận, dưỡng tinh huyết, dùng cho người bị bạc tóc sớm, kèm theo các triệu chứng lưng đau, gối mỏi, đầu choáng, mắt hoa, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, dương sự suy yếu, răng rụng, tai ù tai điếc.
Bài 7: Hà thủ ô 180g, Ngưu tất 240g, Kỷ tử 120g, Thục địa 60g, Sinh địa 60g, Thiên môn 60g, Mạch môn 60g, Đương quy 60g, Nhân sâm 60g, Nhục quế 30g, Bạch khúc (men rượu) 500g, Gạo nếp 7000g. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn; Bạch khúc tán mịn; Gạo nếp đồ thành xôi rồi trộn đều với bột thuốc và Bạch khúc, cho vào hũ, bịt kín miệng, ủ nơi ấm áp, sau 14 ngày thì bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10 – 30ml.
Công dụng: Bổ can thận, dưỡng khí huyết, tăng tinh, dùng cho người bị bạc tóc sớm, kèm theo các triệu chứng phiền táo mất ngủ, lưng đau, gối mỏi, ăn kém, hay hoa mắt, chóng mặt…
Bài viết mang tính tham khảo!
Theo Cây Thuốc Quý
Dùng một nhánh gừng theo cách này, viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng lâu năm đến mấy cũng khỏi
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng là căn bệnh khá phổ biến về đường hô hấp ở nước ta hiện nay. Mỗi đợt thay đổi thời tiết những người mắc phải bệnh này lại luôn phải khổ sở cũng như phải sống chung với những triệu chứng khó chịu như khó thở, chảy nước mũi, những cơn đau đầu…
Bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng nếu không được phát hiện cũng như được điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bạn hãy kiên trì dùng gừng theo cách sau, viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng lâu năm cũng phải giã từ.
Gừng không chỉ là một gia vị quan trọng trong nấu nướng và chế biến món ăn mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, thuốc tác dụng trực tiếp vào 3 kinh phế, tỳ, vị có tác dụng ôn trung, hành thủy, giải độc. Hầu hết trong các bài thuốc của Đông y vẫn thường thấy có từ 3 – 5 lát gừng sống dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực.
Gừng sống còn có tên gọi khác là sinh khương, nó có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Còn gừng tươi được gọi là can khương, tính nóng sinh hơi khương có tác dụng ấm tì vị, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, trị cảm lạnh, cảm cúm, chống viêm, giảm đau, thông mũi họng.
Gừng được đốt cháy tồn tính còn được gọi là hắc khương có vị đắng và thường được tẩm thêm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Khương bì là vỏ gừng có tác dụng lợi tiểu.
BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG TỪ GỪNG
XÔNG MŨI BẰNG NƯỚC GỪNG
Nguyên liệu: 50g gừng tươi, 500ml nước sạch.
Cách làm:
– Thái mỏng gừng thành từng lát khoảng 2-3mm, cho vào nồi, đổ nước vào và đun lên trong vòng 15 phút. Sau đó, thu lại được một hỗn hợp dung dịch hay còn gọi là nước cốt gừng.
– Đợi cho nước cốt gừng bớt nóng thì lấy khăn thấm đều rồi đắp nhẹ lên mặt, hít thở đều hơi nóng phả ra từ khăn. Hơi nóng từ nước gừng có tác dụng trong việc giảm viêm sưng. Các chất có trong gừng sẽ đánh tan lớp nhầy, làm giảm sự hình thành và tắc nghẽn các chất dịch trong xoang mũi.
Với cách này, người bệnh có thể thực hiện hàng ngày và trong khoảng thời gian dài. Mỗi ngày làm từ 3-5 lần và mỗi lần 1 phút.
Sau khi xông mũi bằng nước cốt gừng thì bạn tiếp tục dùng 1 trong 2 cách sau để loại bỏ hoàn toàn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
ĐẮP GỪNG VÀ NGÓ SEN
Nguyên liệu: Gừng tươi 6g, ngó sen 30g.
Cách làm:
– Giã nát 2 nguyên liệu trên và trộn chung chúng lại với nhau.
– Sau đó đắp từ chân mày lên trán của người bệnh, đắp cẩn thận để không bị dính vào mắt. Để như thế trong vòng 20 phút, sau đó sẽ thấy cơ thế bớt sốt, trán không còn nóng và người bệnh có cảm giác buồn nôn và có mủ từ hốc mũi trào vào khoang miệng để nôn ra ngoài. Cách này còn được dùng để chữa viêm mũi và viêm mũi dị ứng.
Kiên trì xông mũi bằng nước gừng và rồi dùng gừng, ngó sen đắp liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 2 lần, sau đó cách ngày đắp 1 lần thì triệu chứng viêm xoang nặng cỡ nào cũng khỏi hẳn.
NHỎ MŨI BẰNG NƯỚC GỪNG, HÀNH KHÔ
Chuẩn bị vài củ gừng tươi cùng với một lượng hành khô tỉ lệ 1:1, đem giã lấy nước. Sau đó trộn chúng đều với nhau để nhỏ mũi.
Nhỏ vị thuốc đó theo đúng lịch mỗi ngày khoảng 3 đến 5 lần liên tục trong khoảng 2 đến 3 tuần. Chỉ cần làm đúng theo chỉ dẫn, rất đơn giản vậy thôi nhưng bài thuốc này được đánh giá là rất hiệu quả.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CHỐNG CHỈ ĐỊNH VỚI BÀI THUỐC TRÊN
– Phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, có tiền sử bệnh tim hay người hay ra mồ hôi thì không được sử dụng sử dụng các bài thuốc từ gừng thường xuyên.
– Không dùng gừng cho người trong tình trạng trước và sau khi phẫu thuật, người bị cảm nắng, hay người đang chảy máu (máu cam, máu răng, nôn ra máu, tiểu ra máu…).
Lưu ý thêm, các bài thuốc về gừng thì nên sử dụng gừng già khi đã có xơ và để cả vỏ thì mới phát huy hết công hiệu của nó.