Kỷ tử thường được phơi khô để dễ bảo quản. Tuy nhiên phải thường xuyên kiểm tra và bỏ ra ánh nắng mặt trời để phơi lại, nếu không một thời gian dài sẽ bị hư hỏng.
1. Công dụng của kỷ tử
Chống rụng tóc, làm mọc tóc
Tóc rụng có liên quan chặt chẽ tới chức năng của thận, sự lưu thông máu và sức khoẻ của cơ thể. Khi sử dụng kỷ tử, sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động của thận, từ đó tăng cường tuần hoàn máu, giúp giảm rụng tóc và làm mọc tóc.
Nâng cao thị lực
Kỷ tử chứa chất B-carotene có có thể được biến đổi thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A sau đó có thể sản sinh ra retinol, qua đó tăng cường khả năng thị lực, ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng.
Theo nghiên cứu trên cơ thể chuột, kỷ tử có thể làm tăng nồng độ hormone sinh dục trong huyết thanh của chuột, giúp cải thiện và phát triển tinh hoàn, từ đó bảo vệ và tăng cường chức năng của hệ sinh sản.
2. Phương pháp đơn giản điều trị tóc bạc rụng tóc bằng kỷ tử
Kỷ tử + Nước ấm
Sử dụng kỷ tử ngâm với nước ấm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mỗi ngày không nên sử dụng quá 20g kỷ tử. Nên uống vào tầm 4,5h chiều, sẽ hấp thụ tốt hơn.
Nhiều người lo lắng kỷ tử được chế biến và bảo quản không đảm bảo, vậy bạn có thể rửa qua với nước trước khi sử dụng.
Kỷ tử + Hoa cúc (trà kỷ tử hoa cúc)
Sử dụng một lượng hoa cúc vừa phải cùng 10 quả kỷ tử pha trộn vào ấm trà, cho nước nóng, uống sau 10 phút. Kỷ tử có vai trò bổ khí và nuôi dưỡng mạch máu, kết hợp cùng hoa cúc, sẽ giúp điều trị chứng bạc tóc, rụng tóc, tăng cường sức khỏe.
Để ngâm trà hoa cúc kỷ tử, tốt nhất là nên sử dụng ly thủy tinh trong suốt, rồi cho nguyên liệu vào cốc, sau đó thêm nước nóng.
Kỷ tử + gạo
Dùng 15 gram kỷ tử, 50 gram gạo. Kỷ tử, gạo rửa sạch, nấu thành cháo trong nồi đất, sau đó ăn nóng. Tác dụng rất tốt trong việc ngăn rụng tóc.
Gừng + kỷ tử
Dùng gừng và kỷ tử ngâm với nước nóng. Sau đó dùng nước này gội lên tóc, để tóc khô tự nhiên, 1 giờ sau rửa sạch. Sử dụng hàng ngày, sau 1 tháng hoặc lâu hơn có thể thấy hiệu quả chống rụng tóc rất rõ rệt.