Không ngờ loại lá “bỏ đi” này lại có nhiều công dụng bất ngờ đến thế

Thông thường, chúng ta hay dùng lá dứa để làm tăng hương vị cho món ăn. Song, ít ai biết rằng loại lá này còn có tác dụng to lớn đối với sức khỏe.

Đa số chúng ta đều biết đến lá dứa tươi nhờ công dụng làm gia vị chế biến các món ăn như xôi, chè. thạch rau câu, đậu nành, bánh, kẹo… Nhưng ít ai biết rằng từ xa xưa, các lương y đã sử dụng lá dứa như một loại thuốc để điều trị bệnh và loại lá tưởng chỉ mang lại hương liệu trong ẩm thực lại có những lợi ích hữu hiệu trong y học cổ truyền. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của lá dứa.

Lá dứa có thể chữa được nhiều bệnh

Điều trị cho những người thần kinh yếu

Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 3 lá dứa. Nhớ chọn lá còn xanh tươi, rồi đem rửa sạch, cắt nhỏ, nấu cùng 3 chén nước, đun cho đến khi còn lại 2 chén, rồi uống 2 lần sáng, chiều đều đặn sẽ có tác dụng bồi bổ thần kinh.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Bên cạnh điều trị bệnh thần kinh yếu, lá dứa đun sôi với nước cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về huyết áp. Chỉ với 2 cốc mỗi ngày là đủ để đối phó với căn bệnh này.

Điều trị đau nhức khớp và bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp không chừa một ai, ngày nay với người trẻ và thanh niên cũng có thể mắc bệnh này. Dùng lá dứa như một bài thuốc để trị bệnh thấp khớp dễ dàng mà hiệu quả. Bạn hãy lấy 3 lá dứa cùng một chén dầu dừa trộn với một ít dầu bạch đàn, sau đó dùng để xoa bóp.

Lá dứa còn có thể trị gàu hiệu quả.

Loại bỏ cảm giác lo lắng

Nếu bạn là người hay lo lắng, căng thẳng, hãy dùng nước sắc của lá dứa dại với liều 2 lá dứa to sắc với một ly nước. Lá dứa hiệu quả trong việc làm dịu căng thẳng từ các chất tannin.

Tăng cảm giác ngon miệng

Những người gầy gò do biếng ăn và một số người ăn không có cảm giác ngon miệng muốn khắc phục vấn đề này thì lá dứa có thể là một giải pháp. Đun sôi 2 miếng lá dứa rồi uống trước khi ăn 30 phút thường xuyên có thể giúp bạn tăng sự thèm ăn.

Giải quyết gàu

Từ quan điểm về cái đẹp, lá dứa rất hữu ích để khắc phục những vấn đề về tóc. Dùng 7-10 lá dứa, rửa sạch, cho vào cối giã hoặc máy xay. Thêm vào ½ chén nước lọc, khuấy đều rồi cho vào miêng vải mỏng vắt lấy nước.

Lấy phần nước này thoa lên da đầu. Cách khoảng 45 phút thì thoa lên da đầu một lần nữa rồi gội đầu lại bằng nước sạch. Làm như vậy mỗi ngày, gàu sẽ mau chóng biến mất.

*****

Ôi trời, không ai ngờ được thứ quả dân dã, rẻ tiền, bổ “từ gốc đến ngọn” này lại đang bị người Việt bỏ phí rất nhiều

Quá quen thuộc, đây là loại quả quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chúng.

Loại quả quen thuộc của làng quên Việt Nam

Khế là một loại cây phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Quả khế có thể được dùng để ăn quả và nấu canh chua, ăn kèm rau sống… Hiện nay, nhiều người cũng trồng khế trong chậu để làm cảnh.

Quả khế vị chua và ngọt, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra, trong múi khế còn chứa hàm lượng acid oxalic là 1% cùng các yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K, A, C, B1, B2 và P.

Hầu hết các bộ phận của cây khế đều được sử dụng làm thuốc: Rễ khế có vị chua, có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá cây có vị chua dịu, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Người ta cũng sử dụng lá khế để chữa viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, mụn nhọt, cải thiện tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ nhỏ rất hiệu quả…

Quả Khế

1. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại quả quen thuộc này:

Chữa cảm, viêm họng, kháng khuẩn

Từ lâu, quả khế đã được dùng rộng rãi trên thế giới để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczema. Lá cây khế cũng được dùng để trị viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, ung nhọt, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ em rất tốt.

Quả khế chứa một tác nhân kháng khuẩn có thể “chiến đấu” với các loại khuẩn như microbial bacillus cereus, e.coli, salmonella typhus…

Giảm cân

Mỗi quả khế trung bình chỉ chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoids, do đó khế là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, lại có làn da đẹp mịn màng trẻ trung, tránh táo bón.

Tốt cho tim mạch

Khế còn chứa các vitamin A, B5 giúp quá trình trao đổi chất hoạt động trơn tru và suôn sẻ hơn. Ngoài ra, khế còn là nguồn vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, làm giảm lượng cholesterol.

Tốt cho bà bầu và bà đẻ

Các bà bầu nên ăn khế thường xuyên để giải nhiệt, trị táo bón, lại vừa có thể giúp bổ sung các vitamin tốt cho cơ thể. Quả khế còn được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú vì khế giúp kích thích sữa về nhiều hơn.

2. Một số bài thuốc thường dùng từ khế

– Chữa cảm cúm, đau nhức cơ thể, hắt hơi, sổ mũi, ho: Khế nướng 3 quả, vắt lấy nước cốt, sau đó hòa với 50ml rượu trắng để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.

– Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc lấy nước uống sẽ phòng chống hậu sản sau sinh.

– Chữa nước ăn chân: Lấy 1-2 quả khế chín, làm nóng rồi áp khế vào khu vực nước ăn chân.

– Chữa bí tiểu, đái dắt, đái buốt: Khế chua 7 quả, lấy 1/3 phía gần cuống, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml và uống lúc còn ấm. Hoặc bạn có thể chữa bí tiểu bằng cách dùng ngoài: Lấy một quả khế, một củ tỏi giã nhuyễn, đắp vào rốn, dùng liên tục 3-5 ngày.

Hoa khế

– Cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn. Bạn cũng có thể dùng 100g lá khế tươi, lá chanh tươi 20-40g. Rửa sạch, giã nát, sau đó vắt lấy nước để uống hai lần trước bữa ăn.

– Chữa lở loét, mề đay: Lá khế 20g, đem rửa sạch, đem vào nồi nấu nước uống. Có thể kết hợp với lá thanh hao, lá long não nấu lên làm nước tắm hàng ngày. Lá khế đem giã lấy nước cốt, đem đắp lên vết thương.

– Chữa mẩn ngứa: Lá khế tươi giã nát, bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp uống nước sắc vỏ núc nác.

– Viêm họng cấp: Lá khế tươi 80-100g, thêm muối, đem giã nát, vắt lấy nước cốt, chia làm 2-3 lần để ngậm và nuốt dần. Làm liên tục 3-5 ngày.

– Chữa cảm nắng: Lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 40g. Tất cả đem rửa sạch, giã nát lấy nước uống, bã thì đem đắp vào thái dương, gan bàn chân sẽ giúp thuyên giảm bệnh nhanh chóng.

– Phòng chống sốt xuất huyết: Lá khế 16g, đem sắc với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa – mỗi loại 12g lấy nước uống hàng ngày trong thời gian có dịch sốt xuất huyết.

– Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế 8-12g, đem sao với nước gừng, cam thảo nam 12g, tía tô 8-10g, kinh giới 8-10g. Đem nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, đem chia uống 2 lần trong ngày.

– Chữa sốt cao lên cơn co giật ở trẻ em: Hoa khế, kim ngân hoa, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi loại 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. Cho vào sắc đặc, uống nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Khế chứa caramboxin và hàm lượng axit oxalic cao. Những chất này có thể gây hại cho những người bị suy thận, sỏi thận hoặc những người đang điều trị chạy thận. Những người bị suy thận khi ăn khế có thể bị nấc, nôn, buồn nôn… Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế cùng những thực phẩm giàu axit oxalic như me, chanh vì chúng có thể cản trợ sự hấp thụ của canxi, giúp trẻ cao lớn.

Theo Feedy

Comments (0)
Add Comment