Không cần dùng thuốc, giun trong bụng sẽ “KHÔNG CÁNH MÀ BAY” nhờ uống ly nước này

Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm các loại giun như giun đũa, giun móc, giun kim vì bản tính hiếu động, hay bò lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay hoặc hay nhặt các thức ăn dưới sàn nhà cho vào mồm.

Giun ký sinh làm cơ thể kém hấp thu dưỡng chất, thiếu hụt vitamin A, giảm cảm giác ngon miệng, do đó giảm lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể dẫn đến thiếu máu, protein. Nhiễm giun sẽ tác động đáng kể đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.

Trẻ em bị nhiễm giun thường bị đau bụng, giảm hấp thu dinh dưỡng, khả năng phát triển trí tuệ và thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng

DẤU HIỆU TRẺ BỊ NHIỄM GIUN SÁN

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị nhiễm giun qua một số dấu hiệu:

– Trẻ ăn uống kém, hoặc ăn được nhưng không tăng cân.

– Trẻ bị đau bụng, nếu nhiễm giun đũa thì thường đau bụng quanh rốn, đi đại tiện ra giun. Nếu nhiễm giun móc thì thường có cảm giác đau âm ỉ quanh rốn, đau vùng thượng vị, đau cả lúc no, lúc đói.

– Một số trẻ có biểu hiện đi tướt, đi ngoài phân đen, đi ngoài nhiều lần, phân có ít nhầy hoặc lẫn máu. Khi quá nhiều giun có thể nôn hoặc đi ngoài ra giun.

Trẻ hay bò lê la và cho tay, đồ chơi vào mồm nên rất dễ bị nhiễm giun, đặc biệt là giun kim

– Trẻ nhiễm giun bị thiếu máu nên da dẻ sẽ xanh xao.

– Trẻ khó ngủ, trằn trọc, hay nằm sấp, kém tập trung.

– Nếu nhiễm giun kim trẻ sẽ bị ngứa hậu môn, gãi hậu môn do ngứa trong lúc ngủ.

Nếu không phát hiện và tẩy giun cho bé kịp thời, hậu quả để lại cho sức khỏe của bé rất trầm trọng. Giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật, chui vào mạch máu, qua gan, phổi, mắt… Sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ vì thế mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

TẨY GIUN CHO TRẺ AN TOÀN, HIỆU QUẢ MÀ KHÔNG DÙNG THUỐC

Hiện nay có nhiều loại thuốc hiệu nghiệm trị giun sán, tuy nhiên những loại thuốc này chỉ áp dụng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Vậy với trẻ dưới 2 tuổi, hay trẻ trên 2 tuổi sợ phải uống thuốc tẩy giun thì làm thế nào?

Nước hạt bí ngô sẽ là cứu tinh trong những trường hợp như thế này, không cần dùng thuốc mà tẩy giun nhanh chóng, an toàn cho bé.

Dùng bí ngô để tẩy giun cho trẻ vừa an toàn lại hiệu quả cao

Cách làm như sau:

– Làm sạch 30g hạt bí ngô sống rồi cho vào máy xay nhuyễn (không bỏ vỏ).

– Cho hỗn hợp này vào nồi nước đun nhỏ lửa trong khoảng 2 tiếng rồi lọc lấy nước, bỏ bã.

– Lấy nước này cho trẻ uống trước khi ăn sáng 20-30 phút.

Cho trẻ uống nước hạt bí ngô liên tục trong 7 ngày, giun sẽ được tẩy sạch ra ngoài.

Cách tẩy giun này có thể áp dụng cho người lớn, phụ nữ có thai và trẻ em theo liều lượng: Người lớn 100g hạt bí ngô, trẻ em dưới 5 tuổi dùng 30g hạt bí, trẻ từ 5-7 tuổi dùng 50g hạt bí, trẻ từ 7-10 tuổi thì dùng 75g hạt bí.

*****

Nếu bị 1 trong 10 bệnh này, trước khi đi mua thuốc thì hãy dùng 1 nắm ngò gai đã nhé

Chỉ với vài nhánh ngò gai trồng tại nhà, bạn có thể tạo ra một tủ thuốc tự nhiên cho gia đình để phòng và trị khá nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như sỏi thận, giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm…

Rau ngò gai, còn có tên gọi là rau mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu. Tên khoa học của ngò gai là Eryngium foetidum L., cây mọc hoang, phổ biến ở nơi ẩm vùng đồi núi và cũng được trồng nhiều làm rau gia vị.

Nghiên cứu hiện đại phát hiện ra toàn thân ngò gai chứa rất nhiều hoạt chất hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là loại vitamin, chất khoáng và hàng chục loại tinh dầu. Chiết xuất tinh dầu ngò gai được dùng nhiều trong các liệu pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên như mát-xa, dưỡng da, kháng khuẩn, hỗ trợ hô hấp và thư giãn…

Theo Y học cổ truyền rau ngò gai có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiêm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau. Từ xưa đến nay, ngò gai vẫn được dùng như một vị thuốc để phòng và trị các bệnh thông thường trong dân gian.

Bài thuốc chữa bệnh từ rau ngò gai

Ảnh minh họa

Trị hôi miệng

Lấy một nắm rau ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.

Trị đầy hơi, ăn không tiêu

Dùng 50g lá ngò gai, rửa sạch, thái dài khoảng 3 – 4cm. Gừng tươi: 10g đập dập. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng.

Trị cảm cúm

Dùng 40g ngò gai, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần, mỗi thứ 20g. Tất cả thái nhỏ, riêng gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.

Trị ban sởi

Ngò gai 9g, bạc hà 3g, xác ve sầu (thuyền thoái) 3g. Sắc nước uống.

Trị sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh

Lấy 20g ngò gai rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.

Ảnh minh họa

Trị chướng khí, thở mệt

Lấy ngò gai tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 – 40g với hai bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm hai lần.

Long đờm

Ngò gai giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô hấp.

Trị đau bụng, tiêu chảy

20g lá ngò gai; củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày.

Ảnh minh họa

Trị rối loạn tiêu hóa

1 – 2 muỗng dịch nước ép từ rau ngò gai là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết.

Trị đái dầm ở trẻ nhỏ

Lấy ngò gai, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5 – 10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.

Ngoài ra một số người còn sử dụng ngò gai hơ qua lửa cho héo, sắc với nước rồi uống như một phương thuốc trị sỏi thận.

Đình Vũ tổng hợp

Comments (0)
Add Comment