Em thấy một số mẹ tuyên bố “cạch mặt” các bài thuốc dân gian, phần vì dùng nhiều mà không thấy tác dụng, phần vì gặp một vài “tai nạn” trong quá trình sử dụng nên “tởn”. Tuy nhiên, theo em như vậy có phần phiến diện quá ạ!
Bản thân em cũng là một bà mẹ trẻ, cũng đọc nhiều, đi nhiều và chẳng mấy tin vào những quan niệm cổ hủ, lạc hậu để áp dụng nó trong cách nuôi con của mình. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần để bản năng làm mẹ kiểm soát, em tin rằng không phải tất cả nhưng một số bài thuốc dân gian thực sự có tác dụng nếu không nói là hiệu nghiệm. Nếu các mẹ không tin, hãy xem em làm chuột bạch thế nào nhé!
Hồi có bầu được 8 tuần, do không biết mình mang thai nên em cứ chạy xấp, chạy ngửa lo công việc của cửa hàng. Kết quả là bị động thai, chảy máu. Vì lúc ấy em mang bầu con trai đầu, lại là cháu đích tôn của cả nhà nên chồng em phải rước mẹ chồng từ quê lên chăm. Khi lên, bà mang theo rất nhiều món cây nhà, lá vườn. Trong đó, có cả một bịch cỏ.
Nhìn ra mới thấy, loại cỏ này ngày trước em và lũ bạn vẫn thường bứt, cho vắt lên dây chun và chơi chọi gà. Nghe má nói lấy cỏ này sắc nước uống, tưởng má nói chơi. Hóa ra, hôm sau má làm thật. Má bảo đây là cỏ mần trầu. Chỉ cần em chăm chỉ uống ngày 2 lần, sáng và tối thì ít hôm nữa sẽ hết động thai mà chứng ốm nghén cũng khỏi luôn!
Ban đầu cũng hơi ngại uống thật vì từ trước giờ chỉ nghĩ cỏ này để chơi cho vui thôi. Nhưng vì má chồng đứng kè kè một bên nên chẳng dám bỏ. Cũng may, vị của nó dễ uống vì ngọt ngọt và pha chút đắng đắng.
Sau 5 ngày uống liên tục thứ nước này, chồng đưa em khi tái khám lại, đến cả bác sĩ cũng phải trố mắt ngạc nhiên.
Từ sau lần ấy, em bắt đầu có thiện cảm hơn với cỏ mần trầu này nhưng cũng không nghĩ nó lại có nhiều lợi ích hơn thế.
Lúc em sắp sinh, má chồng lên thăm cũng đùm đề quà quê và không quên gói cho em một bịch cỏ mần trầu, dặn dò:
– Nếu con con bị vàng da trúng ngày trời không có nắng, lấy cỏ này tắm cho con thường xuyên sẽ khỏi ngay. Còn không, có thể dùng nó tắm hàng ngày cho thằng bé để sau này có mũi chích hay con gì cắn sẽ không bị ghẻ lở, da dẻ cũng mát mẻ.
Nhớ lời má dặn, sau sinh em cũng nhờ mẹ ruột làm thử xem sao.
Con em, tuy thằng bé không bị vàng da nhưng em cũng lấy cỏ này nấu nước tắm cho con thường xuyên. Như mấy đứa trẻ khác, mỗi lần bị con gì cắn thì nổi sưng đỏ, lở loét và để lại sẹo thâm chứ con em thì không. Đã vậy em cũng chưa thấy con nổi đợt rôm nào dù thằng bé đến nay cũng đã hơn 3 tuổi.
Qua rất nhiều lần sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, em cũng rất tò mò về loại cỏ “thần sầu” này nên mày mò tìm hiểu thêm. Dưới đây là những gì em biết về loại cỏ này cũng như các bài thuốc quý cho bà bầu lẫn trẻ nhỏ. Các mẹ có thể nghiệm xem nhé!
Nhận diện cỏ mần trầu
Tên gọi thông thường nhất là cỏ mần trầu. Nhưng một số vùng quê khác còn gọi nó là cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu hay cỏ dáng. Cỏ này mọc nhiều ở ven đường, ven bờ ruộng hoặc các bãi đất hoang. Rễ của cỏ rất chắc, khỏe và thân cao tầm ngang đầu gối (15-90cm). Mỗi cây cỏ đều có bông, tẻ ngón từ 5-7 nhánh, tủa đều theo vòng tròn. Tất cả bộ phận của cỏ từ rễ đến thân, hoa, quả đều có thể dùng làm thuốc.
Ở đây, em xin chia sẻ với các mẹ các bài thuốc cho bà bầu và trẻ nhỏ mà em đã sưu tầm được từ các nguồn tài liệu y học khác nhau:
Dành cho bà bầu
– Trị chứng cao huyết áp thai kỳ: Lấy cả cây, gồm rễ. Sau khi rửa sạch, thái nhỏ và cân đúng 50g. Lấy phần cỏ này đi giã nát và hòa với một bát nước sôi. Cuối cùng, vắt lấy nước trong để uống ngày 2 ngày. Vì cỏ đã có vị ngọt tự nhiên nên không cần thêm đường. Nhưng nếu thấy quá khó uống, có thể thêm chút xíu đường.
– Trị động thai, táo bón, lo âu, nôn nghén, đau đầu hoặc tức ngực: Phơi cỏ mần trầu khô, ngày lấy 12 – 16g nấu với 500ml nước, còn lại 300ml và uống ngày 2-3 lần.
– An thai: 8g cỏ mần trầu, 8g cỏ tranh, vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và ít vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.
Ngoài ra, để chống rụng tóc như mưa sau sinh và chữa bệnh sa tử cung, người ta cũng dùng đến cỏ mần trầu.
Dành cho các con
– Trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy, nổi ban đỏ, tưa lưỡi: Lấy khoảng 120g cỏ mần trầu tươi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cho trẻ uống. Nếu là cỏ khô, lấy 20g sắc với 400ml nước, còn 100ml và chia uống ngày 2 lần.
– Trị trẻ bị viêm da, vàng da: Lấy 60g cỏ mần trầu sắc lấy nước cho bé uống hoặc lấy nước tắm. Để tăng công hiệu, có thể tìm cây tổ kén đực (1 loài cây dó) khoảng 30g để sắc nước cùng.
– Trị trẻ bị sốt cao co giật: Lấy 120g cỏ mần trầu sắc với 500ml nước, còn lại 300ml. Sau đó thêm ít muối và cho bé uống liên tục trong vòng 12 tiếng đầu.
– Trị bé bị cảm, nóng sốt: Lấy 16g cho mỗi loại gồm cỏ mần trầu và cỏ tranh để sắc lấy nước cho bé uống.
Phòng ngừa viêm màng não truyền nhiễm: Mỗi ngày sắc khoảng 30g cỏ mần trầu và cho bé uống liên tiếp trong 3 ngày vào thời điểm dịch viêm màng não xuất hiện. Sau đó, cách 10 ngày lại cho bé uống với liều lượng tương tự.
– Trẻ đái dầm: Lấy 20g cỏ mần trầu, 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 10g cỏ sữa lá nhỏ đem rửa sạch và sắc cho bé uống sau bữa ăn chiều.
– Trị độc trong, ghẻ lở, mẩn ngứa: Lấy 50g mần trầu tươi giã lấy nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần.
– Trị viêm gan vàng da: Trẻ có dấu hiệu vàng da do viêm gan, lấy 50g cỏ mần trầu tươi, 20g rễ tổ kiến đực sắc lấy nước uống ngày 3 lần.
– Trị bong gân: Bé vui chơi, chạy nhảy bị té ngã, bong gân, lấy cỏ mần trầu giã nhỏ và đắp trực tiếp lên chỗ bị bong gân. Sau đó dùng vải sạch quấn lại. Sau khoảng 3 ngày trị, trẻ sẽ khỏi.
P/S: Các mẹ ơi, đây là bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, nên mọi người muốn áp dụng thì tốt nhất phải đi khám cẩn thận, các mẹ nhé. Luôn hỏi ý bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc vì cơ địa mõi người mỗi khác và biểu hiện bệnh cũng như tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau.
Chúc cả nhà mình 9 tháng 10 ngày bình an, vượt cạn suôn sẻ và nuôi con mau ăn chóng lớn nhé!
Đắp lá trầu không lên chỗ này, chỉ 1 lần là trẻ hết KHÓC ĐÊM, ngủ liền một mạch tới sáng nên mẹ nhàn tênh
Nói thật với các chị, nuôi con thời buổi này dù có hiện đại tới đâu cũng đừng bỏ qua “kinh nghiệm” của các cụ ngày xưa mà phí hoài, làm khổ cả mẹ lẫn bé. Bản thân em chính là một nhân chứng sống đây! Em cũng từng nghĩ mấy quan niệm của người lớn là “cổ hủ”, không phù hợp nên toàn bỏ ngoài tai. Thế mà lúc con em được 2 tháng, bé quấy khóc suốt ngày, em dỗ dành, mát xa, mua sắm đồ chơi các kiểu cũng không ăn thua, cuối cùng chỉ nhờ 1 “chiêu” của bà nội bé mà “đâu lại vào đấy”, con hết khóc đêm lại ăn ngoan hơn nên em cũng mừng thầm trong bụng, nể phục mẹ chồng “sát đất” luôn.
Em hỏi thì thấy bà bảo đây là cách mà các cụ nuôi con ngày xưa vẫn làm. Tất cả chỉ một cái lá trầu không thôi các chị ạ. Vừa dễ mà lại hiệu quả thần kì nên em mách cho các mẹ cùng biết nhé!
Theo kinh nghiệm dân gian, trẻ ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc là thuộc dạng “tỳ vị hư hàn”, tức là lá lách, dạ dày bị yếu, sinh ra chứng lạnh bụng, ăn không tiêu, gây cảm giác bức bối khó chịu. Muôn khắc phục thì dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm vừa đủ (không nên nóng quá sẽ gây bỏng) rồi ấp vào rốn bé. Sau đó, bế con vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, khắc phục tình trạng “hư hàn” nói trên.
Các mẹ có thể áp dụng cách này ngay sau khi tắm cho con hoặc chính vào thời điểm con đang quấy khóc, chỉ một lát sau là bé sẽ bớt khóc, ngoan trở lại và ngủ ngon cho mà xem.
Ngoài ra, mẹ còn có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp vào mông, đùi, tay, chân. Cách này cũng có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm, ăn ngủ không ngon.
Giúp bé hết nấc cụt
Trẻ sơ sinh rất hay bị nấc. Nếu muốn đối phó với tình huống này, mẹ có thể hơ lá trầu không cho ấm, đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho em bé ti mẹ. Bé sẽ hết nấc và ngủ ngon hơn.
Chữa táo bón cho trẻ
Táo bón là nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ nuôi con nhỏ. Lá trầu không sẽ lại cứu cánh cho mẹ trong trường hợp này. Rất đơn giản, mẹ chỉ cần làm “một viên đạn” bằng lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu (hay mật ong) rồi đút vào hậu môn của con, sẽ kích thích trực tràng co bóp, chữa khỏi táo bón.
Khử trùng, chữa hăm cho bé
Trong lá trầu không có chứa chất poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm. Hãy lấy nước này để rửa các khu vực hăm của bé nhé!
Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu
Dùng lá trầu không hơ nóng (đừng nóng quá) và vuốt bụng cho bé, vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới, sẽ hiệu quả bất ngờ trong việc thúc đẩy tiêu hóa, giúp con ăn ngon và chóng lớn hơn.
Trị ho cho trẻ
Trẻ (6 tháng trở lên) bị ho cũng có thể dùng lá trầu không để chữa bệnh. Rửa sạch lá trầu, giã nhuyễn, sau đó cho nước ấm vào ngoáy đều rồi lọc lấy nước cốt. Hàng ngày lấy ra cho bé uống 5-10ml/1 lần, ngày 2 lần. Khoảng 3-5 ngày sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.
=>Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu, chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol (đồng phân của eugenol và chavicol) kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm, các nguyên sinh động vật. Đó chính là lí do tại sao mà lá trầu lại được gọi là phương thuốc thần kì đối với con người như vậy!