1. Sức đề kháng bị giảm
Nếu thường xuyên phải thức khuya, sẽ khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng cơ thể sẽ giảm, dễ cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng…
2. Lão hóa nhanh
Ngủ không đủ giấc sẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu. Ban đêm chính là lúc da tái tạo lại tế bào nhanh hơn so với ban ngày. Tế bào da tái tạo với tốc độ nhanh gấp đôi trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 4 giờ sáng, collagen được sản sinh nhanh chóng và các chất có hại cũng bị tiêu diệt, tế bào bị tổn thương cũng được phục hồi nhanh chóng…
Đó là lý do vì sao cần phải ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày.
3. Béo phì
Những người thức khuya thường hay ăn đêm. Đây cũng là điều khiến người ta lo ngại, bởi vì thường xuyên ăn vào ban đêm sẽ dễ bị ung thư dạ dày. Sức sống của các tế bào trên niêm mạc dạ dày không dài, bình quân khoảng 2-3 ngày tái tạo một lần. Quá trình này thường diễn ra vào ban đêm khi đường tiêu hóa được nghỉ ngơi.
Thường xuyên ăn vào ban đêm, sẽ khiến cho đường tiêu hóa phải làm việc liên tục, nên việc tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày không thể diễn ra một cách thuận lợi. Hơn nữa, trong khi ngủ, những thức ăn ứ lại ở dạ dày trong thời gian dài sẽ khiến cho dung dịch dạ dày tiết ra nhiều, làm kích thích niêm mạc, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Thói quen ăn đêm, không những gây khó ngủ, mà sáng hôm sau ăn cũng không ngon miệng. Cứ như vậy lâu dần sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và dẫn tới tình trạng béo phì.
4. Rối loạn nội tiết
Các chuyên gia của trường Đại học Harvard Medical School và Bệnh viện phụ sản ở Boston cho rằng, những người phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường.
Tỷ lệ mắc ung thư cao của phụ nữ trong trường hợp này như u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú… có liên quan chặt chẽ đến mất cân bằng estrogen và progesterone. Rối loạn này sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn chức năng nội tiết, do đó ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, thì tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra. Tình trạng này kéo dãi sẽ khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể phụ nữ thay đổi, gây rối loạn nhịp điệu cuộc sống.
Để phòng ngừa rối loạn nội tiết, các bạn nữ không nên thức khuya kéo dài. Đừng quá gắng sức để làm việc. Nếu phải thức đêm thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh, nội tiết trở lại bình thường, tác dụng phụ lên cơ thể cũng được giảm nhẹ.
Ngoài ra bạn gái cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, tập thể dục hàng ngày; Sắp xếp công việc khoa học, tránh mệt mỏi, stress. Đồng thời, chị em phụ nữ cũng nên duy trì thời gian kiểm tra mức độ hormone 3 – 6 tháng một lần để xác định các vấn đề sớm.
5. Ảnh hưởng đến thính giác
Thiếu ngủ sẽ khiến cho mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác. Như vậy, nếu thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến bị điếc tai.
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, phòng bệnh phụ khoa, chị em nên bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần.
6. Bệnh về “núi đôi”
Hiệp hội ung thư Đan Mạch mới đây khuyến cáo, phụ nữ thường xuyên làm việc về đêm sẽ phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Đây chính là nguyên nhân làm hủy hoại một loại hormone có chức năng ức chế khối u, đặc biệt khối u ở vú, do đó, những bạn này có nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến vú cao hơn những bạn khác.
Những bệnh ở tuyến vú mà các bạn gái có thể gặp là tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú và ung thư vú… Để phòng bệnh ở tuyến vú, tốt nhất các bạn gái nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.
Ngoài ra, việc tự kiểm tra “đôi bồng đào” của mình theo định kì cũng có thể giúp phát hiện sớm những khác biệt ở ngực. Các bạn gái nên chọn một thời điểm nhất định trong tháng để tiến hành kiểm tra, tốt nhất nên kiểm tra sau khi hết kinh nguyệt được vài ngày vì ở thời điểm này, ngực mềm nhất, dễ sờ nắn và phát hiện bất thường nhất.
7. Viêm nhiễm “vùng kín”
Thức đêm nhiều làm cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, sức đề kháng giảm, dẫn đến môi trường trong âm đạo bị khô nên sẽ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Các loại bệnh viêm nhiễm dễ gặp là: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ. Khi bị mắc các loại bệnh này, nữ giới sẽ thấy khí hư ra nhiều, vùng kín bị ẩm ướt, khó chịu, sắc tố da kém.v.v. gây khó chịu trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
Khi bị viêm nhiễm phụ khoa người bệnh nên có chế độ ăn nhạt, sinh hoạt điều độ, giữ gìn vệ sinh thường xuyên dùng nước sạch, ấm để rửa vùng kín. Những người bị viêm nhiễm nặng cần đến bác sỹ ngay để được khám và chữa trị kịp thời, không nên tự điều trị.
8. U xơ cổ tử cung
Quan niệm về thời gian, cuộc sống và cách làm việc không có quy luật, nhiều người thường có quan niệm, khi màn đêm buông xuống, trong không gian yên tĩnh họ mới có thể tập trung vào công việc, tình trạng này kéo dài sẽ là một mối nguy hại lớn. Cùng với việc giảm béo bừa bãi, khiến quá trình bài tiết hoóc-môn trong cơ thể bị rối loạn. Đó chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chứng u xơ cổ tử cung.
Nếu phát hiện những dấu hiệu như: Kỳ kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện … bạn cần đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, phòng bệnh phụ khoa, các bạn gái nên bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần.
Nguồn: Tổng hợp