Dấu hiệu ở chân “tố” bạn đã mắc mỡ máu cao

Khi lượng mỡ máu cao sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, máu không lưu thông được tới chân. Từ đó nó sẽ biểu hiện rõ nét nhất ở đôi chân của bạn.

Nguyên nhân gây mỡ máu cao

Giới tính, tuổi tác

Hàm lượng Estrogen có ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất béo từ đó có ảnh hưởng không nhỏ đến mạch máu.

Theo nghiên cứu thì những phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có hàm lượng triglyceride và cholesterol xấu trong máu cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.

Bên cạnh đó nam giới ở độ tuổi từ 30 trở lên cũng có tỷ lệ mắc mỡ máu cao do chế độ ăn uống sinh hoạt tiêu thụ nhiều rượu bia, thuốc lá và đồ nhậu nhiều dầu mỡ.

Người béo phì

Lượng chất béo dư thừa khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao, việc mắc mỡ máu cao với những người thừa cân, béo phì như là một điều hiển nhiên.

Stress

Căng thẳng, stress, áp lực công việc nặng nề người ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là các chất béo, chất kích thích.

Kết hợp với sự căng thẳng sẽ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao dẫn đến mỡ máu cao.

Ngoài ra việc ít vận động cũng là một nguyên nhân có thể dẫn tới mỡ máu cao.

Biểu hiện ở chân chứng tỏ bạn đã mắc mỡ máu cao

Chân đau, tê bì

Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi.

Chuột rút ban đêm

Mỡ máu cao sẽ làm tắc nghẽn, xơ cứng động mạch, đặc biệt vào ban đêm khi bạn ngủ các hoạt động của cơ thể giảm dần đi và khiến cơ chi dưới bị chuột rút.

Nếu người bệnh ngồi dậy và lay lay, lắc lư chân thì sẽ dễ chịu hơn.

Ảnh minh họa

Da và móng tay biến đổi

Lượng máu không lưu thông đủ đến phần chân sẽ làm xuất hiện động thời sự thay đổi của màu da và móng chân.

Vùng da phần chân của bạn sẽ sáng và căng lên, móng chân dày và mọc chậm. Bên cạnh đó lông cũng sẽ bị rụng, hay mọc chậm lại khi bạn đã cạo đi.

Da phần chân biến đổi bất thường

Khi bạn nâng chân lên màu da sẽ trắng bệch đi nhưng khi đặt chân xuống da lại biến thành màu đỏ tím. Cử động đứng lên ngồi xuống da và móng chân cũng biến đổi thành máu trắng bệch hoặc xanh.

Đây là biểu hiện thường gặp ở người mỡ máu cao.

Chân lạnh

Lượng máu không đủ cũng cấp đến chân sẽ khiến chân và bàn chân bị lạnh.

Khi có biểu hiện chân lạnh cần đến gặp bác sĩ ngay để xác định sớm nguyên nhân có phải do mỡ máu cao hay không.

Vết thương khó lành

Khi bị xơ vữa động mạch là hậu quả của mỡ máu cao nó khiến lượng máu không thông suốt gây tình trạng thiếu máu ở chân nó có thể gây loét chân.

Nếu có vết thương sẽ lâu và khó lành, vết thương thường có màu thâm đen do máu bị đông lại, gây đau đớn vô cùng.

Ảnh minh họa

Phần chân tê cứng hoặc yếu

Chân luôn có cảm giác tê cứng, yếu ớt, bước đi không vững chắc, khó khăn trong việc đi đứng.

Hiện tượng này do tắc nghẽn, xơ cứng động mạch chi dưới – hậu quả của mỡ máu cao gây ra.

Teo cơ bắp chân

Teo cơ bắp chân là hiện tượng sẽ xảy ra khi căn bệnh xơ vữa động mạch khá nặng, tỷ lệ có thể lên tới 50% khi bệnh nặng và không được điều trị kịp thời.

Hoại tử mô

Tỷ lệ mắc mỡ máu caobị hoại tử mô cục bộ chiếm 20% do bệnh quá nặng, các mô ở vùng chân không hoàn toàn nhận được lượng máu để hoạt đọng và khiến nó bị chết gây hoại tử.

Những trường hợp bị hoại tử cục bộ có thể phải cắt cụt chân, thậm chí tính mạng cũng sẽ bị đe dọa trầm trọng.

Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường ở chân như tê bì, sưng đau, da đổi màu lúc này bệnh đang nhẹ bạn nên sớm đi gặp bác sĩ để có biện pháp hạ mỡ máu.

Điều trị kịp thời, tránh để nặng gây xơ vữa động mạnh, tăng huyết áp, thậm chí là hoại tử mô chân rất nguy hiểm.

* Theo Trí Thức Trẻ/soha

*****

Ung thư dạ dày – “sát thủ thầm lặng”: 4 dấu hiệu nhận biết bệnh ai cũng cần cảnh giác

Ung thư dạ dày cũng được ví như “sát thủ thầm lặng”, là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới, nguy cơ tử vong cao, vì vậy phải luôn cảnh giác trước các biểu hiện của bệnh.

Những người từ độ tuổi 40 trở lên bị bệnh loét dạ dày (gastric ulcer) có những thay đổi như thường xuyên xuất hiện các triệu chứng không rõ ràng, ban đầu sử dụng thuốc điều trị còn hiệu quả, đột nhiên không còn tác dụng, hay sốt nhẹ (khoảng dưới 38 độ C), đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh biến chứng nguy hiểm. Thông thường có 4 dấu hiệu sau:

Dấu hiệu 1: Thay đổi triệu chứng của bệnh

Người bị loét dạ dày thông thường chỉ đau bụng sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, sau đó hết đau. Tuy nhiên, khi phát sinh biến chứng, các cơn đau ở vùng bụng xảy ra thường xuyên, không theo quy luật nhất định, cần phải hết sức cảnh giác.

Dấu hiệu 2: Sụt cân nhanh

Người bệnh trong thời gian ngắn xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, đặc biệt sau khi ăn các loại thịt thì bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn, kèm theo triệu chứng nôn mửa.

Cơ thể người bệnh không hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, thể trạng giảm sút nhanh chóng trong thời gian ngắn, cơ thể gầy yếu và đặc biệt sụt cân nhanh.
Ung thư dạ dày – sát thủ thầm lặng: 4 dấu hiệu nhận biết bệnh ai cũng cần cảnh giác – Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng thiếu máu, nôn mửa điều trị không dứt, công dụng của các loại thuốc bị giảm rõ rệt.

Dấu hiệu 3: Nổi hạch cứng ở bụng và các khu vực khác

Bệnh loét dạ dày thông thường sẽ không hình thành các hạch cứng ở vùng bụng, nếu xuất hiện thêm hạch cứng ở vùng ngực trái, bề mặt không nhẵn, tốc độ lớn nhanh, ấn tay vào thấy đau, sau đó tiếp tục nổi ở sau lưng, thắt lưng bên trái, vùng rốn, ngực, thậm chí là sau xương ức.

Cùng với sự phát triển nhanh của khối u, tình trạng nôn mửa ngày càng nghiêm trọng hơn, dấu hiệu trên cũng có thể cho thấy bệnh đang biến chứng

Dấu hiệu 4: Phân có màu đen

Người bệnh viêm loét dạ dày đi ngoài phân có màu đen trong thời gian dài không rõ nguyên nhân, hoặc kết quả xét nghiệm trong phân có lẫn máu và tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn.
Ung thư dạ dày – sát thủ thầm lặng: 4 dấu hiệu nhận biết bệnh ai cũng cần cảnh giác – Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

– Khi bạn phát hiện mình bị bệnh loét dạ dày, nên và không nên sử dụng 5 loại thực phẩm sau:

1. Nên uống mật ong: Trong mật ong chứa các thành phần như đường glucose, fructose, axít hữu cơ, nhiều loại vitamin có thể bảo vệ nơi bị viêm loét trong niêm mạc dạ dày.

2. Nên ăn củ sen: Củ sen chứa tinh bột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày, tăng khả năng làm liền các vết loét, đồng thời có khả năng giải rượu.

3. Nên ăn trứng gà: Lòng đỏ trứng gà chứa một lượng lớn lecithin và cephalin, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương.
4. Nên ăn Đại táo (táo tàu): Táo tàu có tác dụng bổ tỳ vị, thường ăn đại táo hoặc cháo gạo nếp nấu với táo tàu, sẽ phòng trừ được bệnh viêm loét dạ dày ở mức độ nhất định.

5. Không nên uống sữa bò. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, người bị bệnh loét dạ dày thường uống sữa bò sẽ không có lợi cho việc làm lành các vết loét.

Trong sữa bò chứa một lượng lớn protein và canxi, thúc đẩy sự bài tiết axít dạ dày.

Sau khi uống sữa bò, lượng axít trong dạ dày sẽ tăng lên 30%, không có lợi cho việc làm lành các vết loét.

*Theo Sina

*****

6 cây thuốc nam trị mất ngủ tốt nhất hiện nay

Thảo dược là vị thuốc được tin dùng và phổ biến trong việc giải quyết căn bệnh mất ngủ mãn tính ở phụ nữ. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn 6 cây thuốc nam trị mất ngủ tốt nhất hiện nay. Áp dụng ngay hôm nay để giấc ngủ đến sớm nhất nhé.

Ngoài việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hàng ngày, ta có thể sử dụng thêm một số cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ sau đây:

Tâm sen

Dùng tâm sen với liều lượng cao, trong thời gian dài sẽ gây nên nhiều bệnh nguy hiểm

Tâm sen có màu xanh, vị đắng giúp an thần dễ ngủ

Tâm sen là chồi mầm bên trong của hạt sen. Tâm sen có màu xanh, vị đắng. Đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị Lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen đem sắc lên để làm thuốc uống trị mất ngủ.

Củ gừng

Gừng là vị thuốc chữa mất ngủ hiệu quả được nhiều người tin dùng

Là loại dược liệu phổ biến và dễ tìm, củ gừng cũng được rất nhiều người sử dụng trong việc chữa mất ngủ.
Rất đơn giản, bạn có thể dùng gừng để chữa mất ngủ theo những cách sau:</>
– Nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn.
<>– Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.
– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong vòng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày.

Cây trinh nữ
Trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh và chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
Cách dùng: mỗi lần lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc lên tầm 5-10 phút, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cây xấu hổ – một bài thuốc chữa mất ngủ từ dân gian được nhiều người biết đến

Hoa tam thất
Tất cả các thành phần của cây Tam thất bắc đều được sử dụng làm thuốc, đây được coi là cây thuốc vàng trong Đông Y. Đặc biệt, hoa Tam thất là một loại trà thảo dược dùng pha uống hằng ngày với rất nhiều công dụng trong đó nổi bật với tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Sử dụng trà hoa tam thất vào ban ngày bạn sẽ dễ ngủ hơn vào buổi tối. Sử dụng lâu dài, bệnh mất ngủ của bạn sẽ được đẩy lùi lúc nào không hay.

Uống trà hoa tam thất giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn

Lá vông
Là cây mọc hoang rất dễ tìm ở các vùng quê khắp cả nước. Lá vông có vị đắng nhạ, hơi chát, tính bình là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao.

Lá vông nem được dùng để điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh

Trong Đông Y, lá vông được dùng nhiều trong các bà thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Bài thuốc như sau:
Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.

Cây lạc tiên

Lạc tiên giúp dưỡng tâm, an thần, cho giấc ngủ ngon

Lạc tiên là bài thuốc dưỡng tâm, an thần phổ biến được dùng trong hầu hết các bài thuốc chữa mất ngủ của Đông Y. Lạc tiên có thể dùng với nhiều phương pháp khác nhau, có người lấy để nấu canh, cũng có người lấy lạc tiên phơi khô để hãm nước uống như chè. Bất kể ăn hay uống trà lạc tiên đều có tác dụng giảm bớt chứng mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp. Cũng có thể sử dụng lạc tiên với những loại thảo dược hỗ trợ mất ngủ khác như tâm sen, lá vông hay dâu tằm…sắc lên uống sẽ là bài thuốc nam điều trị rất hiệu quả chứng mất ngủ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Nam trị mất ngủ
– Sử dụng cây thuốc Nam chữa mất ngủ cần phải rất kiên trì sử dụng lâu dài.
– Dược tính trong các loại thảo dược có thể sẽ bị giảm bớt trong quá trình đun, sắc vì vậy cần tìm cách chế biến, đun sắc hoặc pha chế kết hợp phù hợp với từng loại thảo dược.
– Khi lựa chọn phương pháp mua các loại thảo dược khô, cần kiểm tra thật kỹ tránh trường hợp mua phải các loại cây bị trộn lẫn, mua nhầm loại cây hoặc các loại thảo dược có sử dụng chất kích thích hoặc chất bảo quản.
– Cần xác định rõ người bệnh có bị dị ứng với thành phần nào của cây thuốc Nam hay không trước khi sử dụng, tránh những biến chứng không đáng có.
– Sử dụng cây thuốc Nam một cách đơn lẻ chỉ giải quyết được triệu chứng của bệnh mất ngủ nhờ thành phần an thần có trong loại dược liệu đó. Tuy nhiên mất ngủ là bệnh hỗn hợp và theo quan điểm Đông Y, căn nguyên của nó là những tổn thương ngũ tạng do các tác nhân tâm lý gây nên.

Nguyên nhân mất ngủ theo quan điểm Đông Y
Theo kinh nghiệm Đông Y đúc kết từ nhiều đời nay, các tác nhân tâm lý tiêu cực có thể làm tổn thương ngũ tạng, gây ra một loạt các triệu chứng trong đó có cả mất ngủ, cụ thể:

Tư lự, ưu phiền quá mức ⇒ TÂM TỲ YẾU, biểu hiện là mất ngủ, hoảng hốt, tim hồi hộp, hay quên, chân tay rũ mỏi, ăn uống kém.
Uất ức phiền não ⇒ CAN KHÍ UẤT KẾT, biểu hiện là mất ngủ, đầy tức sườn ngực, ợ hơi, cáu gắt, ngủ hay chiêm bao linh tinh.
Căng thẳng ⇒ VỊ KHÍ KHÔNG ĐIỀU HÒA, biểu hiện là mất ngủ, đầy tức bụng, ợ hơi.
Suy nghĩ quá độ ⇒ THẬN ÂM HƯ, biểu hiện là mất ngủ, buồn bực, ù tai, đau lưng, phụ nữ có khí hư.
Phụ nữ sau sinh hoặc lao động quá sức ⇒ SUY NHƯỢC CƠ THỂ (tổn thương tất cả các tạng), biểu hiện là tất cả các triệu chứng trên.
Bởi vậy cần có sự phối hợp với các dược liệu khác nhau theo một bài thuốc, không chỉ dưỡng tâm an thần mà còn phục hồi tổn thương ngũ tạng, đây gọi là trị từ GỐC.

Nguyên nhân gây Stress & Mất ngủ theo quan điểm Đông Y

Sử dụng thảo dược cải thiện tình trạng mất ngủ sao cho an toàn, hiệu quả
Bạn cần hết sức lưu ý khi tự mình sử dụng các loại thảo dược để trị mất ngủ sẽ rất khó để đạt hiệu quả cao do khó xác định được liều lượng thảo dược đúng và đủ, khó kiểm soát chất lượng thảo dược và đặc biệt một số loại thảo dược khi sử dụng quá lâu và liên tục sẽ gây hại tới sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, việc lựa chọn loại thảo dược nào để điều trị từ GỐC căn bệnh mất ngủ, đem lại giấc ngủ thật, đòi hỏi phải phải có một kinh nghiệm nhất định, thường là rất nhiều năm, thậm chí nhiều đời

Để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc, bạn nên tìm hiểu những sản phẩm trị mất ngủ có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, vừa đem lại hiệu quả nhanh vì liều lượng đã được tính toán kỹ càng, vừa tiện lợi khi sử dụng.

Comments (0)
Add Comment