Danh y 87 tuổi tiết lộ cách tự chăm sóc ngũ tạng để sống khỏe mạnh trường thọ dễ dàng hơn

Quốc y đại sư nổi tiếng Lý Tề Nhân tiết lộ bí quyết cá nhân để chăm sóc tốt ngũ tạng. Nếu muốn khỏe mạnh lâu bền, bạn nên tham khảo một cách chi tiết và áp dụng cụ thể.

Sức khỏe và tuổi thọ là điều kỳ vọng lớn nhất của tất cả mọi người, và cũng là lời chúc phúc cửa miệng mà bạn luôn nói với người khác, nhưng trên thế gian này, người thật sự làm tốt việc chăm sóc sức khỏe lại không nhiều, nguyên nhân là do đâu?

Theo quốc y đại sư nổi tiếng Trung Quốc, Giáo sư tiến sĩ Lý Tề Nhân, ngũ tạng có vững chắc ổn định thì cơ thể mới khỏe mạnh. Nhưng đối với người hiện đại, bất kỳ ai cũng có ít nhiều những thói quen xấu, khiến cho ngũ tạng mất đi sự cân bằng, từ đó sinh ra rất nhiều căn bệnh khác, sức khỏe xấu đi từ đây mà ra.

Đại sư Lý Tề Nhân đã hơn 87 tuổi, nhưng ông vẫn duy trì được sức khỏe tốt, nhanh nhẹn hoạt bát, mỗi tuần vẫn tiếp tục đi đến phòng khám để khám bệnh cho các bệnh nhân, đồng thời ông thường xuyên đi du lịch.

Khi có người hỏi bí quyết nào giúp ông khỏe mạnh đến tuổi này, ông tiết lộ rằng chủ yếu là do duy trì chăm sóc ngũ tạng thật tốt. Sau đây là lời khuyên của ông.

1. Muốn dưỡng tim thì phải dưỡng thần

Tâm thần bình lặng

Giáo sư Lý Tề Nhân cho rằng, chăm sóc sức khỏe đầu tiên là phải chăm sóc tim, tức là chú ý giữ một thái độ vui vẻ thoải mái. Khi đối mặt với bất kỳ việc gì, cũng nên giữ cho tâm trạng và cảm xúc cân bằng, đừng để cho bản thân vui vẻ phấn khích quá mức hay buồn rầu đau khổ quá mức.

Duy trì giấc ngủ tốt

Khi con người già đi, chất lượng giấc ngủ sẽ giảm xuống, nhưng riêng đối với Đại sư Lý Tề Nhân lại có giấc ngủ rất tốt. Ông chia sẻ rằng muốn ngủ dễ hơn, mọi người nên chịu khó bấm huyệt Lao cung và huyệt Dũng tuyền. Đây là 2 huyệt vị có thể giúp cho tim và thận kết nối với nhau, có tác dụng dưỡng tim an thần.

Ngủ trưa đều đặn

Ông duy trì việc ngủ trưa đều đặn, bởi vì từ 11h đến 13h chính là thời gian mà tim hoạt động mạnh mẽ năng động nhất, thời điểm này nên nghỉ ngơi để dưỡng tâm khí.

Bổ sung thực phẩm

Giống như nhiều người, giáo sư Nhân chia sẻ rằng ông rát thích việc uống trà thảo dược hoặc thực phẩm đông y. Món đồ uống ông yêu thích là tây dương sâm, hạt sen, bách hợp, long nhãn… đây là những đồ uống có thể chăm sóc tim rất tốt.

Ảnh minh hoạ

2. Muốn gan khỏe phải làm thông gan

Theo lý thuyết Đông y, gan chủ yếu giúp chuyển hóa, làm các dịch trong cơ thể thông suốt, thông khí hoạt huyết trong nội tạng. Nếu muốn chăm sóc gan tốt thì cần phải tạo thói quen tốt từ cách ăn uống, ngủ nghỉ, đến duy trì tâm trạng tốt.

Ổn định tình cảm

Chúng ta thường thấy, những người vui vẻ trông trẻ hơn, vì vậy muốn sống thọ, trước hết phải duy trì sự ổn định tình cảm, tâm trạng luôn phải được bình tĩnh, tâm bình, khí hòa.

Bạn có thể dựa vào sở thích của bản thân để chọn cách học vẽ, đi du lịch, làm những việc bản thân thấy đam mê yêu thích… đây là những thứ có thể giúp cho gan được điều hòa cân bằng.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Giấc ngủ là điều vô cùng cần thiết cho sức khoẻ con người, cần phải làm việc nghỉ ngơi đều đặn, vừa là để duy trì chất lượng giấc ngủ ngon, đồng thời là cách nuôi dưỡng gan hợp lý.

Không quá lao lực

Mặc dù đại sư Nhân rất bận rộn, nhưng ông lại biết cách điều tiết cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Mỗi ngày đều dành thời gian để vận động, thể dục. Như vậy không chỉ có thể giảm bớt mệt mỏi, mà còn đẩy nhanh sự tuần hoàn trong cơ thể, bảo tồn và củng cố sức khỏe của gan.

Ảnh minh hoạ

3. Dưỡng phổi khỏe là điều tiết hơi thở

Phổi duy trì chức năng hô hấp, hít thở, điều quan trọng nhất để chăm sóc phổi chính là vận động.

>>> Top 10 địa chỉ bán sâm Hàn quốc rẻ nhất, chất lượng nhất trên thị trường

Hít thở buổi sáng

Giáo sư Lý Tề Nhân dậy sớm vào buổi sáng, sau đó tập bài tập hít thở. Cách làm này có thể giúp thải ra khí độc trong cơ thể, làm cho phổi được tươi mới hơn đồng thời tăng cường chức năng phổi.

Cách hít thở rất đơn giản, hít vào hết sức, rồi thở ra hết cỡ, thực hiện lặp lại 18 lần/ngày.

Thực phẩm bổ khí

Bổ sung thực phẩm cũng là một cách chăm sóc phổi quan trọng. Bạn nên tăng cường ăn ngô, khoai, lê, đậu và các chế phẩm từ đậu. Đây là những thực phẩm có tác dụng nhuận phổi hiệu quả.

Ảnh minh hoạ

4. Chăm sóc dạ dày, lá lách cần sự cân bằng

Lá lách và dạ dày được xem là “gốc” của tương lai, muốn làm cho dạ dày và lá lách khỏe mạnh, việc làm then chốt nhất chính là sự kết hợp giữa ăn uống và mát xa, hai việc này không thể tách rời.

Ăn uống

Đừng ăn quá nhiều, chỉ nên ăn no “lưng lửng” bụng là dừng lại. Đây là cách ăn “trừ không gian cho dạ dày làm việc”. Đồng thời không nên ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá cay.

Xoa bóp, thể dục

Tập thể dục thường xuyên và massage xoa bóp dạ dày là việc nên làm, vì nó có thể làm tăng chức năng hoạt động của lá lách và dạ dày.

Danh y Nhân mỗi ngày đều thực hiện việc xoa bụng 36 lần. Đây là cách giúp cho đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ chăm sóc dạ dày và lá lách. Việc này có thể làm trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.

Ảnh minh hoạ

5. Dưỡng thận là để củng cố tinh lực

Thận tàng trữ và sinh tinh, là cái gốc của con người. Muốn chăm sóc thận, việc đầu tiên phải làm là chăm sóc tốt tinh khí.

Nghỉ ngơi đủ, kiểm soát ham muốn

Như chúng ta đều biết, thận tinh là chìa khóa cho sự tăng trưởng và phát triển, sức khoẻ và tuổi thọ, một khi để bản thân rơi vào tình trạng thiếu thận tinh thì vận mệnh của sức khỏe cũng đã gần đến hồi kết.

Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn phải làm được việc thanh lọc tâm trí, kiểm soát ham muốn, không nên sinh hoạt tình dục quá mức hay thiếu kiểm soát, làm cho tinh thận bị tổn hại, hao hụt.

Nuốt nước bọt bổ thận

Theo danh y Lý Tề Nhân, việc dùng lưỡi chà xát lên răng rồi nuốt nước bọt là giải pháp rất hữu ích để chăm sóc sức khỏe. Đây là động tác mang lại tác dụng thính tai, tinh mắt, có thể kéo dài tuổi thọ.

Phương pháp cụ thể như sau: Khép kín miệng, nhẹ nhàng nhai cho răng trên và dưới gõ chạm vào nhau, sau đó dùng lưỡi chà xát lên răng từ trái sang phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới để kích thích tuyến nước bọt trong miệng hoạt động, cuối cùng dùng lưỡi chống lên vòm miệng trên rồi lại cuộn xuống dưới.

Sau khi nước bọt tiết ra nhiều, bạn có thể chia thành 3 lần nuốt cho đến khi ráo miệng.

Ảnh minh hoạ

* Theo Trí Thức Trẻ/soha

*****

Chuyên gia chỉ ra 9 dấu hiệu sớm của bệnh thận ai cũng cần biết

Khi đi tiểu nếu xuất hiện nhiều bọt mà lâu tan nên kiểm tra đạm trong nước tiểu xem có phải là do bệnh thận mãn tính gây ra không.

Qua thống kế cho thấy, hiện nay tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính trên thế giới ngày càng tăng cao. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính ở Trung Quốc là 10.8%. Điều đó có nghĩa là cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mãn tính, nhưng đáng tiếc là tỉ lệ hiểu biết về bệnh thận mãn tính ở người trưởng thành chỉ là 12.5%.

Không ít người bệnh đến khi bị suy thận cấp, ure huyết thì mới đến bệnh viện thăm khám nên đã đem lại gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.

Giáo sư Ngụy Liên Ba – Trưởng khoa thận, Bệnh viện đông tây y, Trường đại học y Nam Phương, Lãnh đạo trung tâm nghiên cứu bệnh thận, Cục quản lý y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, khi đi tiểu nếu xuất hiện nhiều bọt mà lâu tan thì nên cảnh giác và đi kiểm tra đạm trong nước tiểu xem có phải là do bệnh thận mãn tính gây ra không.

Trung Quốc hiện có khoảng 130 nghìn người mắc bệnh thận mãn tính

Hiện Trung quốc có 130 nghìn người mắc bệnh thận mãn tính, nếu không nhận được sự điều trị kịp thời hoặc kiên trì theo dõi và điều trị thì sẽ khó tránh khỏi suy giảm chức năng thận, mà chức năng thận suy giảm đến mức độ nhất định sẽ phát triển thành ure huyết, đến lúc đó chỉ có thể lọc máu và thay thận thì mới có thể kéo dài sự sống.

Giáo sư Ngụy Liên Ba nói, sở dĩ tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính cao như vậy chủ yếu do nhóm người mắc bệnh tiểu đường, mắc bệnh huyết áp cao, mắc bệnh về chuyển hóa (béo phì, lipit máu, axit uric trong máu cao) sử dụng thuốc có độc tính đối với thận trong thời gian dài, những người trong gia đình có người mắc bệnh thận đều có nguy cơ mắc bệnh thận.

Ngoài ra thói quen sinh hoạt không tốt cũng sẽ dẫn đến bệnh thận mãn tính ví dụ như ăn quá mặn, hằng ngày uống nước quá ít, uống nhiều rượu bia..

Ở Quảng Đông tỉ lệ mắc bệnh thận cao nhất trên cả nước, nguyên nhân chủ yếu là do người Quảng đông thích uống canh hầm thuốc bắc, ăn hải sản, uống trà lạnh trong thời gian dài, môi trường địa lý ẩm nóng thời gian dài là những nguyên nhân khiến thận phải hoạt động quá tải.

Tỉ lệ hiểu biết chỉ có 12.5%

Ông Vương hơn 40 tuổi người Quảng Châu, mấy năm trước trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho kết quả đạm niệu dương tính, nhưng thấy cơ thể không có gì bất thường nên lần đó ông cũng không đi kiểm tra lại, nhưng không lâu sau đó đột nhiên bị xuất huyết tiêu hóa. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra được chẩn đoán là ure huyết.

Giáo sư Ngụy nói, bệnh thận còn được gọi là “sát thủ dấu mặt”, qua điều tra bệnh học cho thấy tỉ lệ hiểu biết về bệnh thận mãn tính ở người trưởng thành ở Trung quốc chỉ là 12.5%.

Không ít người bệnh không có bất kỳ biểu hiện nào ở giai đoạn đầu hoặc chỉ là mắt cá chân sưng cho dù bị phù, bị tiểu ra máu cũng thường tự mất đi trong một tuần hoặc vài ngày nên người bệnh cũng không để ý đến khi nhập viện thì bệnh đã trở nặng.

Ảnh minh họa

Hiểu nhầm về chẩn đoán bệnh thận, chức năng lọc cầu thận cao một chút là vấn đề lớn

Được biết, kiểm tra chức năng thận thông thường là kiểm tra chỉ số chức năng lọc cầu thận, mức độ cho phép là 44- 133umol/L. Khi kết quả kiểm tra của người bệnh là khoảng 150umol/L, rất nhiều người cảm thấy hơi cao một chút không sao. Nhưng họ căn bản không biết tính nguy hiểm trong đó.

Giáo sư Ngụy Liên Ba đã làm một so sánh đơn giản: Con người có hai quả thận, chúng ta tạm thời hiểu một quả thận có chức năng tốt là 50%, hai quả thận sẽ là 100%.

Nhưng chức năng thận của con người có tiềm lực bù đắp rất lớn. Một người chỉ cần một quả thận khỏe mạnh, kiểm tra chức năng thận qua máu thì có thể là bình thường, vẫn hoàn thành chức năng hoạt động với cơ thể.

Nói cách khác, khi chúng ta xét nghiệm máu phát hiện chức năng thận có vấn đề, cho dù là sự bất thường cực kỳ nhỏ thì sự tổn thương của chức năng thận đã vượt quá 50%. Điều đó có nghĩa là trong hai quả thân đã bị hỏng một quả. Cho nên chức năng lọc cầu thận cao một chút xíu cũng không phải là chuyện nhỏ.

Giáo sư Ngụy Liên Ba giới thiệu, ở nước ngoài kiểm tra chức năng thận có bất thường hay không thông thường là kiểm tra chức năng lọc của cầu thận (GFR), ở người bình thường là trong khoảng 80-120ml/min.

Tuy nhiên, nếu thấp hơn 60ml/min, bất luận là có biểu hiện gì hay không cũng nên đi khám bệnh thận mãn tính.

Không nên chỉ sử dụng một cách điều trị, kết hợp dùng thuốc hiệu quả sẽ càng tốt hơn

Hiện nay đối với bệnh thận mãn tính, cách điều trị trong tây y chủ yếu là điều trị nội tiết tố

Hiện nay đối với bệnh thận mãn tính, cách điều trị trong tây y chủ yếu là điều trị nội tiết tố. Nhưng nếu chỉ đơn thuần điều trị nội tiết tố thì dễ mắc các bệnh như hội chứng Cushing, bệnh loãng xương, chứng hoại tử chỏm xương đùi, cao huyết áp, tiểu đường, viêm loét dạ dày có những nội tiết tố chây ì thậm chí là không có hiệu quả.

Nhưng nếu kết hợp đông tây y việc điều trị sẽ có hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ. Theo thống kê, sau khi dùng thuốc tây y không có hiệu quả chuyển sang dùng Đông y, khoảng 40% người bệnh có thể hồi phục hiệu quả điều trị mà đông y còn giúp cho 60% tác dụng phụ của tây y giảm xuống thấp còn 20%.

Giáo sư Ngụy nói, các cách điều trị trong đông y cổ truyền như uống thuốc, ngâm thuốc, vật lý trị liệu, điếu ngải, bấm huyệt tai đều có thể giảm tác dụng phụ của nội tiết tố, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tái phát.

Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý thời gian điều trị bệnh thận mãn tính dài, ví dụ như viêm thận mãn tính thời gian điều trị tốt nhất là từ 2-3 năm. Hơn nữa, những nguyên do khách quan dễ tái phát như cảm mạo hoặc mệt mỏi do đó nên kiểm tra định kỳ, kiên trì dùng thuốc.

Giáo sư Ngụy Liên Ba – Trưởng khoa thận, Bệnh viện đông tây y, Trường đại học y Nam Phương, Lãnh đạo trung tâm nghiên cứu bệnh thận, Cục quản lý y học cổ truyền Trung Quốc.

Phòng tránh: Ăn uống hợp lý, phòng và bảo vệ sức khỏe sẽ không bị bệnh

Mệt mỏi quá độ lâu ngày hoặc bồn chồn lo lắng đều sẽ dẫn đến mắc bệnh hoặc làm bệnh trở nặng. Do đó giáo sư Ngụy đưa ra lời khuyên, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất định phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức đêm, không nên tiêu hao thể lực quá sức

Ăn uống thanh đạm: phòng tránh bệnh thận tốt nhất nên ăn uống thanh đạm, ít muối, ít dầu mỡ, thức ăn nhiều đạm nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho thận phải hoạt động quá tải lúc đó sẽ dễ mắc bệnh hoặc khiến bệnh trở nặng

Phòng tránh cảm mạo: cảm mạo hay viêm đường hô hấp trên phần lớn là do nhiễm virut nếu không điều trị kịp thời sẽ bị viêm cầu thận dẫn đến mắc bệnh thận mãn tính. Ngoài ra truyền nhiễm là một nhân tố quan trọng của việc gây ra hoặc làm bệnh thận nặng thêm. Vì vậy ngoài việc phòng tránh các bệnh về cảm mạo ra người bệnh nên tránh mắc các loại truyền nhiễm.

Uống nhiều nước, không nhịn tiểu: một số người khi đi làm hoặc bận làm việc nên thường xuyên uống ít nước hoặc nhịn tiểu đây là thói quen rất xấu. Con người thông qua uống nước để chuyển hóa thành nước tiểu đào thải các chất cặn bã hoặc độc tố ra ngoài cơ thể, uống ít nước sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa này thậm trí còn dẫn đến bị sỏi thận.

Nhịn tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận

Nếu nhịn tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến vô niệu thậm trí ảnh hưởng đến sức khỏe của thận dẫn đến suy thận.

*Theo Shen

Theo Trí Thức Trẻ/Soha

Comments (0)
Add Comment