Nước ép củ dền, cà rốt
Nguyên liệu: 500gr cà rốt, 500gr củ dền, 20gr mơ khô, 20gr nho khô, 2 cốc nước – 450ml nước, 2 muỗng canh mật ong.
Thực hiện:
Cà rốt, củ dền gọt vỏ, rửa sạch và xắt thành từng miếng nhỏ. Cho toàn bộ chúng vào trong nồi có sẵn 450ml nước, đun sôi trên lửa vừa.
Sau 10 phút, thêm mơ và nho khô vào chung, tiếp tục đun sôi trong 10 phút nữa rồi hãy tắt bếp.
Để hỗn hợp nguội hoàn toàn, cho mật ong vào trộn đều. Sau đó, dùng nắp đậy kín và cho vào tủ lạnh ít nhất 12 tiếng. Sau 12 giờ, vắt nước cốt từ rau củ và lọc lấy nước cho vào chai.
Lượng nước thu được đủ để bạn uống trong vòng 7 ngày. Để hiệu quả ngăn ngừa ung thư tốt nhẫy, hãy tiêu thụ ít nhất 3 lần một ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.
Chỉ 2 ngày tiêu thụ loại nước uống này là đủ để làm sạch ruột và hệ tiêu hóa của bạn.
Nếu mùi vị của nó khiến bạn không thể nuốt nổi, hãy sử dụng chúng trong việc mục đích ẩm thực cũng có tác dụng tương tự.
Nước ép bưởi
Nước ép bưởi có thể làm giảm khả năng tổn thương ung thư ruột kết
Nghiên cứu đã cho thấy, nước ép bưởi có thể làm giảm khả năng tổn thương ung thư ruột kết. Bưởi chứa limonene, một phytochemical (hoạt chất dinh dưỡng) tốt cho hoạt động của hệ miễn dịch để phá vỡ các chất gây ung thư, ngăn ngừa bệnh ung thư. Nó cũng chứa monoterpene có khả năng “quét sạch” các chất gây ung thư vú ra khỏi cơ thể bạn. Bên cạnh đó, bưởi còn chứa lượng vitamin C lớn, giúp cơ thể dẻo dai, năng động suốt cả ngày.
Nước ép táo
Táo cũng là loại trái cây rất giàu vitamin A, C, B, K, rất tốt cho cơ thể và giúp chúng ta phòng ngừa bệnh ung thư cũng như giảm nguy cơ bị đột quỵ một cách hiệu quả. Nước ép táo cũng có thể được sử dụng thường xuyên để giảm cân , điều trị tình trạng trào ngược dạ dày, ợ nóng, ợ chua, táo bón và hỗ trợ đào thải bớt những kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Những phụ nữ mang thai cũng có thể uống nước táo pha chút mật ong để tăng cường nồng độ hemoglobin trong máu, điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả.
Rất nhiều người ăn loại rau này nhưng không hề hay biết tác dụng chữa cả tỉ thứ bệnh khiến bạn phải bất ngờ
Rau khoai lang có tác dụng nhuận tràng, có khả năng chữa bệnh táo bón và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác của chị em phụ nữ.
Rau khoai lang – Loại rau có ti tỉ lợi ích nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào
Rau khoai lang là loại rau được sử dụng nhiều vào mùa hè. Thông thường, người ta trồng rau khoai lang để thu hoạch củ. Tuy nhiên, rau khoai lang cũng ngày càng được ưa chuộng nhờ những công dụng mà nó đem lại. Mùa hè mà được thưởng thức đổi món với rau khoai lang luộc chấm dấm mẻ, rau lang xào tỏi… thì còn gì bằng.
Trước đây, chúng ta vẫn luôn nghĩ rau khoai lang là một loại rau xanh, rẻ tiền và không có giá trị dinh dưỡng. Đó chính là lý do người ta thường vứt bỏ loại rau này hoặc chỉ để cho gia súc, gia cầm ăn… Tuy nhiên, thực tế loại rau này lại có giá trị dinh dưỡng cao và có thể sử dụng để chế thành những bài thuốc chữa bệnh cực hữu ích.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau khoai lang hay còn gọi là cam thử, phiên chử, có tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Loại rau khoai lang vàng đỏ có chứa nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, rau khoai lang chứa một lượng chất xơ cực lớn, lá rau chứa 1,95-1,97% chất nhựa tẩy nên có tác dụng nhuận tràng. Hàm lượng vitamin B6 ở rau lang nhiều tương đương bông cải, cà rốt, chuối.
Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C… Rau khoai lang cũng có tác dụng trị mụn, thanh nhiệt, giải độc, quáng gà, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, loại rau này còn có lượng dưỡng chất được đánh giá cao hơn hẳn trong củ khoai như vitamin B6, vitamin C, viboflavin…
Lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, dinh dưỡng từ rau khoai lang nhiều hơn cả trong củ khoai chúng ta vẫn ăn. Và công dụng chữa táo bón của loại rau lá này cũng không kém gì so với củ, vì thế đừng vội bỏ qua loại rau ngon và bổ này.
“Mặc dù rau khoai lang rất bổ dưỡng nhưng cần lưu ý không nên ăn rau lúc quá đói vì có thể gây hạ đường huyết quá mức, tổn hại sức khỏe vì loại rau này vốn có tính hạ đường máu.
Nên ăn xen kẽ, đổi món rau khoai lang với những loại rau khác chứ không nên ăn nhiều. Rau khoai lang giàu canxi, ăn nhiều có thể gây sỏi thận. Đặc biệt là không nên ăn rau khoai lang sống vì sẽ gây táo bón”, lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Những bài thuốc chữa bệnh hay, dễ áp dụng từ rau khoai lang
Theo lương y Bùi Hồng Minh, rau khoai lang dễ trồng, rất dễ sinh sôi và phát triển. Trong khi mỗi năm bạn chỉ thu được 2 vụ củ thì rau lá có thể thu được quanh năm suốt tháng. Đây là loại rau dân dã với giá tương đổi rẻ nên vào mùa hè, đừng vội bỏ qua loại rau này để chế biến thành những món ăn, bài thuốc chữa bệnh cực hữu ích. Dưới đây là những bài thuốc từ rau khoai lang được vị lương y này chỉ ra:
– Chữa táo bón, giúp nhuận tràng: Thêm rau khoai lang tươi luộc chín vào trong bữa ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón rất tốt.
– Phụ nữ bị băng huyết: Lấy một lá rau khoai lang tươi đem giã nát, lấy nước cốt uống.
– Phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Hái một nắm lá rau khoai lang non đem xào với thịt thái chỉ cho chín mềm và thưởng thức.
– Buồn nôn, ốm nghén: Chị em nên sử dụng rau khoai lang làm món ăn thường xuyên trong giai đoạn này sẽ giúp chữa trị chứng ốm nghén hiệu quả, giảm mệt mỏi do ốm nghén gây ra.
– Quáng gà: Lá khoai lang non đem xào với gan gà hoặc gan lợn sẽ giúp đánh bay chứng quáng gà.
– Thận âm hư, đau mỏi đầu gối: Lá khoai lang non 30g, mai rùa 20g, đem sắc lấy nước uống.
– Trứng cá dạng mủ: Lá khoai lang non, đậu xanh thêm chút muối đem giã nhuyễn, sau đó đắp vào những nốt mụn trứng cá dạng mủ sẽ giúp se mụn nhanh hơn.
Ngoài ra, nếu bạn bị nóng trong, ăn rau khoai lang cũng sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên tăng cường ăn rau khoai lang vì có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu cực hiệu quả, nhất là loại rau khoai lang non, ngọn đỏ.