Người xưa có câu nói nổi tiếng rằng, “khôn không đến trẻ, khỏe không đến già” hay “sinh lão bệnh tử – vòng đời ai cũng sẽ phải trải qua”. Tuy nhiên, trường hợp cụ bà Trần Quốc Thanh ở Hồ Bắc, TQ có vẻ như là một ngoại lệ đặc biệt.
Theo Thời báo sức khỏe, mặc dù đã mừng sinh nhật 110 tuổi nhưng cụ Thanh chưa một lần phải vào bệnh viện chữa bệnh. Tóc cụ còn đen nhiều hơn so với con trai của mình.
Đời người đã trải qua hai thế kỷ nhưng cụ vẫn vui vẻ sống cùng con cháu trong một gia đình “Ngũ đại đồng đường” (5 thế hệ cùng chung sống trong một mái nhà). Đã vào độ tuổi này nhưng giọng nói của cụ vẫn rất sáng rõ, cơ thể khỏe mạnh và gần như không mắc bệnh mãn tính.
Khi được hỏi về bí quyết chăm sóc và giữ gìn sức khỏe của mình, nhiều người đã không giấu được sự khâm phục, đặc biệt về cách ăn uống cẩn thận của cụ Thanh. Đây cũng là lời khuyên tuyệt vời dành cho những người quan tâm đến dưỡng sinh.
Do trước đây đời sống kinh tế khó khăn, cụ Thanh thường chỉ ăn 2 bữa chính/ngày. Đã thành thói quen, sau này dù điều kiện đã tốt lên nhưng cụ vẫn không muốn thay đổi. Cụ tiếp tục duy trì bữa ăn đầu tiên trong ngày vào 8-9h sáng và bữa thứ hai vào 14h-15h chiều. Bữa tối cụ không ăn, nếu đói quá thì bổ sung vài miếng bánh quy.
Theo cụ Thanh giải thích, việc ăn ngày hai bữa xuất phát từ truyền thống xa xưa trong lịch sử, con người phụ thuộc vào công việc làm nông nghiệp và điều kiện lương thực, đa số họ đều không ăn tối. Theo lý thuyết Đông y và Phật học thì qua giờ trưa (sau 14h) cũng không nên ăn nhiều.
Trong thực tế, các chuyên gia Đông y cho rằng, ngày nay nhịp sinh hoạt đã khác, con người cần phải ăn để đủ sức khỏe lao động. Nhưng bữa tối chỉ nên ăn nhẹ, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu thì nên dừng lại trong trạng thái “nhẹ bụng”. Không nên ăn nhiều, tạo gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể.
Cụ Thanh sở dĩ có sức khỏe tốt như vậy, đến nay răng vẫn chắc, là do thói quen ăn cháo từ hồi trẻ đến nay. Cụ thích ăn cháo “tứ bảo” hàng ngày, gồm có gạo là chính, thêm chút đậu đỏ, bột ngô và chút táo khô.
Cũng có lúc cụ ăn cháo nấu cùng yến mạch, kê, khoai lang… để thay đổi khẩu vị. Thông thường, cụ dùng nồi áp suất nấu chín nhừ món cháo và ăn trong các bữa sáng.
Nói cháo là món ăn “bổ nhất thiên hạ” liệu có cơ sở hay không? Trong sách cổ “Chu Thư” từ thời cổ đại của Trung Quốc từng ghi rằng “Nhà vua dùng gạo nấu cơm, nấu chín kỹ gạo thành cháo”. Tác giả nổi tiếng thời Thanh (TQ) Vương Sĩ Hùng cũng từng viết trong tác phẩm của mình rằng, cháo chính là món ăn bổ dưỡng nhất trong thế giới ẩm thực.
Điều thú vị là, không chỉ người dân Trung Quốc tin rằng cháo rất tốt cho sức khỏe, mà ngay cả ở Đại học Harvard (Mỹ) cũng đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài tới 14 năm, với khoảng 100.000 người tham gia, kết quả khảo sát cho thấy, những người có sức khỏe tốt đều liên quan đến việc đưa món cháo vào thực đơn trong ngày.
Một nghiên cứu năm 2015 đã từng được công bố trên Tạp chí Medical Association Archives of Internal Medicine của Mỹ cho biết, mỗi ngày ăn khoảng 28g ngũ cốc nguyên hạt, tương đương với một bát nhỏ bột yến mạch, giúp giảm tỷ lệ tử vong tới 5%, và tử vong do bệnh tim giảm khoảng 9%.
Theo chia sẻ của cụ Thanh, người cao tuổi ăn uống cũng đơn giản. Thức ăn chủ yếu của cụ là rau quả, một hai ngày mới nấu bữa thịt, nhưng cụ cũng chỉ ăn cho đủ chất, không ăn nhiều. Đa phần chỉ ăn 3 miếng thịt/bữa và không ăn thêm.
Cụ không hút thuốc. Mặc dù thời trẻ có uống rượu nhưng hiện nay cũng đã cắt bỏ đồ uống này. Cũng nhờ chế độ ăn uống hợp lý nên cụ không mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường.
Nghiên cứu cho thấy, người sống thọ có liên quan đến thói quen ăn thịt. Người ăn nhiều thực phẩm từ thực vật có sức khỏe tốt hơn. Người ăn nhiều thịt thường có nguy cơ mắc các bệnh như lượng cholesterol cao, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, mỡ máu và những bệnh khác.
Cụ Thanh là người thích tập thể dục, cả đời luôn dành thời gian cho việc rèn luyện thân thể. Mặc dù bây giờ tuổi đã cao nhưng cụ vẫn duy trì việc rèn luyện sức khỏe trong khả năng của mình.
Khi có người đến thăm cụ, đều khen ngợi căn phòng ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng. Dù đã có con cháu làm việc nhà, nhưng cụ vẫn tự thực hiện các việc chăm sóc nơi ở đơn giản.
Ngoài ra, trong thời gian rảnh vào buổi tối, cụ Thanh thường ngâm chân nước ấm như là một liệu pháp duy trì sức khỏe. Cụ cũng tự giặt quần áo cho mình mà không cần nhờ đến con cháu.
Theo cụ, để giữ đầu óc thoải mái, tốt nhất không nên để ý chuyện của người khác, không soi mói việc riêng của ai, dành thời gian chăm sóc chính mình.
Cụ Thanh kể rằng trong đời chưa từng mắc trọng bệnh, và cũng chưa từng phải vào viện điều trị bệnh. Mặc dù tuổi cao, răng đã yếu hơn và mắt không còn sáng rõ, nhưng giữ được sắc vóc như hiện tại quả là điều cần phải nỗ lực.
>>> Tiết lộ những địa chỉ bán sâm Hàn Quốc rẻ nhất, chất lượng nhất, đông khách nhất TPHCM
Cụ có một quan điểm khiến nhiều người tâm đắc, đó chính là hãy dựa vào mức độ của bệnh để lựa chọn cách điều trị. Khi bệnh nhẹ, có thể uống thuốc thảo dược, khi nặng hơn mới chọn thuốc liều cao hơn. Đang uống thuốc được thì không nên tiêm. Còn tiêm được thì chưa nên truyền dịch…
Hãy xem việc bị cảm chỉ là bệnh nhỏ, không nên điều trị thái quá. Thông thường, có bệnh thì mới uống thuốc, không nên uống tùy tiện, để như vậy mới có thể rèn luyện khả năng miễn dịch của cơ thể, tự phòng bệnh tật.
Ngoài việc tập trung vào chăm sóc sức khỏe thể chất, việc quan tâm đến đời sống tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Cần phải cân bằng trạng thái tinh thần trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cụ Thanh là người đã sống qua nhiều giai đoạn đổi thay đặc biệt của xã hội với những biến động lịch sử lớn, nhưng cụ luôn giữ cho mình một trái tim cân bằng, vui vẻ.
Cụ luôn cảm thấy biết ơn những tháng ngày gian khổ vất vả trước đây. Nay cuộc sống đã khá hơn trước, nhưng cụ vẫn không ngừng cảm nhận cuộc sống theo hướng tích cực, giản dị, tiết kiệm.
Phương châm sống của cụ là dù khó khăn thiếu thốn hay đầy đủ giàu có, thì trạng thái tinh thần vẫn giữ ở mức cân bằng, hài hòa, không so bì với người khác, tự an ủi chính mình, đảm bảo tâm trí lúc nào cũng thảnh thơi, vui vẻ.
Nhiều người bây giờ thích theo đuổi những mục tiêu lớn hơn sức của mình. Khi có nhà thì muốn có xe, có xe xong lại muốn nhà to hơn, xe đẹp hơn. Cứ như vậy mà sinh mệt mỏi hoặc quá sức, cụ nhấn mạnh.
Khi tâm trạng không tốt, cơ thể sẽ tự sinh ra bệnh. Nhiều khi, chỉ cần có một tâm trạng tốt là bạn đã không cần phải uống thuốc. Tâm trạng bất an thì dù có uống thuốc bổ cũng chỉ là vô ích.
*Theo Health/Sina