Mẹ cho con ăn cam vào THỜI ĐIỂM này chẳng khác nào “đem” U BƯỚU để vào cổ con, đến viện bác sĩ cũng lắc đầu

Tranh thủ vẫn còn đang mùa củ cải nên em mua một ít về luộc cho cả nhà ăn. Bữa hôm đó vừa ăn cơm xong thì em định lấy cam ra bổ ăn tráng miệng. Mẹ chồng em vốn là một bác sĩ dinh dưỡng đã về hưu thấy thế ngăn lại:

Tranh thủ vẫn còn đang mùa củ cải nên em mua một ít về luộc cho cả nhà ăn. Bữa hôm đó vừa ăn cơm xong thì em định lấy cam ra bổ ăn tráng miệng. Mẹ chồng em vốn là một bác sĩ dinh dưỡng đã về hưu thấy thế ngăn lại:

– Vừa ăn củ cải xong đừng vội ăn cam con ơi!

Em thấy mẹ bảo thế thì cất túi cam đi. Chờ lúc mẹ chồng em đang ngồi chơi, em nói chuyện thì tiện hỏi luôn vì sao mà ăn củ cải xong lại không được ăn cam. Mẹ em lúc đó mới từ tốn giải thích nguyên nhân thế này ạ:

Khi chúng ta vừa ăn củ cải xong, cơ thể sẽ nhanh chóng sản xuất ra chất sulfate. Chất này sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tạo thành một chất chống tuyến giáp. Nếu ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và axit ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế tuyến giáp, gây bệnh bướu cổ.

Thì ra là mặc dù cam rất tốt nhưng nếu chúng ta ăn không đúng thời điểm hoặc kết hợp với thực phẩm sai cách s sẽ dễ gây những tác hại vô cùng lớn đến sức khỏe. Đặc biệt nếu nhà nào có trẻ em thì tuyệt đối đừng bao giờ phạm phải những sai lầm khi cho bé ăn cam mà làm hại con bé xíu đã phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm nhé.

Không uống nước cam với sữa

Sữa và cam là hai loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta tuyệt đối không nên kết hợp chúng cùng với nhau. Đặc biệt lưu ý với những bà mẹ đang nuôi con nhỏ, nếu mẹ nào còn suy nghĩ việc pha thêm nước cam hoặc nước chanh vào sữa để con thích uống hơn thì hãy thay đổi ngay lập tức. Bởi trong nước cam, thành phần axit AHA cao, khi axit AHA gặp protein sẽ làm cho chúng biến chất và giảm giá trị dinh dưỡng đi đáng kể.

Ngoài ra, trong sữa có chứa nhiều protein nên nếu uống cùng nước cam sẽ sinh ra phản ứng của axit trong cam, từ đó gây ra hiện tượng khó tiêu, chướng bụng thậm chí tiêu chảy. Do đó, bạn nên giãn cách thời gian sử dụng 2 loại thực phẩm này ra khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.

Ảnh internet

Không uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh

Khi chăm sóc người ốm, chúng ta thường xuyên cho họ uống thêm nước cam để bổ sung vitamin C và tăng cường sức đề kháng. Điều này là không sai nhưng các chị hãy lưu ý đừng cho người bệnh uống nước cam ngay sau khi họ vừa uống thuốc kháng sinh. Bởi nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó giảm tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc.

Vậy nên chúng ta chỉ nên uống nước cam sau 5 – 6h sử dụng thuốc, bởi từng đó thời gian thuốc mới ngấm hoàn toàn vào cơ thể.

Không nên uống nước cam ngay trước hoặc sau bữa ăn

Cam chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày nên nếu chúng ta ăn chúng lúc đói sẽ dễ gây ra chứng ợ nóng, gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, trong cam có chứa hàm lượng đường rất cao nên nếu uống ngay sau khi ăn sẽ làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Thời điểm uống nước cam tốt nhất là lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1 – 2 giờ.

Không nên uống nước cam trước khi đi ngủ

Cam giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước rất lớn và có tác dụng lợi tiểu. Vậy nên nếu chúng ta cố tình uống nước cam trước khi đi ngủ sẽ dễ gây đi tiểu đêm, làm gián đoạn giấc ngủ và gây mất ngủ. Mặt khác việc uống nước cam gần lúc đi ngủ lượng khoáng chất có trong nước cam không được hấp thu hoàn toàn gây lãng phí.

Với trẻ nhỏ, mẹ có thể cho bé uống nước cam vào khoảng trước 6 giờ tối nhé.

Theo WTT

*****

Rau muống kết hợp với thực phẩm này sẽ trở thành thuốc quý chữa 3 bệnh nguy hiểm

Đông y cho rằng, nếu chỉ luộc, xào hay nấu canh thì chúng ta vô tình đã bỏ lỡ 3 bài thuốc tuyệt vời để chữa các bệnh về huyết áp, mỡ máu và lượng đường trong máu cao.

Chuyên gia gọi rau muống là “khắc tinh” của bệnh “tam cao”.

Rau muống là món ăn phổ biến của người Việt bởi đây là thực vật dễ trồng, phổ biến ở hầu hết các địa phương. Trước đây rau chỉ được trồng theo mùa, nhưng giờ có thể tìm mua được quanh năm, kể cả khi trái vụ.

Theo nghiên cứu của Đông y, rau muống không chỉ đơn thuần là một món ăn, nó còn được xem là một vị thuốc nếu biết chế biến đúng cách.

Ảnh minh họa

Công dụng của rau muống

Theo Đông y, rau muống có tác dụng giải cảm nắn, bù nước, thanh nhiệt, giải độc, cầm máu nhanh, làm mát máu, nhuận tràng, thông tiện. Trong sách “Nam phương thảo bản trạng” (Trung Quốc) còn ghi rằng đây là loại rau “kỳ lạ” vì có thể thích ứng với khẩu vị của nhiều người, chữa bệnh không kém gì dược liệu.

Cụ thể, rau muống có tác dụng chữa bệnh trĩ, đi ngoài có máu trong phân, bị rắn cắn, nhiễm trùng, khô dịch tiết âm đạo, ngộ độc thực phẩm.

Thông thường, người bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, trẻ em chảy máu cam, nên ăn canh rau muống nhiều hơn để tăng cường hiệu quả điều trị.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, rau muống giàu chất cellulose, lignin và pectin. Trong đó, pectin có thể thúc đẩy sự bài tiết các chất độc hại, thanh lọc cơ thể hữu hiệu. Trong khi lignin có thể giúp cải thiện sức sống của vi khuẩn tốt, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn xấu và chống viêm.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, rau muống có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhuận tràng nhanh và đẩy mạnh nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm ung thư ruột một cách rõ ràng. Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C và carotene, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau muống có đủ bằng chứng chứng minh rằng nó làm giảm lượng đường trong máu, là món rau ăn kiêng tốt cho người bị tiểu đường.

1. Rau muống + Trứng gà = Hạ huyết áp

Ảnh minh họa

Những người bị bệnh huyết áp cao nên nấu rau muống cùng với trứng gà. Cách làm như sau:

Rau muống nhặt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh nhuyễn cùng chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu mỡ, xào trứng vừa vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào. Rau chín thì thêm chút gia vị và ăn khi nóng ấm.

2. Rau muống + Thịt gà = Giảm hấp thụ Cholesterol

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc thể trạng dễ hấp thụ cholesterol là đối tượng được khuyến cáo nên ăn nhiều hơn món này. Cách làm như sau:

Rau muống rửa sạch cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Cho dầu vào chảo nóng vừa, thêm ít tỏi băm phi thơm, xào thịt gà nhanh tay trên lửa to vừa, khi thịt gà gần chín thì cho chút gia vị đảo đều. Tiếp tục thêm rau muống vào xào. Rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn nóng ấm.

3. Rau muống + Râu ngô = Giảm lượng đường trong máu

Ảnh minh họa

Người có thói quen ăn đồ ngọt nhiều, người có thể trạng hấp thụ nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn này có thể giúp bạn cải thiện lượng đường trong máu một cách an toàn, đơn giản. Cách làm như sau:

Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g, thêm nước vừa đủ nấu thành món canh. Chắt nước canh để uống, 2-3 lần một ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả.

*Theo Tạp chí Dưỡng sinh (TQ)

Comments (0)
Add Comment