Cơm nguội độc như thế nào?
Em thấy bảo, gạo sống luôn có sẵn bào tử của một loại vi khuẩn (tên Bacillus), đây là dạng khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, và có thể sống sót ở nhiệt độ cao, tức là cho dù bạn đã nấu chín gạo thành cơm thì loại bào tử này vẫn tồn tại.
Nếu ăn luôn thì không sao nhưng cơm chín (để ở trong nhiệt độ phòng) một thời gian, ví dụ như từ bữa sáng sang bữa trưa thì những bào tử này sẽ trở thành vi khuẩn thật sự và sinh sôi với số lượng lớn. Khi ăn phải cơm chứa những vi khuẩn này, người ăn sẽ bị ngộ độc, gây ra nôn mửa, tiêu chảy cấp, có trường hợp nặng phải nhập viện cấp cứu.
Trước đó, nhiều người còn đồn đoán rằng ăn cơm nguội hâm lại còn có thể gây ung thư dạ dày. Lí do là vì cơm có thành phần chính là tinh bột, mà trong điều kiện nhiệt độ từ 60oC trở lên sẽ diễn ra quá trình “hồ hóa tinh bột”. Dạng bột hồ do tinh bột nở ra ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hóa. Vì vậy, thường xuyên ăn cơm nguội chế biến lại có thể dẫn đến khó tiêu hóa, về lâu dài có thể bị ung thư dạ dày.
Cách ăn cơm tốt nhất
Cơm sẽ đảm bảo dinh dưỡng nhất nếu sau khi nấu chín được ăn ngay. Cơm để càng lâu thì càng có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do cách thức bảo quản không đúng.
Các chuyên gia khuyên chị em, nếu muốn giữ lại cơm thừa để ăn bữa sau thì phải bỏ vào tủ lạnh càng nhanh càng tốt, chậm nhất là 1 tiếng sau khi cơm chín. Có thể làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mặc dù vậy, các mẹ vẫn phải nhớ rằng, không được để cơm quá 24h, sau thời gian đó thì đừng tiếc mà hãy đổ bỏ ngay.
Nếu hấp bằng nồi cơm điện có thể thêm một chút nước hoặc hấp lên trên cơm mới nấu. Hấp bằng lò vi sóng có thể giúp cơm đủ nóng mà không bị khô.
Chú ý, chỉ hâm nóng lại cơm 1 lần duy nhất. Nếu như cơm đã hâm nóng rồi mà vẫn không ăn hết thì có tiếc mấy cũng đừng ăn thêm lần nữa nhé! Chẳng ai muốn phí hoài mà đổ cơm đi nhưng tiết kiệm được một chút thì chị em lại đánh đổi sức khỏe của cả gia đình, thật chẳng xứng tí nào. Cách tốt nhất là các mẹ nên rút kinh nghiệm để lần sau bạn lên nấu ít gạo đi, cân đối sao cho đủ ăn chứ không nên để thừa cơm.
6 ‘thủ phạm’ khiến trẻ lớn trước tuổi, dậy thì sớm: Cha mẹ nên biết để tránh ngay!
Trẻ bị dậy thì sớm, phổng phao trước tuổi là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy khiến cha mẹ dở khóc dở cười. Đây chính là “thủ phạm” mà bất kỳ ai cũng nên biết để phòng tránh.
Hiện nay ở các thành phố lớn, phổ biến có hiện tượng trẻ em “phổng phao” trước tuổi, lớn nhanh hơn rất nhiều so với trẻ nông thôn. Rất nhiều trẻ dậy thì sớm, trở thành “người lớn bất đắc dĩ” khiến phụ huynh vô cùng lo lắng.
Để những đứa trẻ có thân hình trưởng thành với tâm hồn và suy nghĩ ngây thơ đang gây ra những trở ngại lớn trong việc nuôi dạy con cái. Nguyên nhân chính được các chuyên gia sức khỏe Trung Quốc cho rằng xuất phát từ việc cha mẹ cho trẻ ăn uống sai cách.
Những thực phẩm bị “buộc tội” gây dậy thì sớm
Việc ăn uống thiếu lành mạnh, không theo khoa học là cơ sở gây ra những căn bệnh bất thường, đặc biệt là ở trẻ em.
Sau đây là 6 loại thực phẩm được các chuyên gia “khoanh vùng” rằng chúng có những lý do rất liên quan để “buộc tội” là nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm.
1. Thực phẩm chiên, rán
Những món ăn chiên rán đều là lựa chọn hàng đầu của trẻ vì hương vị thơm ngon, cách bày bán đánh đúng vào thị hiếu của trẻ em và trẻ vị thành niên.
Các món ăn như gà rán, khoai tây chiên… khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ thay đổi chất, trẻ ăn vào cơ thể sẽ mang theo và dung nạp các chất béo dư thừa, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm.
Nếu ăn những món này quá thường xuyên, dầu ăn được tái sử dụng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao tạo ra oxy hóa. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ “phổng phao” trên mức cần thiết.
2.Thực phẩm chức năng, thuốc bổ
Có nhiều phụ huynh “mù quáng” tin vào những lời quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ “cao lớn và mạnh mẽ” hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.
Điều này không phải là sai vì có những loại thực phẩm trẻ ăn vào “trông có vẻ” cao lớn hơn thật. Tuy nhiên, đáng tiếc là trẻ chỉ phát triển sớm hơn các bạn trong giai đoạn uống thuốc trước dậy thì, sau đó thì sẽ chững lại và không lớn nữa.
Điều này còn nguy hiểm hơn việc cứ để trẻ “bé một chút” nhưng phát triển tự nhiên. Đến tuổi trưởng thành bé sẽ cao lớn vạm vỡ mà không cần phải “thúc” bằng thuốc.
3. Các món nội tạng động vật
Khi bạn nấu các món ăn bổ dưỡng cho trẻ như món canh hay súp chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật phải đặc biệt lưu ý về số lượng, trọng lượng và chủng loại.
Bởi vì một món ăn nếu nấu quá nhiều thứ nội tạng với nhau với trọng lượng cao, quá đậm đặc sẽ biến thành một món ăn “kích thích” phát triển ở mức độ cao.
Bát canh hay cháo đó chứa hormone tuyến giáp, tuyến sinh dục… sẽ được gửi nhanh vào cơ thể trẻ, tạo ra một liều thuốc thúc đẩy dậy thì sớm vô cùng nhanh chóng và không cần thiết.
>>> Mua rượu sâm Hàn Quốc chất lượng tốt nhất với giá rẻ nhất TPHCM tại đây.
4. Rau củ quả trái mùa
Các loại rau quả trái mùa như dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua… được thu hoạch vào mùa đông hay các trái cây thu hoạch trước mùa xuân như táo, đào, cam… đa phần là những loại thực phẩm được “thúc chín”.
Việc trồng rau quả trái mùa và ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc này trong rau củ quả. Trẻ em ăn vào sẽ tạo ra nguy cơ mắc bệnh dậy thì sớm.
Tất cả các loại rau củ quả quá tươi ngon so với bình thường cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Bất kỳ món nào sử dụng chất kích thích đều là nguyên nhân khiến cho trẻ “lớn” trước tuổi một cách đáng sợ.
5. Thịt cổ gia cầm
Thịt vùng cổ của gà, vịt, ngan, ngỗng là thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ nhỏ và vị thành niên ăn.
Do gia cầm hiện nay chủ yếu đều ăn thức ăn “tăng trọng” có chứa nhiều thuốc kích thích. Mà những chất này khi gia cầm ăn vào sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu.
Khi trẻ ăn nhiều phần đầu gia cầm vô tình ăn luôn cả chất kích thích khiến cho cơ thể trẻ cũng giống như được cho ăn thực phẩm “kích thích phát triển”.
6. Sử dụng tùy tiện “siêu” thực phẩm
Một số phụ huynh mắc “bệnh nhà giàu” nên thường nghĩ mình có điều kiện thì phải bồi bổ cho con những thực phẩm “hơn người” để con mình phải “khác con nhà khác”.
Vì vậy, những món “siêu” thuốc bổ vốn chỉ dành cho người lớn cũng được phụ huynh cho con nhỏ sử dụng như đông trùng hạ thảo, nhân sâm, long nhãn, vải khô, sa sâm…
Theo các chuyên gia Đông y, phàm là những thuốc bổ đặc biệt này, đều sẽ có những tác động lớn đến môi trường nội tiết bình thường, dẫn đến sự phát triển mất cân bằng về thể chất và tinh thần đối với trẻ.
Những thực phẩm khác như: Nhộng, kê gà, nhau thai, mật ong, sữa ong chúa, sữa non, phấn hoa bổ sung dinh dưỡng… thường chứa các hormone giới tính cao.
Đây là những thực phẩm thúc đẩy quá trình dậy thì sớm một cách nhanh chóng, được các chuyên gia Đông y khuyến cáo không nên cho trẻ ăn quá nhiều.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên đặc biệt cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm cho con để phòng và tránh những căn bệnh nguy hiểm khác, không chỉ là dậy thì sớm.
Theo trithuctre